Người dùng có thể theo dõi thời gian thực tình hình coronavirus trên trang web này

Administrator
Sáng 30/4, Hà Nội và 2 tỉnh phát hiện 4 ca mắc mới COVID-19, đã có F2 thành F0
(Thứ sáu, 30/04/2021 06:34)

Nam thanh niên ở Đông Anh, Hà Nội chính thức trở thành bệnh nhân 2911 theo thông tin từ Bộ Y tế.

Bộ Y tế sáng 30/4 cho biết Việt Nam vừa phát hiện thêm 4 ca mắc mới, nâng tổng số ca bệnh COVID-19 ở nước ta lên 2.914 (2.516 ca đã khỏi bệnh). Trong số 4 ca mắc mới, có 3 ca ghi nhận trong nước tại Hà Nội (1), Hưng Yên (2) và 1 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Quảng Trị. Cụ thể:

- CA BỆNH 2911 (BN2911) ghi nhận tại Hà Nội: Bệnh nhân nam, 28 tuổi, địa chỉ tại xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, là F1 của BN2899. Ngày 22/4, bệnh nhân đi ăn liên hoan cùng BN2899 tại thị trấn Vĩnh Trụ, Lý Nhân, Hà Nam. Ngày 29/4, bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly điều trị tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

- CA BỆNH 2912 (BN2912) ghi nhận tại Hưng Yên: Bệnh nhân nữ, 2 tuổi, địa chỉ tại xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, là F1 của BN2899. Bệnh nhân có tiếp xúc gần với BN2899 ngày 22/4 tại xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ngày 29/4, bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly điều trị tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

- CA BỆNH 2913 (BN2913) ghi nhận tại Hưng Yên: Bệnh nhân nữ, 58 tuổi, địa chỉ tại xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, là bà nội của BN2912. Bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc gần với BN2912. Ngày 29/4, bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly điều trị tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

- CA BỆNH 2914 (BN2914) cách ly ngay sau nhập cảnh tại Quảng Trị: Bệnh nhân nữ, 34 tuổi, có địa chỉ tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Ngày 27/4, bệnh nhân trên từ nước ngoài nhập cảnh cửa khẩu Lao Bảo và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Quảng Trị. Kết quả xét nghiệm ngày 29/4 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện các bệnh Phổi tỉnh Quảng Trị.

Có thêm 78.414 người được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trong ngày 29/4, nâng tổng số người được tiêm lên 506.435.

Người được tiêm là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội.

Trong số hơn 78.400 người được tiêm vaccine hôm qua, ngoài 183 người tiêm thuộc đợt 1, số còn lại của đợt 2.

Trong số 51 tỉnh, thành phố triển khai tiêm, cao nhất là Thanh Hoá: 14.039; TP HCM với 9.626 người; Đồng Nai: 4.649 người; Đồng Tháp: 4.507; Hà Nội: 4.276 người; Hải Dương: 3.249 người..
019-nCoV là một loại coronavirus với bộ gen là RNA. Coronavirus được đặt tên vì hình dáng dưới kính hiển vi của chúng giống hình vương miện (crown) và hào quang mặt trời (solar corona) nhờ những gai glycoprotein tỏa sáng.
Theo một nghiên cứu vừa được đăng ngày 22/01/2020 trên chính đại dịch ở Vũ Hán thì ghi nhận rằng tất cả người nhiễm nCoV đều có tiền căn tiếp xúc với 1 khu chợ Hải Sản (nhưng kinh doanh rất nhiều động vật hoang dã..).
Để xác định chính xác đột biến 2019-nCoV là gì thì người ta cần sử dụng phương pháp giải trình tự codon RSCU dựa trên những chủng mà loài người đã biết.
Tuy nhiên, các chuyên gia đang hướng theo giả thiết rằng 2019-nCoV là chủng lai giữa coronavirus của loài DƠI và một loài khác. Và vật chủ mang bệnh nhiều khả năng là RẮN vì khi phân tích 2019-nCoV họ ghi nhận rằng nó giống với genome của coronavirus trên loài rắn nhất.

Virus corona đang lan rộng khắp thế giới, có nhiều thông tin giả tràn ngập trên mạng với nhiều mục đích nào đó. Để cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh này, bạn có thể theo dõi trực tuyến thông qua một trang web realtime , từ đó thấy sự lây lan của virus trong thời gian nhanh nhất.

Cập nhật
Suckhoedoisong.vn - Bản tin sáng 30/4 của Bộ Y tế cho biết có 4 ca mắc COVID-19, trong đó 3 ca ghi nhận trong nước tại Hà Nội, Hưng Yên và 1 ca nhập cảnh đã cách ly ngay. Việt Nam hiện có 2.914 bệnh nhân. Đến sáng nay, thế giới đã có trên 151,2 triệu ca bệnh.
🦠🦠 Số ca mắc ở Việt Nam:
- Tính đến 6h ngày 30/4: Việt Nam có tổng cộng 1580 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 920 ca.
- Tính từ 18h ngày 29/4 đến 6h ngày 30/4: 04 ca mắc mới, trong đó có 01 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
🗺️🗺️ Số ca mắc COVID-19 của thế giới
- Cả thế giới có 151.081.208 150.329.088 ca mắc, trong đó 128.431.168 ca đã khỏi bệnh; 3.177.692 ca tử vong và 19.490.348 điều trị (111.647 ca diễn biến nặng)
- Trong 12 giờ qua, số ca mắc của thế giới tăng 752.120 ca, tử vong tăng 10.927 ca
- Tại Đông Nam Á, trong ngày Philippines tăng 8.276 ca, Indonesia tăng 5.833 ca, Malaysia tăng 3.332 ca, Thái Lan tăng 1.871 ca, Campuchia 880, Lào tăng 68 ca, Singapore tăng 35 ca
⚠⚠ Thông tin ca mắc mới: 04 ca mắc mới (BN2911-2914), trong đó có 03 ca ghi nhận trong nước tại Hà Nội (1), Hưng Yên (2) và 01 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Quảng Trị. Cụ thể:
🦠 - CA BỆNH 2911 (BN2911) ghi nhận tại Hà Nội: Bệnh nhân nam, 28 tuổi, địa chỉ tại xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, là F1 của BN2899.
Ngày 22/04, bệnh nhân đi ăn liên hoan cùng BN2899 tại thị trấn Vĩnh Trụ, Lý Nhân, Hà Nam. Ngày 29/04, bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân đang được cách ly điều trị tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
🦠 - CA BỆNH 2912 (BN2912) ghi nhận tại Hưng Yên: Bệnh nhân nữ, 02 tuổi, địa chỉ tại xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, là F1 của BN2899.
Bệnh nhân có tiếp xúc gần với BN2899 ngày 22/4 tại xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ngày 29/04, bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân đang được cách ly điều trị tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
🦠 - CA BỆNH 2913 (BN2913) ghi nhận tại Hưng Yên: Bệnh nhân nữ, 58 tuổi, địa chỉ tại xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, là bà nội của BN2912.
Bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc gần với BN2912.
Ngày 29/04, bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly điều trị tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
🦠- CA BỆNH 2914 (BN2914) cách ly ngay sau nhập cảnh tại Quảng Trị: Bệnh nhân nữ, 34 tuổi, có địa chỉ tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Ngày 27/4/2021, bệnh nhân trên từ nước ngoài nhập cảnh cửa khẩu Lao Bảo và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Quảng Trị.
Kết quả xét nghiệm ngày 29/4/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện các bệnh Phổi tỉnh Quảng Trị.
🏥🏥 Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 37.249, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 531
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 21.668
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 15.050.
👨‍⚕️👩‍⚕️ Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế: tổng số bệnh nhân khỏi bệnh ở nước ta đến nay là 2.516 /2.914
Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước hiện có 48 bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1-3 lần gồm: 13 ca âm tính lần 1; Số ca âm tính lần 2: 15 ca; số ca âm tính lần 3 là 20 ca.
❗Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).
♻ Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, Bộ Y tế khuyến cáo mỗi người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang; Khử khuẩn; Khoảng cách; Không tụ tập và Khai báo y tế./.
Theo Suckhoedoisong

