Chia sẻ  NHV BOOT 2025 Bộ công cụ cứu hộ máy tính chuyên nghiệp

VuongNH

NHV BOOT 2025

NHV BOOT bộ công cụ cứu hộ máy tính chuyên nghiệp. NHV BOOT cung cấp các giải pháp sao lưu , khôi phục, sửa chữa, kiểm tra, cài đặt hệ điều hành Windows đáng tin cậy và đảm bảo an toàn dữ liệu

TÍNH NĂNG BỘ CÔNG CỤ CỨU HỘ NHV BOOT 2024
- Khởi động theo 2 chuẩn UEFI (secure boot) và Legacy (CSM)
- Gồm 2 phiên bản WinPE : Win11PE (64bit) và Win10PE (32bit)
- Hỗ trợ khởi động UEFI 32bit (dành cho máy tính hỗ trợ UEFI 32bit)
- WinPE tương thích tốt từ máy tính cũ đến máy tính thế hệ mới nhất
- Hỗ trợ cài đặt Windows, sao lưu, khôi phục (backup/restore) hệ điều hành
- Đầy đủ công cụ quản lý ổ cứng, phân vùng và kiểm tra hệ thống
- Tốc độ Boot WinPE, mở phần mềm ứng dụng rất nhanh
- Hỗ trợ mạng WiFi+ LAN, Touchpad, Âm thanh, Microphone
- Giao diện kết nối WiFi rất nhanh, hiện đại, trực quan
- Hỗ trợ chia sẻ dữ liệu, sao lưu, khôi phục (backup/restore) qua mạng LAN
- Hỗ trợ điều khiển (remote) máy tính từ xa trong WinPE
- Giao diện người dùng WinPE thiết kế đồng bộ, tối ưu trải ngiệm
- Tự động thêm driver NVME Intel Gen 11, 12, 13, 14, Core Ultra khi cài Windows với Setup.exe
- Hỗ trợ tuỳ biến thay đổi ảnh nền trên toàn bộ phiên bản WinPE
- Đọc ghi dữ liệu phân vùng APFS (macOS) và Ext4 (Linux)
- Hỗ trợ mở khóa Bitlocker trong WinPE (yêu cầu mật khẩu hoặc recovery key)
- Mở khóa máy tính có mật khẩu, vân tay, tài khoản Microsoft và Domain
- Hỗ trợ hầu hết driver WiFi + LAN, Touchpad tất cả các máy tính
- Đầy đủ phần mềm, ứng dụng, luôn được cập nhật phiên bản mới nhất
- Hỗ trợ quay phim màn hình (Screen Recorder) trong WinPE
- Luôn được cải thiện, nâp cấp, cập nhật tính năng nâng cao

Link download Google Drive

Lịch sử thay đổi NHV BOOT 2025 V1900 (12-12-2024)

- Thay đổi hình nền mặc định NHV BOOT 2025
- Giới hạn một số phần mềm trên phiên bản STANDARD
- Tối ưu hoá toàn bộ các phiên bản WinPE
- Cập nhật gói Drivers cho WinPE mới
- Hỗ trợ phần cứng mới Intel Core Ultra 200V
- Cập nhật 7-Zip 24.09 và thay đổi giao diện
- Cập nhật driver mới cho Latop Microsoft Suface
- Cập nhật Snappy Driver Installer 1.24.8, Acronis True Image 41517
- AIDA64 7.50, CPU-Z 2.12, HWiNFO 8.16
- Macrium Reflect 10.0.8406, R-Drive Image 7206
- Anydesk 9.0.1, AeroAdmin 4.9 3763
Hình ảnh giao diện NHV BOOT

Xem phần đính kèm 65274

Xem phần đính kèm 65275

1. Hướng dẫn tạo USB BOOT với Rufus (ISO)

nhvboot.com đề xuất cách tạo boot này dành cho USB, yêu cầu USB 4GB trở lên. Sao lưu dữ liệu trước khi thực hiện

Dùng Rufus tạo phân vùng NHV BOOT trước, sau đó dùng Partiton Wizard để chia thêm 1 phân vùng USB-DATA lưu trữ dữ liệu.

