Nhờ các anh (chị) rành về mạng chỉ giúp ạ | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Nhờ các anh (chị) rành về mạng chỉ giúp ạ

y5cafe

Búa Gỗ
Chào các anh (chị),

Trường tôi sử dụng 2 đường cable quang: 1 dùng cho phòng tin học + văn phòng + BGH; 1 dùng cho 30 phòng học.

Trường học nơi tôi dạy có phòng máy vi tính gồm 30 máy có kết nối mạng (có dây) với nhau, có thể dùng để truy cập internet, nếu moderm đi internet chưa cắm điện thì góc dưới bên phải màn hình xuất hiện biểu tượng mạng (có dây) cùng có chấm than.

Do tình hình dịch bệnh, có học sinh học trực tiếp ở trường, một số học online ở nhà nên trường nơi tôi dạy có nhờ công ty X đi dây mạng đến từng phòng học để giáo viên có thể dùng ứng dụng Zoom dạy học cho những hs ở nhà (30 phòng học nằm ở 3 tầng) - tầng 1 có 1 switch 16 port (7 lớp); tầng 2 có 1 switch 16 port (11 lớp); tầng 3 có 1 switch 24 port (12 lớp + 1 hội trường + 1 phòng ngoại ngữ), moderm cable đặt tại tầng 3 này. Hiện nay có tình trạng như sau:

1. Cùng 1 tầng mà có lớp dùng được internet, có lớp không dùng được.

2. Máy tính có cắm dây mạng vào nhưng góc dưới bên phải màn hình hiện lên hình quả địa cầu chứ ko hiện lên biểu tượng mạng (có dây) - card mạng và dây mạng đã test ok. Tôi đã thử đặt IP tĩnh cho máy tinh lớp A là 192.168.1.5 và máy tính lớp B là 192.168.1.7, cùng chung subnet mask là 255.255.255.0 và default getway là 192.168.1.1, nhưng lúc ping là từ máy lớp A qua máy lớp B ko được.

3. Ví dụ máy tính ở lớp A, lớp B bị như tình trạng 2 thì lúc các lớp C, lớp D, lớp... tắt máy vi tính thì lớp A và lớp B lại hiện lên được biểu tượng mạng (có dây) và truy cập internet được.

Tôi có gọi điện thoại cho công ty X thì họ bảo là do moderm ko xử lý được số lượng người dùng nhiều như vậy, yêu cầu liên hệ bên cung cấp dịch vụ cable quang đổi moderm mạnh hơn. Xin nhờ các anh (chị) cho tôi biết bên công ty X nói đúng ko?

Xin cảm ơn các anh (chị).
 

tamthangia

Rìu Vàng Đôi
Tùy theo cấu hình modem dc cấp phát số lượng ip , tối đa từ .2 tới .253 . bạn ktra số lượng máy hiện có rồi hiểu .
Modem nhà mạng chỉ mức trung bình , cái j cũng đấm thẳng vô nó , dù n cấp đủ ip thì n cũng ko đủ tải đâu .
bạn nên chia mỗi tầng 1 router đi , nghẽn mạng thì nâng gói cước
 

Quyenvq1

Rìu Sắt Đôi
Chào các anh (chị),

Trường tôi sử dụng 2 đường cable quang: 1 dùng cho phòng tin học + văn phòng + BGH; 1 dùng cho 30 phòng học.

Trường học nơi tôi dạy có phòng máy vi tính gồm 30 máy có kết nối mạng (có dây) với nhau, có thể dùng để truy cập internet, nếu moderm đi internet chưa cắm điện thì góc dưới bên phải màn hình xuất hiện biểu tượng mạng (có dây) cùng có chấm than.