Screenshot_2020-01-29-Coronavirus-2019-nCoV.png


Trang web do Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật Hệ thống thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ) dưới dạng realtime trực tuyến lấy dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cũng như các trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) ở Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu. Trên trang web, bạn có thể thấy số lượng hiện tại tình hình các ca lây nhiễm coronavirus được xác nhận , nghi ngờ cũng như các ca đã hồi phục hoặc tử vong.

Vào những thời điểm như thế này, điều quan trọng là cần có thông tin và công cụ chính xác theo dõi coronavirus. Từ đó tránh việc gây hoang mang cho cộng đồng, dù số liệu được tổng hợp từ trang web này không phải lúc nào cũng đúng hoặc cập nhật nhanh nhất.

Tính đến thời điểm mình viết bài này , virus corona có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc, đã có 132 người tử vong với 6.057 cá nhân bị lây nhiễm . Tại Việt Nam theo thống kê của trang web có 2 trường hợp lây nhiễm . Theo báo tuổi trẻ một trong hai trường hợp này đã được chữa trị khỏi.
Các trường hợp nhiễm coronavirus đã được xác nhận tại Mỹ, Châu Âu, Úc và các bệnh nhân có biểu hiện giống như viêm phổi . Ngay bây giờ các bạn có thể theo dõi tình hình lây nhiễm virus corona tại đây

Hoặc theo dõi thông tin tại





 
Trả lời

oanhbrit

Búa Gỗ Đôi
Dịch COVID-19 có diễn biến mới, Thủ tướng ban hành Công điện khẩn

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 1699/CĐ-TTg ngày 2/12/2020 về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Để duy trì vững chắc thành quả phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:Công điện nêu rõ, dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, bùng phát trở lại trong mùa đông tại nhiều quốc gia với số trường hợp mắc liên tục gia tăng. Ở trong nước, sau 88 ngày liên tiếp không phát hiện ca mắc mới trong cộng đồng, đã ghi nhận trường hợp lây nhiễm từ người nhập cảnh trong thời gian cách ly tại thành phố Hồ Chí Minh. Đã có tình trạng lơ là, chủ quan, thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch.


1. Tiếp tục thực hiện nghiêm chiến lược kiểm soát chặt chẽ nguồn lây từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để, điều trị hiệu quả ở trong nước; tăng cường cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, bình tĩnh ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra.


2. Các tỉnh, thành phố, trước hết là các thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện yêu cầu 5K trong phòng, chống dịch bệnh như khuyến cáo của Bộ Y tế, trước hết là việc đeo khẩu trang bắt buộc, khử khuẩn tại các khu vực cách ly, các khu dân cư tập trung, nơi công cộng như: chợ, siêu thị, trường học, cơ sở sản xuất, bến xe, bến cảng, sân bay, ga tàu..., trên các phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là tại các cơ sở khám chữa bệnh. Các cơ sở lưu trú, trường học, khám chữa bệnh thường xuyên tự đánh giá việc thực hiện các yêu cầu, hướng dẫn phòng, chống dịch, công khai kết quả tự đánh giá trên hệ thống bản đồ chống dịch.


Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, quyết liệt đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra, nhất là các biện pháp như đeo khẩu trang, khử khuẩn và tại các nơi có nguy cơ cao xảy ra lây nhiễm dịch bệnh; thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, cơ sở vi phạm, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.


3. Đối với trường hợp lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh:


a) Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, mạnh mẽ, thần tốc truy vết mọi đối tượng Fl, F2 của các ca lây nhiễm mới phát hiện, với tinh thần cao nhất, đạt kết quả tối đa, không để lây lan vòng 3.


b) Việc để xảy ra lây nhiễm là vụ việc vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng, chống dịch. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân liên quan, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ. Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm giám sát xử lý vụ việc vi phạm này.


4. Các Bộ: Quốc phòng, Công an tiếp tục tăng cường quản lý biên giới, quản lý chặt chẽ hoạt động nhập cảnh, ngăn chặn triệt để các trường hợp nhập cảnh trái phép.


5. Tiếp tục các chuyến bay chở nhà ngoại giao, chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao và thân nhân nhập cảnh Việt Nam và chở lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài phục vụ việc thực hiện mục tiêu kép, phục hồi kinh tế; các chuyến bay đến Việt Nam phải bảo đảm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.


Bộ Ngoại giao làm đầu mối xem xét, giải quyết việc người Việt Nam ở nước ngoài về nước; chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, có phương án đưa người Việt Nam về nước phù hợp với khả năng tiếp nhận, quản lý trong nước và yêu cầu phòng, chống dịch; chỉ đạo cơ quan đại diện ở nước ngoài xem xét, chỉ cho phép các trường hợp thật sự cần thiết về nước (kể cả về nước trong dịp Tết Nguyên đán) và gửi danh sách người được về nước cho Bộ Công an, Giao thông vận tải để thực hiện các việc liên quan đến hoạt động nhập cảnh và tổ chức chuyến bay.


Các Bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 3298/VPCP-QHQT ngày 28/11/2020 về hỗ trợ công dân Việt Nam bị mắc kẹt tại nước ngoài; giải quyết nhanh các thủ tục tại các sân bay để kịp thời đưa công dân ta đến các cơ sở cách ly theo kế hoạch, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Bộ Quốc phòng chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở cách ly tập trung.


Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo: (1) thực hiện việc bán vé cho người nhập cảnh bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, tránh lợi dụng nâng giá, trục lợi, xử lý nghiêm các vi phạm; (2) hạn chế các chuyến bay chở người nhập cảnh cách ly tại Hà Nội; (3) thực hiện nghiêm việc cách ly đối với tổ bay, tiếp viên bảo đảm đúng các yêu cầu phòng, chống dịch.


6. Mọi trường hợp nhập cảnh đều phải cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly do quân đội quản lý và cơ sở cách ly dân sự đủ điều kiện do các địa phương quản lý, yêu cầu đúng quy trình, quy định, thời gian cách ly. Các Bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, giám sát chặt chẽ các cơ sở cách ly người nhập cảnh, phòng ngừa lây chéo và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.


7. Tiếp tục dừng các hoạt động, sự kiện có tập trung đông người khi không cần thiết; trường hợp tổ chức thì phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn... theo đúng quy định.


Các cấp, các ngành, địa phương khi tổ chức các sự kiện, hoạt động có tiếp xúc với người đến từ nước ngoài, nhất là từ các nước có nguy cơ cao phải hỏi ý kiến của cơ quan y tế.


8. Trường hợp xảy ra lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, cần thực hiện giãn cách xã hội đối với các khu vực có nguy cơ cao và được khoanh vùng hợp lý, không áp dụng giãn cách xã hội tràn lan ở phạm vi rộng ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh.