Mở Rufus chọn file ISO NHV-BOOT.ISO

nhvboot-usb-01.jpg

Device : chọn USB cần tạo

Boot selection : chọn file ISO NHV BOOT

Partition scheme : MBR

Target system : BIOS or UEFI

File system : FAT32 (Default)

Vì phân vùng boot là FAT32 (boot 2 chuẩn UEFI/Legacy) nên sẽ không lưu được file có dung lượng lớn. Nên sẽ dùng Partition Wizard chia thêm 1 phân vùng USB-DATA (NTFS) lưu trữ dữ liệu

nhvboot-usb-02.jpg
Click chuột phải vào phân vùng USB chọn Move/Resize
nhvboot-usb-03.jpg
Kéo và di chuyển thanh dung lượng. Phân vùng NHV BOOT để khoảng 4GB
nhvboot-usb-04.jpg
Click chuột phải chọn Create để tạo phân vùng USB-DATA
nhvboot-usb-05.jpg
nhvboot-usb-06.jpg
Click Apply để hoàn thành quá trình chia phân vùng

2. Hướng dẫn tạo phân vùng NHV BOOT với R-Drive Image (RDR)

Với cách tạo phân vùng boot này sẽ không mất dữ liệu trên USB, HDD/SSD box

Chuẩn USB, HDD/SSD box để MBR. NHV BOOT cần phân vùng 4.05GB Unallocated trở lên . Dùng công cụ Partition Wizard chia phân vùng USB, HDD/SSD như hình dưới

nhvboot-usb-07.jpg
Chia phân vùng 4.05GB Unallocated trở lên
Sau khi chia phân vùng trên 4.05 GB Unallocated các bạn mở phần mềm R-Drive Image lên chọn Restore Image

nhvboot-usb-08.jpg
nhvboot-usb-09.jpg
Chọn file NHV-BOOT.rdr
nhvboot-usb-10.jpg
1 chọn file NHV BOOT -> 2 chọn phân vùng Unallocated ->3 Next
nhvboot-usb-11.jpg
Click Start để tiến hành tạo phân vùng boot
nhvboot-usb-12.jpg
Tạo phân vùng NHV BOOT thành công

3. Tạo phân vùng NHV BOOT với BOOTICE và Partition Wizard (ISO)

Với cách tạo phân vùng boot này sẽ không mất dữ liệu trên USB, HDD/SSD box

Mở Partition Wizard chia 2 phân vùng . 1 phân vùng FAT32 khoảng 4 GB trở lên để làm phân vùng boot . 1 phân vùng NTFS để chứa dữ liệu . “Set Active” cho phân vùng USB BOOT. Chuẩn USB, HDD/SSD box để MBR

nhvboot-usb-13.jpg

Tiếp theo mở file NHV-BOOT.iso copy toàn bộ dữ liệu từ file ISO vào phân vùng USB BOOT (FAT32)

nhvboot-usb-14.jpg

Mở phần mềm BOOTICE để tiến hành set bootloader cho phân vùng USB BOOT như hình bên dưới

nhvboot-usb-15.jpg
Chọn USB, HDD/SSD box -> Process PBR
nhvboot-usb-16.jpg
Destination Partition chọn phân vùng boot, PBR chọn GRUB4DOS -> Install/Config
nhvboot-usb-17.jpg
Chọn Version 0.4.6a -> OK
nhvboot-usb-18.jpg
Quá trình tạo phân vùng boot thành công

Hướng dẫn sử dụng bộ công cụ cứu hộ NHV BOOT

1. Mở menu chứa toàn bộ phần mềm, công cụ và ứng dụng trong NHV BOOT

Những phần mềm, công cụ thường xuyên sử dụng sẽ được đưa ra Desktop giúp người dùng mở nhanh hơn . Để truy cập vào menu chứa toàn bộ phần mềm , công cụ và ứng dụng các bạn có thể sử dụng nhanh tổ hợp phím tắt “Windows + 1” hoặc “CTRL + SHIFT + A

user-manual-02.jpg
Chuẩn boot WinPE sẽ hiển thị trên thanh Taskbar

2. Thay đổi ảnh nền Wallpapers NHV BOOT

Tính năng cao cấp chỉ có trên phiên bản EXTREME. Tính năng này giúp các bạn có thể thay đổi ảnh nền trong WinPE. Để thay đổi ảnh nền các bạn mở phân vùng NHV BOOT và truy cập theo đường dẫn NHV\WALLPAPERS. Tại thư mục WALLPAPERS các bạn đưa ảnh nền theo ý thích vào để đúng tên BG.jpg. Có thể dùng ảnh .png .bmp .jpeg… đổi tên thành BG.jpg

user-manual-03.jpg
Mở thư mục NHV\WALLPAPERS để thay đổi ảnh nền
user-manual-04.jpg
Kết quả thay đổi ảnh nền WinPE thành công

3. Tuỳ chọn mở rộng trong WinPE

WinPE NHV BOOT có các tuỳ chọn mở rộng giúp người dùng thao tác và lựa chọn các tính năng . Để sử dụng tuỳ chọn mở rộng các bạn mở icon NHV BOOT ở thanh taskbar

user-manual-05.jpg

ABOUT NHV BOOT thông tin , hỗ trợ NHV BOOT

REFRESH EXPLORER làm mới Explorer

DELETE TEMPORARY dọn rác tối ưu RAM

SAFELY REMOVE USB ngắt kết nối USB an toàn

INSTALL APPS ON RAM sao chép toàn bộ phần mềm ứng dụng vào RAM . Có thể rút USB HDD/SSD box phần mềm và ứng dụng vẫn hoạt động bình thường. Yêu cầu hệ thống tối thiểu 4GB RAM trở lên