Do tình hình dịch bệnh, có học sinh học trực tiếp ở trường, một số học online ở nhà nên trường nơi tôi dạy có nhờ công ty X đi dây mạng đến từng phòng học để giáo viên có thể dùng ứng dụng Zoom dạy học cho những hs ở nhà (30 phòng học nằm ở 3 tầng) - tầng 1 có 1 switch 16 port (7 lớp); tầng 2 có 1 switch 16 port (11 lớp); tầng 3 có 1 switch 24 port (12 lớp + 1 hội trường + 1 phòng ngoại ngữ), moderm cable đặt tại tầng 3 này. Hiện nay có tình trạng như sau:

1. Cùng 1 tầng mà có lớp dùng được internet, có lớp không dùng được.

2. Máy tính có cắm dây mạng vào nhưng góc dưới bên phải màn hình hiện lên hình quả địa cầu chứ ko hiện lên biểu tượng mạng (có dây) - card mạng và dây mạng đã test ok. Tôi đã thử đặt IP tĩnh cho máy tinh lớp A là 192.168.1.5 và máy tính lớp B là 192.168.1.7, cùng chung subnet mask là 255.255.255.0 và default getway là 192.168.1.1, nhưng lúc ping là từ máy lớp A qua máy lớp B ko được.

3. Ví dụ máy tính ở lớp A, lớp B bị như tình trạng 2 thì lúc các lớp C, lớp D, lớp... tắt máy vi tính thì lớp A và lớp B lại hiện lên được biểu tượng mạng (có dây) và truy cập internet được.

Tôi có gọi điện thoại cho công ty X thì họ bảo là do moderm ko xử lý được số lượng người dùng nhiều như vậy, yêu cầu liên hệ bên cung cấp dịch vụ cable quang đổi moderm mạnh hơn. Xin nhờ các anh (chị) cho tôi biết bên công ty X nói đúng ko?

Xin cảm ơn các anh (chị).
em xin góp 1 số ý như sau:
1). Cùng 1 tầng mà có lớp dùng được internet, có lớp không dùng được. Về trường hợp này mình nên xem lại chỗ IP của lớp sử dụng được là bao nhiêu? IP động hay tĩnh? Subnet ?? Gateway?? về set lại cho lớp không dùng được trùng với dãy IP của lớp đang sử dụng Internet bình thường xem thử có ra net đc ko?
2). Trường hợp này cũng ko khác trường hợp 1) là bao nhiêu cả, mặc định IP có dạng 192.168.1.x/24 với hầu hết đa số các kiểu setup mạng nhưng cũng có một vài trường hợp người ta không set mặc định như thế mà là dãy IP khác, chẳng hạn như 10.0.0.x/32 hoặc 172.16.32.x/16 chứ không nhất thiết phải là 192.168.x.x/24 nên phải xem thử lớp đang ra Internet bình thường hiện đang sử dụng lớp mạng nào đồng thời gateway là bao nhiêu? Nếu test với lớp không ra Internet được (với trường hợp đang set IP động) thì hãy set theo dãy mà modem nhà mạng đang cấp phát.
3). Có thể là trùng IP (do giáo viên set IP về IP tĩnh) nên ko ra internet được tại thời điểm cùng mở tất cả các máy trong dãy. cũng có thể modem không cấp phát đc ip.
Nếu trường có gv dạy THVP thì chắc có lẽ sẽ biết cấu hình modem router nên mua mới 1 router để quay pppoe trên router này mà chịu tải cho trường...
 

hackercong

Rìu Sắt
Họ nói đúng,con modem nhà mạng cho sẵn nó cùi bỏ xừ làm sao cấp được từng ấy ip mà chạy ổn định được,tôi khẳng định luôn cho bác đỡ phải lăn tăn.
Bình thường 1 công ty có 2-30 nhân viên là đã phải chuyển qua giải pháp cân bằng tải rồi.
Việc bây giờ là bác đề xuất nhà trường xin mua thêm 1 con Bộ định tuyến Router Draytek 2960 là đẹp,chịu tải vài trăm user thoải mái.
Sau đó nếu không biết cấu hình thì gọi cho Tổng đài yêu cầu nhân viên xuống cấu hình cân bằng tải cho bạn(đại loại là cắm dây mạng từ 2 con modem đó vào con cân bằng tải...setup...nhập user pass của 2 đường mạng nhà trường vào..)
Done! Trên 200 ip được cấp thì set dải mạng khác cũng được.Con này giải phóng IP rất ổn định,xài cực tốt,máy bật đến đâu cấp ip thứ tự đến đó,ngoại trừ máy in và các thiết bị khác để ip tĩnh từ 192.168.1.1-192.168.1.19 chắc thoải mái còn đâu set cho nó cấp từ 192.168.1.20-192.168.1.254
 