9. Tiếp tục bảo đảm năng lực cho hệ thống y tế cả về tinh thần đề cao cảnh giác và luôn sẵn sàng đi đầu, ứng phó mọi tình huống dịch bệnh, nâng cao năng lực khám, điều trị, khả năng truy vết, xét nghiệm nhanh, trước mắt là nhằm bảo đảm an toàn cho các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, đặc biệt là Đại hội Đảng toàn quốc.


Bộ Y tế chỉ đạo toàn ngành thực hiện chế độ công tác với tinh thần sẵn sàng ứng phó mọi tình huống dịch bệnh.


Bộ Y tế sớm có phương án về việc hợp tác với nước ngoài sản xuất, mua vắc xin của nước ngoài, nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước, báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét, quyết định.


10. Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan báo chí tiếp tục truyền thông về phòng, chống dịch, trong đó nhằm phổ cập tinh thần không chủ quan đối với dịch bệnh trong mọi tổ chức, cá nhân ở Việt Nam; hướng dẫn người dân đề cao cảnh giác; ngăn chặn các thông tin tiêu cực, bịa đặt gây tâm lý hoang mang trong nhân dân./.


Nguồn: http://baochinhphu.vn/Chi-dao-quyet...-Thu-tuong-ban-hanh-Cong-dien-khan/415892.vgp
 

oanhbrit

Búa Gỗ Đôi
Khởi tố vụ án hình sự lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
(Chinhphu.vn) – Trưa 3/12, Công an TPHCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin khởi tố vụ án hình sự “Lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” tại TP.HCM.
Đây là lần đầu tiên các sai phạm trong phòng chống COVID-19, làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, bị xem xét xử lý hình sự.

Trước đó, sau gần 90 ngày không xuất hiện ca nhiễm trong cộng đồng, Việt Nam ghi nhận các ca nhiễm trong cộng đồng tại TPHCM.

BN1342 là trường hợp lây nhiễm COVID-19 từ khu cách ly, sau khi về nhà bệnh nhân này lây nhiễm cho BN1347. Từ BN1347 đến nay có 2 bệnh nhân khác lây nhiễm. Vi phạm của BN1342 được đánh giá là rất nghiêm trọng.

Trao đổi tại buổi họp báo, Phó Giám đốc Công an TP Nguyễn Sỹ Quang cho biết liên quan đến trường hợp lây lan COVID-19 từ bệnh nhân 1342 – là nam tiếp viên hàng không , Công an TP.HCM đã bước đầu xác minh, điều tra và xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Trên cơ sở đó, Công an Thành phố đã báo cáo Cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an, lãnh đạo Thành phố và Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Thành phố.


Từ đó, Công an Thành phố đã chỉ đạo Cơ quan an ninh điều tra của Công an Thành phố khởi tố vụ án ‘‘Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người’’ theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, BN1342 đã lây bệnh COVID-19 trong khu cách ly tập trung khi tiếp xúc với một bệnh nhân khác, trong khi theo quy định, khi cách ly y tế không được tiếp xúc với người khác.


Toàn bộ thành viên cùng chuyến bay và tổ bay với BN1342 trong khu cách ly không có trường hợp nào dương tính, nhưng trong quá trình cách ly tập trung, bệnh nhân này đã tiếp xúc với BN 1325 và đây chính là nguồn lây sang trường hợp BN1342 trong khu cách ly. Đây là trường hợp đầu tiên lây trong khu cách ly.


Khi cách ly tại nhà, BN1342 cũng không thực hiện các quy định cách ly tại hộ gia đình như không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, không tụ tập tại nơi cách ly, giữ khoảng cách 2m với người tiếp xúc và phải đeo khẩu trang. Trường hợp BN347 đã lây từ BN1342 do không tuân thủ các quy định về cách ly tại nhà.

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin tại buổi họp báo này.

 

oanhbrit

Búa Gỗ Đôi
TPHCM yêu cầu dừng các hoạt động, sự kiện đông người không cần thiết
Hơn 200 trường học ở TPHCM cho học sinh, sinh viên nghỉ


Theo báo cáo của đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM chiều 3/12, toàn thành phố có 8.211 học sinh và 663 giáo viên, nhân viên thuộc các khối mầm non và THPT phải nghỉ học, nghỉ làm để phòng chống dịch COVID-19 (trong đó nghỉ toàn trường có 8 trường và có 195 trường nghỉ một số khối lớp).


Đối với khối đại học, cao đẳng, đến nay đã cho 160.904 sinh viên nghỉ học và 5.796 giảng viên, nhân viên các trường nghỉ dạy, nghỉ làm để phòng chống dịch.

Đặc biệt, cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện cách ly tại các khu vực được chỉ định làm khu cách ly tập trung, cách ly tại nhà, nơi lưu trú; đánh giá và xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân để xảy ra các sai phạm làm dịch COVID-19 xâm nhập và lây nhiễm trong cộng đồng.


Tiếp tục dừng các hoạt động, sự kiện có tập trung đông người khi không cần thiết; trường hợp tổ chức thì phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn... theo đúng quy định. Các sở, ban, ngành, đơn vị khi tổ chức các sự kiện, hoạt động có tiếp xúc với người đến từ nước ngoài, nhất là từ các nước có nguy cơ cao phải hỏi ý kiến của cơ quan y tế.


Nếu dịch bệnh tiếp tục lây nhiễm trong cộng đồng, Sở Y tế tham mưu UBND TPHCM thực hiện giãn cách xã hội đối với khu vực có nguy cơ cao, khoanh vùng hợp lý để không ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh
 

oanhbrit

Búa Gỗ Đôi
Hà Nội yêu cầu dừng các hoạt động tập trung đông người phòng COVID-19

(VTC News) - Để phòng, chống dịch COVID-19, Hà Nội yêu cầu dừng các sự kiện tập trung đông người, trường hợp tổ chức thì phải tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan y tế.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc tăng cường thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, trước tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ban hành công điện khẩn yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn nghiêm túc thực hiện các nội dung sau:


Tiếp tục dừng các hoạt động, sự kiện có tập trung đông người khi không cần thiết; trường hợp tổ chức thì phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, phải tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 nơi tổ chức. Khi tổ chức các sự kiện, hoạt động có tiếp xúc với người đến từ nước ngoài, nhất là từ các nước có nguy cơ cao phải hỏi ý kiến của cơ quan y tế.



Thực hiện nghiêm chiến lược kiểm soát chặt chẽ nguồn lây từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để, tăng cường cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh, bình tĩnh ứng phó với các tình huống dịch bệnh, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra.


Hà Nội yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc tại các nơi công cộng phòng dịch COVID-19. (Ảnh: Báo Nhân Dân)



Duy trì thường trực 24/24/7 các đội phòng, chống dịch cơ động, tại các cơ sở y tế đảm bảo xử lý nhanh, kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố; giám sát dịch chặt chẽ tại cộng đồng, luôn trong tình trạng sẵn sàng phản ứng nhanh với các thông tin để phát hiện sớm, truy tìm “dấu vết”, điều tra, xác minh, khoanh vùng dập dịch kịp thời không để nguồn bệnh lây lan ra cộng đồng. Tăng cường biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong các cơ sở khám, chữa bệnh.