4. Tự động kết nối WiFi khi boot vào WinPE

Tính năng tự động kết nối WiFi trong NHV BOOT là một tính năng cao cấp, giúp người dùng giảm thao tác trong quá trình sử dụng

Để sử dụng tính năng này, các bạn cần vào Windows của máy tính đang sử dụng đã kết nối WiFi. Mở phân vùng NHV BOOT, tiếp theo mở thư mục NHV chạy file EXPORT-WIFI.exe. Phần mềm sẽ tự động xuất toàn bộ danh sách WiFi đã kết nối vào trong thư mục WIFI-PROFILE. Sau khi xuất WiFi profiles các bạn boot vào WinPE NHV BOOT sẽ tự động kết nối WiFi

Phương pháp này cũng có thể được sử dụng sao lưu và khôi phục WiFi profiles . Nếu muốn nhập WiFi profiles vào Windows mới các bạn mở phần mềm IMPORT-WIFI.exe, lúc này toàn bộ danh sách WiFi sẽ được nhập vào Windows mới

user-manual-06.jpg
File EXPORT-WIFI.exeIMPORT-WIFI.exe có trong thư mục NHV
Các bạn có thể xem mật khẩu WiFi đã xuất trong thư mục WIFI-PROFILE bằng cách mở file .xml bằng Notepad

user-manual-07.jpg
Tên WiFi và mật khẩu trong vùng đánh dấu
 
Sửa lần cuối:
Trả lời

anhtuan1967

Rìu Chiến Bạc
Nhờ bác hướng dẫn cách tích hợp ISO vào USB có bộ cài của bác với ạ. Định làm 1 cái USB ISO AIO từ Win 7 đến Win 10 để thích win/ver nào thì cài ISO đó ấy {beauty}. Bác viết gọn thôi là em hiểu rồi không cần chi tiết quá đâu
Bác chủ topic đã có HD chi tiết rồi.
Có nhiều cách nhưng cũng klhông khó khăn lắm đâu.
Với mình:
1. Kiếm 1 cái USB dung lượng khá (16GB, 32GB, ....) tùy vào nhu cầu dùng dữ liệu của bạn bao gồm softs.
2. Chia ra 2 phân vùng:
- A: Chứa boot (trước mình để 4.1 GB, giờ thì nhỏ hơn- xem HD).
- B: Phần còn lại làm nơi chứa dữ liệu, kể cả các bản ISO như bạn muốn.
Xóa bỏ (delete) phân vùng A, dùng R DRIVE IMAGE (RDR) tạo ảnh từ file gốc NHV boot. Sửa lỗi boot nếu cần.
Phần còn lại dùng bình thường như USB.
Như vậy ta sẽ có USB 2 trong 1 tha hồ vọc.
 
Sửa lần cuối:

markj

Gà con
@VuongNH
Mình boot trên máy ảo cùi cùi thì thấy ethernet driver của bản V1225 trở về trước load rất nhanh, vừa vào màn hình desktop mất vài giây là load rồi. Còn bản V1250 và V1300 vào màn hình desktop rồi mất thêm 2-3 phút nữa mới load ethernet driver
 

VuongNH

Rìu Vàng
@VuongNH
Mình boot trên máy ảo cùi cùi thì thấy ethernet driver của bản V1225 trở về trước load rất nhanh, vừa vào màn hình desktop mất vài giây là load rồi. Còn bản V1250 và V1300 vào màn hình desktop rồi mất thêm 2-3 phút nữa mới load ethernet driver
bác kiểm tra lại nhé boot vào máy ảo nhận mạng ngay mà
 

cvthang

Rìu Sắt
Máy mình bản của bạn @VuongNH vào là nhận ngay mạng, còn bản của anhdvboot thì nhận chậm, khi chưa nhận mạng mà sử dụng sẽ bị bluescreen ngay.
 
Sửa lần cuối:

Le Duc 287

Rìu Vàng
Nhờ bác hướng dẫn cách tích hợp ISO vào USB có bộ cài của bác với ạ. Định làm 1 cái USB ISO AIO từ Win 7 đến Win 10 để thích win/ver nào thì cài ISO đó ấy {beauty}. Bác viết gọn thôi là em hiểu rồi không cần chi tiết quá đâu
bạn tạo boot bằng ventoy boot được tất cả các bản boot trong 1 usb chỉ việc cho file iso vào usb là boot lên. iso win linux .v,v và mây mây ok hết hỗ trợ boot cả file .wim và ima luôn