gotiengviet

Búa Đá
Bạn nên chia tải ra, những con router mặc định của nhà mạng cung cấp không đủ tải để cấp ip cho 30 lớp học của bạn đâu (giả dụ mỗi lớp 30 hs là có 900 user rồi, chưa kể giáo viên và điện thoại di động)

Nên đầu tư 1 con router có chức năng cân bằng tải (ví dụ Draytek 3220) rồi chuyển con nhà mạng thành chế độ bridge (để router mới chịu tải, cấp ip)

Sau đó chia ra các dải IP LAN (VLAN) ví dụ như:
192.168.10.X - 192.168.15.X cho tầng 1
192.168.20.X - 192.168.25.X cho tầng 2
192.168.30.X - 192.168.35.X cho tầng 3
192.168.50.X cho wifi chung,BGH...

Switch chia mạng tất cả dùng loại Gigabyte (10/100/1000)
 

y5cafe

Búa Gỗ
Xin cảm ơn các bạn đã tư vấn giúp.
 

GloryVNz

Rìu Sắt Đôi
Chào bác,

Trước hết, theo thông tin cung cấp, em hiểu sự cố xảy ra với máy tính/laptop của giáo viên tại 30 phòng học.
Như vậy giới hạn khoảng 30 thiết bị và các thiết bị này gặp hiện tượng như bác nêu.

Sau khi khoanh vùng, phán đoán có 2 nguyên nhân:

1. Xung đột IP giữa các thiết bị với nhau.
Khả năng khó xảy ra do chỉ tối đa 30 thiết bị sử dụng đồng thời, tương ứng 30 IP được cấp phát cho các thiết bị.
Chú ý ko set IP tĩnh mà để IP động để hệ thống tự động cấp phát.
Máy nào ko vào được mạng thì khởi động lại 2 hoặc 3 lần sẽ khắc phục được.

2. Hạ tầng mạng quá tải.
Thiết bị chịu tải cho hạ tầng (modem/router) không đáp ứng nhu cầu sử dụng. Tải cao nhưng thiết bị yếu, vượt quá năng lực thiết bị.
Cách xử lý là thay thiết bị chịu tải cho hạ tầng. Kết hợp đặt giới hạn băng thông cho mỗi thiết bị.
Các thương hiệu thiết bị mạng bình dân, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu có thể cân nhắc như: Draytek, Mikrotik, Ubiquiti

Bác liên hệ với nhà mạng hoặc đơn vị làm dịch vụ, tư vấn cho bác trong trường hợp này và chi phí liên quan.

Khuyến nghị chọn giải pháp đáp ứng nhu cầu hiện tại và mở rộng được trong tương lai để tránh việc đầu tư nhiều lần, gây lãng phí.

Chúc bác một ngày làm việc hiệu quả.
 

assasin13890

Búa Đá Đôi
Cũng có thể do modem.Nhưng cho e hỏi.Switch bác dùng là loại switch gì ạ?Vì ko phải switch nào cũng chịu được tải căng vậy đâu.Và Trường bác có dùng con load-balancing nào ko ạ?
 

y5cafe

Búa Gỗ
Chào bác,

Trước hết, theo thông tin cung cấp, em hiểu sự cố xảy ra với máy tính/laptop của giáo viên tại 30 phòng học.
Như vậy giới hạn khoảng 30 thiết bị và các thiết bị này gặp hiện tượng như bác nêu.

Sau khi khoanh vùng, phán đoán có 2 nguyên nhân:

1. Xung đột IP giữa các thiết bị với nhau.
Khả năng khó xảy ra do chỉ tối đa 30 thiết bị sử dụng đồng thời, tương ứng 30 IP được cấp phát cho các thiết bị.
Chú ý ko set IP tĩnh mà để IP động để hệ thống tự động cấp phát.
Máy nào ko vào được mạng thì khởi động lại 2 hoặc 3 lần sẽ khắc phục được.