Thực hiện 5K trong phòng, chống dịch bệnh như khuyến cáo của Bộ Y tế, trước hết là đeo khẩu trang bắt buộc, khử khuẩn tại các khu vực cách ly, các khu dân cư tập trung, nơi công cộng như: chợ, siêu thị, trường học, cơ sở sản xuất, bến xe, bến cảng, sân bay, ga tàu…,trên các phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.


Tổ chức kiểm tra, quyết liệt đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra, đặc biệt là các biện pháp như đeo khẩu trang, khử khuẩn tại các nơi có nguy cơ cao xảy ra lây nhiễm dịch bệnh; xử lý trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, cơ sở vi phạm, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định.


Mọi trường hợp nhập cảnh đều phải cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly do quân đội quản lý và các cơ sở cách ly dân sự đủ điều kiện, thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, quy định, thời gian cách ly. Giám sát chặt chẽ các cơ sở cách ly người nhập cảnh, phòng ngừa lây chéo và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.


Công an Thành phố phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục rà soát, quản lý, giám sát tất cả các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài về, đang làm việc và cư trú trên địa bàn để giám sát, theo dõi, xử lý kịp thời các tình huống; đồng thời, lập hồ sơ xử lý nghiêm những trường hợp nhập cảnh trái phép, tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.


Chủ tịch Chu Ngọc Anh đề nghị tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác phòng, chống dịch, các biện pháp phòng, chống dịch, cập nhập các thông tin liên quan đến cơ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố cũng như cả nước.

https:// vtc. vn / ha-noi-yeu-cau-dung-cac-hoat-dong-tap-trung-dong-nguoi-phong-covid-19-ar583555.html
 

hr.trung

Rìu Sắt Đôi
Suckhoedoisong.vn - Sáng nay, ngày 17/12, Học viện Quân y sẽ tiêm thử nghiệm mũi vắc xin COVID-19 Nano Covax đầu tiên trên người tình nguyện. Đây là giai đoạn 1 của chương trình thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 của VIệt Nam

TS Nguyễn Ngô Quang, Phó cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, cho biết khoảng 200 người đăng ký tiêm thử Nano Covax sau 7 ngày tuyển tình nguyện viên. Đơn vị thực hiện thử nghiệm khám để chọn khoảng 60 người ở độ tuổi 18-50 cho thử nghiệm giai đoạn một.
Giai đoạn này những người tham gia tiêm vắc xin sẽ được phân ngẫu nhiên vào 3 nhóm, bao gồm nhóm 1a với 20 người dùng mức liều 25 mcg sẽ được thu tuyển đầu tiên, tiếp theo là nhóm 1b gồm 20 người dùng mức liều 50 mcg và sau đó là nhóm 1c gồm 20 người dùng mức liều 75 mcg.
Tư vấn cho người tình nguyện đăng ký thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 Nano Covax tại Học viện Quân y sáng ngày 10/12


Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu giai đoạn 1 sẽ được tiêm bắp 2 mũi vắc xin COVID-19, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 28 ngày. Để đảm bảo tính an toàn cho người tham gia nghiên cứu, giai đoạn thu tuyển 60 đối tượng tham gia đánh giá an toàn theo thiết kế dò liều tăng dần.
TS Ngô Quang cũng cho biết những người tình nguyện thử vắc xin Nano Covax đều được mua bảo hiểm sức khỏe.
Dự kiến sáng nay, ngày 17/12 bắt đầu tiêm mũi đầu tiên đối với 3 người thuộc nhóm liều 25 mcg. Trên cơ sở kết quả theo dõi đánh giá sau 72 giờ sau tiêm vắc-xin trên 3 người đầu tiên này mới quyết định mức liều và số người tham gia tiếp theo.
Thời gian nghiên cứu cho mỗi người tham gia là khoảng 56 ngày để đánh giá mục tiêu nghiên cứu và theo dõi đến tháng thứ 6 kể từ liều tiêm đầu tiên. Đến tháng 3-2021 sẽ thử nghiệm giai đoạn 2 và tháng 8/2021 thử nghiệm giai đoạn 3 trên 3.000 - 4.000 người hoặc mở rộng đến 10.000 người.
Theo GS.TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y- nơi thực hiện thử nghiệm vắc xin COVID-19, đơn vị này và Nanogen đã chuẩn bị rất kỹ cho khâu thử nghiệm lâm sàng. Trong đó, sự an toàn của các tình nguyện viên sẽ là yếu tố được đặt lên hàng đầu.

Về phía Công ty NANOGEN, TS Đỗ Minh Sĩ, Giám đốc nghiên cứu phát triển của Công ty NANOGEN- đơn vị phát triển vắc xin Nano Covax, cho biết đến thời điểm hiện tại, đơn vị này và các bên liên quan đã chuẩn bị rất chỉn chu công tác xử lý các biến cố không may xảy ra. Nanogen đã làm hợp đồng với đơn vị bảo hiểm để chi trả cho những tình huống rủi ro. Phía công ty cũng đã ký quỹ với ngân hàng một số tiền rất lớn, để chi trả cho những vấn đề mà bảo hiểm không thanh toán được.
Theo đại diện nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm, chương trình này có tên gọi "bảo hiểm trách nhiệm cho chiến dịch thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nanocovax", với giá trị bảo hiểm tối đa 100 triệu đồng/vụ, trong trường hợp xảy ra tai biến vắc xin và các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe người tình nguyện.
2 sản phẩm vắc xin của Nanogen gồm dạng tiêm và dạng xịt
Chương trình bảo hiểm này cũng được triển khai kéo dài trong suốt 3 giai đoạn thử nghiệm vắc xin, với tổng quyền lợi bảo vệ cho cả 3 giai đoạn thử nghiệm là 20 tỉ đồng, và được nhà cung cấp tài trợ hoàn toàn cho chương trình thử nghiệm vắc xin COVID-19.
Được biết, sau thử nghiệm giai đoạn 1 tại Học viện Quân y, Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cũng sẵn sàng tham gia giai đoạn 2 và 3 của thử nghiệm.
 

tulang0412

Búa Gỗ

VOV.VN - Sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel được xác định dương tính với virusSars-CoV-2 vào sáng ngày 17/12 thông qua xét nghiệm, hàng loạt chính trị gia Pháp cũng như châu Âu đã phải tự cách ly và tiến hành xét nghiệm.


Hiện tại, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có các triệu chứng như sốt và ho khan. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp vẫn có thể tiếp tục làm việc từ xa. Trong đó vào chiều ngày 17/12, ông Macron đã tham gia phát biểu theo hình thức trực tuyến tại một hội nghị do Bộ Ngoại giao nước này tổ chức. Việc nhiễm Covid-19 khiến lịch trình làm việc của ông Macron bị xáo trộn, trong đó, chuyến công du tới Li-Băng dự kiến tuần sau sẽ phải hủy bỏ.

Tổng thống Pháp tiếp xúc với nhiều người trong những ngày qua. Ảnh: Le Monde
Việc Tổng thống hay các thành viên Chính phủ nhiễm Covid-19 sẽ không làm ảnh hưởng tới hoạt động của nước Pháp, như khẳng định của người phát ngôn Chính phủ, ông Gabriel Attal.
“Từ nhiều tháng qua, virus đã lây lan ở Pháp và trên thế giới. Từ nhiều tháng qua, Chính phủ đã quen với việc phải làm việc trong hoàn cảnh này, chẳng hạn như các cuộc họp diễn ra dưới hình thức trực tuyến. Những tháng qua, đã có nhiều thành viên Chính phủ dương tính với virus hoặc là ca tiếp xúc gần, phải cách ly nhưng điều đó không bao giờ cản trở hoạt động của Chính phủ”.
Trong khi đó, nhiều nguyên thủ quốc gia như Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh Boris Jonhson, lãnh đạo các thể chế châu Âu như Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der leyen và chính trị gia Pháp gửi lời chúc ông Macron sớm ổn định sức khỏe.
Bà Samia Ghali - Phó Thị trưởng thành phố Marseille nhấn mạnh: “Đây là điều không thể tránh khỏi đối với người là Tổng thống. Công việc của đất nước vẫn phải tiếp tục và rõ ràng ông ấy phải đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm. Tôi xin chúc Tổng thống sớm bình phục, hy vọng các triệu chứng của ông ấy không chuyển nặng và ông ấy có thể vượt qua giai đoạn này”.
Theo quy định y tế của nước Pháp, chỉ những người tiếp xúc với Tổng thống trong vòng 48 giờ trước khi ông Macron được xét nghiệm, mới được xác định là ca tiếp xúc gần (F1). Tuy nhiên, danh sách những ca tiếp gần với Tổng thống Pháp đã bao gồm hàng loạt các chính trị gia cả của Pháp và các nước châu Âu.
Tại Pháp, trong danh sách này có Thủ tướng Jean Castex, Chủ tịch Quốc hội Richard Ferrand và nhiều nghị sỹ trong Quốc hội do trước đó, Tổng thống Pháp đã có buổi ăn trưa, làm việc với chủ tịch các nhóm nghị sỹ trong Quốc hội. Hiện tại, Thủ tướng Pháp Jean Caster đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Phu nhân Tổng thống Pháp– bà Brigitte Macron, cũng đã có kết quả xét nghiệm âm tính.
Trong khi đó, nhiều lãnh đạo và nguyên thủ các nước thành viên Liên minh châu Âu cũng phải tự cách ly và tiến hành xét nghiệm sau khi tiếp xúc với ông Macron tại Hội nghị thượng đỉnh của EU vừa qua. Trong số này, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã có kết quả âm tính. Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo … cũng tự cách ly, chờ kết quả xét nghiệm.
Tương tự, toàn bộ các thành viên tham dự bữa ăn trưa, dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) diễn ra hôm thứ Hai vừa qua, cũng sẽ phải cách ly do có sự tham dự của Tổng thống Pháp./.

Huỳnh Điệp/VOV-Paris
 

JasonHopay

Gà con
anh ơi ,để được đăng bài thì phải làm thế nào hay là post trực tiếp vào khu thông tin để ban quản trị lựa chọn vậy ?
 

bdkhuong

Búa Đá
Tỉnh Vĩnh Long vừa phát hiện một trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào. Hiện bệnh nhân đã được đưa đi cách ly tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Vĩnh Long để điều trị.

Bệnh nhân là L.T.T (sinh năm 1988, quê quán huyện Mang Thít- Vĩnh Long).

Ngày 24/12/2020, L.T.T từ Myanmar sang Thái Lan, Campuchia, rồi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh. Sau đó T. về TP Hồ Chí Minh cùng với một tài xế (không rõ tên) và đi Vĩnh Long bằng xe khách có 5 người ngồi chung nhưng không rõ biển số xe và cũng không biết tên của những hành khách ngồi chung xe.

Trên đường về Vĩnh Long xe có ghé trạm dừng chân Minh Phát ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Khi đến TP Vĩnh Long, T. đi xe ôm về nhà ở xã Nhơn Phú nhưng cũng không rõ tên xe ôm.

Ngày 24/12 khi về đến nhà ở xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít thì các cán bộ y tế và công an địa phương đến làm việc và lấy mẫu xét nghiệm.

Ngày 25/12, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh thông báo bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Sáng 26/12 bệnh nhân được đưa về Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Vĩnh Long để cách ly điều trị.

Tỉnh Vĩnh Long đã xác định được 7 trường hợp F1 là gia đình bệnh nhân, công an xã Nhơn Phú và các cán bộ y tế địa phương đến làm việc với bệnh nhân vào ngày 24/12.

Tỉnh Vĩnh Long cũng đã có thông báo đến ngành y tế các tỉnh Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và Tiền Giang để phối hợp tìm các trường hợp F1 có tiếp xúc gần với bệnh nhân trong suốt quá trình bệnh nhân di chuyển từ cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh về Vĩnh Long.

Hiện nay 7 trường hợp F1 đã được lấy mẫu và cách ly đang chờ kết quả xét nghiệm.

Truy vết các ca tiếp xúc gần với người nhập cảnh trái phép

Ngày 26/12, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Long họp khẩn để bàn giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong điều kiện trên địa bàn xuất hiện các trường hợp từ nước ngoài trở về nhập cảnh trái phép và có nguy cơ lây nhiễm cao.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long Văn Công Minh cho biết, tối 24/12, sau khi xác định được người nhập cảnh trái phép và lưu trú tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, ngành y tế tỉnh đã áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định. Cụ thể, từ thông tin của gia đình về việc đối tượng đã từng đi qua một số quốc gia đang có dịch COVID-19 và tiếp xúc với nhiều ca nhập cảnh trái phép khác nên ngành y tế đã nhanh chóng đưa người này đến Trung tâm Y tế huyện Mang Thít, cho kiểm tra sức khỏe và lấy mẫu xét nghiệm. Ngành y tế cũng phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra lại lịch trình di chuyển của đối tượng này, xác định và truy vết các ca tiếp xúc gần. Ngành cũng chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó nếu đối tượng này có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 nhằm hạn chế bệnh lây lan rộng trong cộng đồng.

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời nhấn mạnh, ngành y tế tỉnh Vĩnh Long cần chủ động về cơ sở vật chất, nhân lực để thực hiện tốt công cách ly và điều trị bệnh nhân COVID-19.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN
Đồng thời, ngành công an cần phối hợp với các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm công tác quản lý, truy vết nhanh và thông tin kịp thời về các trường hợp có tiếp xúc gần với đối tượng vừa nhập cảnh trái phép.

Các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 của tỉnh cần phối hợp tích cực với nhau, sẵn sàng kích hoạt các phương án chủ động ứng phó khi xuất hiện các ca nhiễm SARS-CoV-2 trên địa bàn, triển khai hiệu quả các biện pháp hạn chế dịch lây lan ra cộng đồng; tuyên truyền để người dân chủ động hơn trong công tác khai báo y tế, tự giác thông tin khi có người thân từ các vùng có dịch trở về.