2. Hạ tầng mạng quá tải.
Thiết bị chịu tải cho hạ tầng (modem/router) không đáp ứng nhu cầu sử dụng. Tải cao nhưng thiết bị yếu, vượt quá năng lực thiết bị.
Cách xử lý là thay thiết bị chịu tải cho hạ tầng. Kết hợp đặt giới hạn băng thông cho mỗi thiết bị.
Các thương hiệu thiết bị mạng bình dân, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu có thể cân nhắc như: Draytek, Mikrotik, Ubiquiti

Bác liên hệ với nhà mạng hoặc đơn vị làm dịch vụ, tư vấn cho bác trong trường hợp này và chi phí liên quan.

Khuyến nghị chọn giải pháp đáp ứng nhu cầu hiện tại và mở rộng được trong tương lai để tránh việc đầu tư nhiều lần, gây lãng phí.

Chúc bác một ngày làm việc hiệu quả.
Dạ, cảm ơn bạn đã tư vấn. Hôm nay bên nhà cung cấp cáp quang nói phải nâng cấp đường truyền, họ nói phải sử dụng gói 6 triệu 7 một tháng thì mới ổn.
 

y5cafe

Búa Gỗ
Cũng có thể do modem.Nhưng cho e hỏi.Switch bác dùng là loại switch gì ạ?Vì ko phải switch nào cũng chịu được tải căng vậy đâu.Và Trường bác có dùng con load-balancing nào ko ạ?
Dạ mình chỉ nghe công ty X nói họ dùng switch Cisco (vì tủ chứa Switch đặt ở trên cao và có khoá nên mình ko đọc được). Theo mình biết thì ko sử dụng thiết bị load-balancing. Cảm ơn bạn đã tư vấn giúp mình
 

assasin13890

Búa Đá Đôi
Dạ mình chỉ nghe công ty X nói họ dùng switch Cisco (vì tủ chứa Switch đặt ở trên cao và có khoá nên mình ko đọc được). Theo mình biết thì ko sử dụng thiết bị load-balancing. Cảm ơn bạn đã tư vấn giúp mình
Switch cisco thì e nghĩ cũng là ok rồi.Còn cái load balancing thôi bác.Ko có thì cũng hơi căng đó,kể cả cho bác có set ip tĩnh từng máy,nhưng chưa chắc modem đấy đã chịu nổi nhiệt
 

GloryVNz

Rìu Sắt Đôi
OOmVaK3.jpg



Trong những trường hợp cần hỗ trợ về hệ thống mạng, bác nên đưa ra 1 sơ đồ logic như trên để mọi người dễ nắm vấn đề hơn.

Vấn đề của bác là các máy tính tại lớp học gặp hiện tượng một số máy không vào được mạng.
Mục đích cuối cùng phục vụ học sinh học online qua nền tảng Zoom, live stream từ lớp học.
Ở đây chia sẻ với bác, để live stream qua Zoom với độ phân giải HD, theo khuyến cáo cần ít nhất 4 Mbps.

Mình tư vấn:

1. Thay modem B bằng thiết bị mạng khác khỏe hơn.
2. Đảm bảo tốc độ đường truyền B tối thiểu để phục vụ mục đích stream cùng lúc 30 máy: 4*30 = 120 Mbps

Còn về đăng ký gói cước 6~7triệu/tháng như nhà mạng tư vấn thì em nghĩ họ dụ nhà trường đăng ký gói cước Leased line.
Với cơ sở giáo dục mà tư vấn gói cước này thực sự hơi mang tính kinh doanh. Bác chỉ cần đảm bảo gói cước dành cho các lớp học đáp ứng đủ tốc độ là ok. Chú ý không đấu nối bộ phát wifi vào hệ thống mạng dành cho học online để đảm bảo chất lượng dịch vụ.
 


Top