Hiện nay, tại tỉnh Vĩnh Long có 5 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Vĩnh Long. Đây là các ca bệnh được phát hiện và cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Ngoài ra, hiện có 133 công dân Việt Nam từ nước ngoài trở về đang được cách ly y tế tập trung tại Trung đoàn Bộ binh 890 (xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình).
 

bdkhuong

Búa Đá
BỆNH NHÂN 1440 ĐỔI LỜI KHAI VỀ HÀNH TRÌNH NHẬP CẢNH TRÁI PHÉP
Liên quan bệnh nhân mắc COVID-19 là L. T. T., 32 tuổi, trú tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long (BN 1440), tối 26/12 trao đổi với PV Tiền Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc cho biết. Vào chiều tối 26/12, ông được báo cáo, qua khai thác của cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long, đối tượng T. khai báo lịch trình di chuyển từ Campuchia về Việt Nam qua cửa khẩu Long Bình (tỉnh An Giang) chứ không phải cửa khẩu Mộc Bài tỉnh Tây Ninh.
Khi vào đã nhập cảnh vào Việt Nam, đối tượng di chuyển bằng xe máy và bằng ghe để băng rừng và sông, ngách nhỏ tới thành phố Tân An (tỉnh Long An). Tại Tân An, đối tượng tiếp tục di chuyển bằng xe khách về tỉnh Vĩnh Long. Cũng theo ông Nguyễn Thanh Ngọc, với khai nhận này, đối tượng không di chuyển qua cửa khẩu Tây Ninh bằng xe tải như lời khai trước đó.
Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc, trước khi nhận tin đối tượng T. không nhập cảnh vào Việt Nam qua đường Tây Ninh, bằng tinh thần trách nhiệm cao nhất, tỉnh Tây Ninh cũng phối hợp với ngành chức năng các tỉnh lân cận, để xác định rõ vị trí, phương tiện khi T. nhập cảnh trái phép làm cơ sở truy vết, cách ly những người tiếp xúc gần, đồng thời thực hiện truy xuất camera khu vực biên giới Tây Ninh, truy xét và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Như vậy với lịch trình cũ là Miến Điện - Thái Lan - Campuchia - Tây Ninh - TP HCM - Trạm dừng tại Tiền Giang - Về Vĩnh Long. Đã thay đổi thành Miến Điện - Thái Lan - Campuchia - An Giang - Long An - Vĩnh Long....? Việc thay đổi lịch trình di chuyển hết sức phức tạp và bao quát khu vực Miền Tây thế này gây vô cùng khó khăn kiểm soát dịch.
Cơ quan chức năng đang cố gắng trấn an bệnh nhân, bình tĩnh khai báo lịch trình chính xác để phục vụ công tác kiểm soát.
-------
Theo: Zing
Link: https://zingnews.vn/loi-khai-mau-thuan-cua-benh-nhan-1440...
 

anhtuanpham87

Rìu Bạc
TP.HCM xác nhận một người dương tính với SARS-CoV-2 liên quan BN1440

Nam thanh niên ở TP.HCM vừa có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Đây là trường hợp liên quan BN1440.

Theo nguồn tin riêng của Zing, trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là N.Q.H., nam, 23 tuổi, quốc tịch Việt Nam, trú ở chung cư Sư Vạn Hạnh, phường 9, quận 5, TP.HCM.

Trước đó, người này sống cùng BN1440 tại Myanmar, sau đó, cùng nhập cảnh trái phép về Việt Nam qua đường mòn, lối mở.

Ngày 27/12, người này được cách ly tại khu cách ly tập trung quận 5 và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cùng ngày 27/12 xác định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP.HCM). Tình trạng sức khỏe của người này hiện ổn định song có nghẹt mũi, ho đờm nhiều.

Theo thông tin ban đầu, từ tháng 9 đến 15/12, người này sống cùng BN1440 tại Myanmar. Ngày 15/12, bệnh nhân đi cùng BN1440 từ Mianmar đến Mae Sot, Thái lan, ở tại một khách sạn cùng 5 người khác.

Ngày 23/12, nhóm 7 người đi từ Bangkok, Thái Lan, đến Campuchia. Sau đó, 6 người trong đoàn đi từ Campuchia về Việt Nam (không rõ qua cửa khẩu của tỉnh nào). Khi đến địa phận của Việt Nam, nhóm người này di chuyển bằng xe 7 chỗ (màu trắng, không rõ biển số xe và tài xế).

Trên đường di chuyển về TP.HCM, BN1440 và một người phụ nữ tách ra để về miền Tây. Hiện BN1440 điều trị tại Vĩnh Long, người phụ nữ đã được cách ly ở Bệnh viện Sa Đéc.

Trước đó, Bộ Y tế thông tin về trường hợp bệnh nhân 1440 từ Myanmar nhập cảnh trái phép qua đường mòn lối mở vào 2h sáng 24/12 và về nhà tại Vĩnh Long. Người này là nam, 32 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

Ngay sau khi về đến gia đình, người nhà bệnh nhân thông báo ngay với công an địa phương để tiến hành cách ly và lấy mẫu kịp thời tại Vĩnh Long. Ngày 24/12, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Vĩnh Long lấy mẫu gửi Viện Pasteur TP.HCM xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur TP.HCM cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Vĩnh Long.

Trong toàn bộ hành trình di chuyển, bệnh nhân đi qua các nước và tiếp xúc nhiều người. 15 F1 của bệnh nhân hiện âm tính lần một với SARS-CoV-2.

Nguồn: https://zingnews.vn/tphcm-xac-nhan-...-sars-cov-2-lien-quan-bn1440-post1167539.html
 

anhtuanpham87

Rìu Bạc
Biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể gây tử vong nhiều hơn - Đây là lời cảnh báo vừa được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) đưa ra ngày hôm qua.

Cơ quan này cho biết, mặc dù không có thông tin chỉ ra rằng những biến thể mới này khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, nhưng việc chúng có khả năng lây lan cao hơn có thể dẫn tới số ca nhập viện và tử vong tăng lên.

Báo cáo đề cập cụ thể đến hai biến thể mới được phát hiện ở Vương quốc Anh và Nam Phi, cả hai đều có dấu hiệu lây lan nhanh.

Xem thêm: https://vtv.vn/the-gioi/bien-the-mo...e-gay-tu-vong-nhieu-hon-20201230162821699.htm

Theo: VTV24
 

tinhflorist

Gà con
Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh Nguyễn Trọng Diện cho biết: Ngay sau khi có thông tin về kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS - CoV- 2 của du học sinh từ nước ngoài trở về, ngành y tế đã tổ chức cách ly người này tại Bệnh viện dã chiến số 2 và sáng 5/1 đã chuyển người này lên Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Hà Nội) để tiếp tục điều trị.

Theo báo cáo nhanh của UBND thành phố Hạ Long, khoảng 22 giờ 30 phút ngày 4/1, ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội về trường hợp Đ.T.N, du học sinh trở về Việt Nam bằng đường hàng không, đã qua thời gian cách ly, được gia đình đón về Hạ Long có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố Hạ Long đã chỉ đạo họp khẩn, triển khai ngay các biện pháp phòng dịch. Qua truy vết kết quả ban đầu có 5 người gồm bố, mẹ, anh trai, bạn gái của anh trai và lái xe là những người đi đón bệnh nhân từ khu cách ly tập về Hạ Long và có 13 người khác tiếp xúc gián tiếp.

Ngay trong đêm 5/1, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch thành phố Hạ Long đã chỉ đạo đưa Đ.T.N và những người tiếp xúc trực tiếp với Đ.T.N cách ly tại Bệnh viện dã chiến số 2; tổ chức phong tỏa và phun thuốc khử trùng khách sạn của gia đình, nơi Đ.T.N và người tiếp xúc trực tiếp đang cư ngụ (tại phường Bãi Cháy); quán cơm bà Liên (phường Bãi Cháy) nơi người tiếp xúc trực tiếp đã ăn cơm tối; hộ gia đình nơi những người tiếp xúc gián tiếp đang cư trú (tổ 8, K1, phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long).

Trường hợp dương tính với SAR-CoV2 là anh Đ.T.N, sinh ngày 11/11/1999 (địa chỉ sinh sống tại Việt Nam ở phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long). Trước đó, Đ.T.N nhập cảnh từ Mỹ về ngày 20/12/2020, đã cách ly tập trung tại Trung đoàn B59, Xuân Mai, Chương Mỹ (Hà Nội).

Hết thời gian cách ly tập trung, Đ.T.N di chuyển về thành phố Hạ Long, lưu trú tại khách sạn ở phường Bãi Cháy. Ngày 4/1, Đ.T.N có kết quả xét nghiệm dương tính SAR-CoV2.

Hiện nay, thành phố Hạ Long và ngành y tế tiếp tục điều tra, truy vết các trường hợp có liên quan để tổ chức cách ly theo đúng quy định phòng, chống dịch COVID-19./.
 

tinhflorist

Gà con
Vào 22h30 hôm qua (4/1), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) thông tin về du học sinh Đ.T.N (sinh năm 1999) từ Mỹ trở về Việt Nam bằng đường hàng không, đã qua thời gian cách ly, được gia đình đón về Hạ Long có kết quả dương tính với nCoV.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP Hạ Long, Quảng Ninh do ông Vũ Văn Diện (Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid 19, TP Hạ Long) đã họp khẩn, triển khai ngay các biện pháp phòng dịch.


Ông Vũ Văn Diện chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch

Qua truy vết, kết quả ban đầu có 5 F1 (bố mẹ, anh trai, người yêu của anh trai và lái xe) và 13 F2. Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố đã chỉ đạo đưa F0 và các F1 cách ly tại Bệnh viện dã chiến số 2.

Cơ quan chức năng phong tỏa và phun thuốc khử trùng các địa điểm mà F0 và F1 đã tới như khách sạn của gia đình, quán cơm sạch bà Liên (phường Bãi Cháy) nơi các F1 đã ăn cơm tối, nơi các F2 đang cư trú (Tổ 8, K1, phường Giếng Đáy).

Trước đó, ngày 20/12/2020, bệnh nhân N. (hộ khẩu tại phường Hà Khánh, TP Hạ Long) về Việt Nam, thực hiện các biện pháp cách ly tại Hà Nội.

Trong thời gian thực hiện cách ly, bệnh nhân đã 1 lần có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Đến 16h ngày 4/1, vừa hết thời gian cách ly, sau khi lấy mẫu bệnh phẩm lần 2, du học sinh được 5 người nhà từ Hạ Long lên đón về bằng 2 xe ô tô.


Đến 19h cùng ngày, cả đoàn đã về tới khách sạn gia đình tại phường Bãi Cháy. Lái xe đưa bệnh nhân và người nhà đến quán cơm sạch bà Liên gần đó ăn tối.

Bệnh nhân kêu mệt, lái xe đưa bệnh nhân và người nhà trở về khách sạn của gia đình (phường Bãi Cháy), sau đó lái xe trở về nhà riêng (tổ 8, Khu 1, phường Giếng Đáy).


Vào 21h30 cùng ngày, vợ lái xe vào mua hàng tại Thế giới di động (phường Giếng Đáy).


Phong tỏa khách sạn của gia đình bệnh nhân dương tính nCoV

Bí thư Thành ủy, Vũ Văn Diện yêu cầu Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP Hạ Long và 3 phường Bãi Cháy, Hà Khánh, Giếng Đáy tiếp tục truy vết các đối tượng F2, F3. Các ngành quân đội, công an, y tế cần siết chặt quản lý, thống nhất về thông tin.

Người dân được khuyến cáo không tổ chức đông người đưa đón con em từ nước ngoài về, đặc biệt trong thời điểm giáp Tết Nguyên đán và khi Covid 19 có biến thể mới.

Trao đổi với VietNamNet trưa 5/1, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc CDC Hà Nội cho biết, trường hợp trên không có F1 trong cộng đồng tại Hà Nội. Các F1 chỉ là những người cách ly cùng phòng với bệnh nhân, hiện được cách ly thêm 14 ngày và tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm.

CDC Hà Nội hiện đã tiến hành khử khuẩn tất cả nơi ở, đường di chuyển của bệnh nhân theo đúng quy định.
 

tinhflorist

Gà con
Quảng Ninh phong tỏa nhiều khu vực liên quan ca dương tính SARS-CoV-2
VTC News) - Ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2 là du học sinh từ Mỹ, TP Hạ Long (Quảng Ninh) phong tỏa và phun thuốc khử trùng các điểm liên quan bệnh nhân.

Sáng 5/1, UBND TP Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố phong tỏa và phun thuốc khử trùng các khu vực liên quan đến bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2.
Bệnh nhân là Đ.T.N (SN 1999, hộ khẩu thường trú tại phường Hà Khánh, TP Hạ Long) là du học sinh từ Mỹ về Việt Nam ngày 20/12/2020.
Bệnh nhân đã thực hiện cách ly tại Hà Nội. Thời gian này, bệnh nhân 2 lần có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Đến 16h ngày 4/1/2021, hết thời gian cách ly, sau khi lấy mẫu bệnh phẩm lần 3, du học sinh được 5 người nhà từ Hạ Long lên đón về bằng 2 xe ô tô con.


19h cùng ngày, N. về tới khách sạn gia đình tại phường Bãi Cháy. Lái xe đưa bệnh nhân và người nhà đến quán cơm bà Liên ăn tối. Bệnh nhân kêu mệt, lái xe đưa bệnh nhân và người nhà trở về khách sạn của gia đình, sau đó lái xe trở về nhà riêng ở tổ 8, khu 1, phường Giếng Đáy. Lúc 21h30 ngày 4/1, vợ lái xe có vào mua hàng tại Thế giới di động ở phường Giếng Đáy.

Lực lượng chức năng phong tỏa và thực hiện các biện pháp phòng dịch COVID-19 tại khách sạn của gia đình nơi F0 cư trú ở phường Bãi Cháy (TP Hạ Long). (Ảnh: Truyền hình Hạ Long)


Ngay trong đêm mùng 4, rạng sáng 5/1, ông Vũ Văn Diện, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Hạ Long chỉ đạo đưa F0 và các F1 cách ly tại Bệnh viện dã chiến số 2; tổ chức phong tỏa và phun thuốc khử trùng khách sạn của gia đình, nơi F0, F1 đang cư ngụ (tại phường Bãi Cháy, TP Hạ Long); quán cơm bà Liên (phường Bãi Cháy) nơi các F1 ăn cơm tối; hộ gia đình nơi các F2 đang cư trú tại tổ 8, khu 1 (phường Giếng Đáy, TP Hạ Long).


Qua truy vết kết quả ban đầu có 5 F1 (là bố mẹ, anh trai, bạn gái anh trai F0 và lái xe) và 13 F2 của ca bệnh trên.
 

anhtuanpham87

Rìu Bạc
Sở Y tế Hà Nội hôm nay đình chỉ công tác ông Tạ Văn Thiềng, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ, do cho nam thanh niên dương tính SARS-CoV-2 ra khỏi khu cách ly sớm.

Ông Thiềng là người ký giấy cho nam thanh niên 22 tuổi về Quảng Ninh, dù người này chưa nhận kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 lần hai. Ông Thiềng được cho là chưa thực hiện đúng quy trình cách ly tập trung, bị đình chỉ công tác 10 ngày.

Theo Sở Y tế Hà Nội, người này là du học sinh ở Mỹ, hộ khẩu tại phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, nhập cảnh ngày 20/12/2020, cách ly tập trung tại Trung đoàn B59, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội. Trong thời gian cách ly, người này lấy mẫu lần một ngày 23/12/2020 xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Lấy mẫu lần hai ngày 4/1, vừa hết thời gian cách ly, không chờ có kết quả, người này được cho ra khỏi khu cách ly. Sau đó mẫu xét nghiệm lần 2 của người này đã cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Theo quy định của Bộ Y tế, người trong thời gian cách ly 14 ngày sau nhập cảnh phải có ít nhất hai lần lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm SARS-CoV-2, bao gồm lấy mẫu ngay sau vào cách ly và cuối thời gian cách ly. Khi hai lần xét nghiệm đều có kết quả âm tính, người này mới được cho ra khỏi khu vực cách ly.

Theo: VnExpress
 

minh8280

Búa Đá Đôi
 

Administrator

Administrator
(Chinhphu.vn) – Theo thông tin mới nhất tại cuộc họp khẩn sáng 28/1, đã có thêm 82 ca nhiễm mới COVID-19 tại Hải Dương và Quảng Ninh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Chúng ta đã phản ứng cương quyết, kịp thời, thái độ dứt khoát, mạnh mẽ hơn; cần khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc trên diện rộng nhưng cũng phải hết sức bình tĩnh; tiếp tục thực hiện biện pháp hành chính mạnh mẽ...
Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc triệu tập cuộc họp khẩn về công tác phòng chống COVID-19 tại phòng họp thuộc Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, nơi Đại hội XIII đang diễn ra.

Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng...



Khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc trên diện rộng


Báo cáo Thủ tướng tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, sau khi phát hiện ca mắc COVID-19 ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương và huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, các lực lượng chức năng đã vào cuộc thần tốc và phát hiện thêm nhiều ca mắc mới.

Đến nay đã ghi nhận 72 ca nhiễm tại ổ dịch ở Công ty TNHH POYUN, xã Cộng Hoà, TP. Chí Linh, Hải Dương. Còn tại Quảng Ninh ghi nhận 10 ca nhiễm.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Sau 55 ngày không có ca lây nhiễm mới, chúng ta đã ghi nhận 2 ca lây nhiễm trong cộng đồng nhưng chúng ta đã phản ứng cương quyết, kịp thời, thái độ dứt khoát, mạnh mẽ hơn.

Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế, hai tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh đã có những biện pháp hết sức quyết liệt như truy vết, khoanh vùng, Thủ tướng yêu cầu: Phải tiếp tục thực hiện biện pháp hành chính mạnh mẽ như không cho người từ Hải Dương, Quảng Ninh di chuyển ra ngoài tỉnh; tiếp tục sàng lọc, tìm nguồn gốc, ổ dịch lây nhiễm; lãnh đạo Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế, Hải Dương, Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống dịch.


Thủ tướng yêu cầu khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc trên diện rộng nhưng cũng phải hết sức bình tĩnh.


“Sau khi nghe báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế, tôi đề nghị phải công khai, nhưng không để người dân hoang mang bằng cách phổ biến kịp thời các biện pháp, quyết liệt và cụ thể của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế trong phòng, chống dịch thời gian qua. Đặc biệt, Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế, đặc biệt là 2 tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh phải chủ động các biện pháp quyết liệt, như truy vết và khoanh vùng. Tôi đề nghị tiếp tục các biện pháp mạnh mẽ để khoanh vùng, cách ly, truy vết thần tốc và dập dịch trên diện rộng”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Toàn lực chi viện cho Hải Dương





Ngay từ trưa 27/1, Bộ Y tế đã cử ngay các đoàn công tác gồm lãnh đạo và chuyên gia chống dịch của 3 đơn vị, bao gồm Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Môi trường y tế và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tới Hải Dương hỗ trợ địa phương triển khai điều tra, giám sát dịch tễ và các biện pháp khẩn cấp đáp ứng phòng, chống dịch.





Bộ Y tế và tỉnh đã lập tức vào cuộc thần tốc. Sau đêm 27 đến sáng 28/1, các lực lượng y tế và lực lượng chức năng đã khoang vùng, xác định các đối tượng lấy mẫu. Xác định đây là biến chủng virus, với tốc độ lây lan nhanh, nên mức độ khoanh vùng, truy vết và lấy mẫu được tiến hành rộng hơn và mạnh hơn. Bộ Y tế đã cử gần như toàn lực xuống hỗ trợ Chí Linh, Hải Dương, tương tự như cuộc chi viện cho Đà Nẵng.





Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, nhờ hành động nhanh, lấy mẫu xét nghiệm nhanh các đối tượng F1 và F2 ngay trong đêm 27/1, đến nay đã xác định 72 ca dương tính/138 trường hợp xét nghiệm, trong đó có BN 1552 được công bố sáng 27/1. Đây là bệnh nhân nữ, 34 tuổi, quốc tịch Việt Nam, là công nhân công ty TNHH POYUN, có địa chỉ thường trú tại Kim Điền, xã Hưng Đạo, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Bệnh nhân có giao tiếp gần với bệnh nhân nữ được phát hiện dương tính sau khi nhập cảnh Osaka (Nhật Bản).





Với trường hợp tại Quảng Ninh, từ một ca mắc (BN 1553 - nam, 31 tuổi, là nhân viên Cảng hàng không Vân Đồn, có địa chỉ thường trú tại phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), các lực lượng đã truy viết không chỉ F1 mà còn F2, F3 và xác định 10 ca mắc.





*Cuộc họp khẩn sáng 28/1 được tổ chức sau khi phát hiện 2 ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng (1 ca ở Hải Dương và 1 ca ở Quảng Ninh).


Ca bệnh 1552 (BN 1552): Nữ, 34 tuổi, quốc tịch Việt Nam, nghề nghiệp: công nhân công ty TNHH POYUN, có địa chỉ thường trú tại Kim Điền, xã Hưng Đạo, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Bệnh nhân có giao tiếp gần với bệnh nhân nữ được phát hiện dương tính sau khi nhập cảnh Osaka (Nhật Bản). Bệnh nhân đã được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm khẳng định tối 27/1 cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.


Ca bệnh 1553 (BN 1553): Nam, 31 tuổi, quốc tịch Việt Nam, nghề nghiệp: nhân viên Cảng hàng không Vân Đồn, có địa chỉ thường trú tại phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Do có biểu hiện sốt, ho khan, đau họng, bệnh nhân đã tự đến bệnh viện khám. Bệnh viện đã lấy mẫu bệnh phẩm, kết quả xét nghiệm tối 27/1 của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Ninh khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Trước đó, chiều và tối muộn, ngày 27/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 đã có liên tiếp hai cuộc họp khẩn với lãnh đạo Bộ Y tế và 2 tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương.


Sau khi nhận được thông tin từ phía Nhật Bản về việc phát hiện một phụ nữ Hải Dương dương tính với SARS-CoV-2 sau khi nhập cảnh vào Osaka, ngày 27/1 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã cử ngay đoàn công tác của Bộ Y tế gồm lãnh đạo và chuyên gia chống dịch của 3 đơn vị, bao gồm Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Môi trường y tế và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tới Hải Dương hỗ trợ địa phương triển khai điều tra, giám sát dịch tễ và các biện pháp khẩn cấp đáp ứng phòng, chống dịch.