Khứa mang nghĩa là gì? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Khứa mang nghĩa là gì?

caniquyvnz

Rìu Bạc
tiếng này có nghĩa là (thằng đó) nhưng ám chỉ thằng đó đó , không được like {puke}
 

phj4nhpr09xx

† God bless Country Music & Country Gospel Music ♫
Thành viên BQT
Khứa ở đây theo mình có thể hiểu như là thằng đó, thằng kia kìa, nhưng mang ý nghĩa nặng nề hơn, gây sự chú ý hơn, mạnh hơn và thường mang tính tiêu cực hơn khi nói về ai đó.
 

cyberat


Junior Moderator
Thành viên BQT
Thằng khựa là miệt thị.
Nhưng khứa lại hàm ý là đó, kia, hay trong một số tình huống mình thấy dùng mang ý nghĩa thân thiết. (Lão cũng khứa mà bảo ai = lão cũng thế mà bảo ai).
Tùy trường hợp nhưng từ này qua các trường hợp mình biết là mang ý nghĩa thân thiết nhiều hơn, chưa từng gặp ở trường hợp miệt thị
 

DatVl

Búa Đá
KHÁCH KHỨA :
"KHỨA" LÀ AI VẬY?

Khi nghe nói đến từ khách khứa, chắc nhiều người, nhất là các học sinh đang học tiếng Việt ở nhà trường đều nghĩ "khứa" là một yếu tố phụ, dùng thêm vào một từ có sẵn để tạo nên một từ ghép hai âm tiết. Tiếng Việt có khá nhiều tổ hợp dạng này: nhà cửa, cây cối, đất đai, chợ búa, tre pheo... Ta dễ dàng nhận ra các cụm từ trên có nghĩa chung, nghĩa khái quát, mà nghĩa cơ bản được hình thành từ nghĩa của thành tố đầu. Chẳng hạn, cây cối: các loại cây (nói khái quát); đất đai: đất cát, những gì thuộc về đất trồng, lãnh thổ nói chung; nhà cửa: nhà ở (nói khái quát); v.v.

Về từ khách khứa, khi nghe qua ta dễ cho đó một từ ghép được tạo lập bằng phương thức láy (ở đây là láy âm đầu). Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng 2017) định nghĩa: KHÁCH KHỨA [kng] là “khách đến thăm [nói khái quát]”. Ta thường nói: Nhà đông khách khứa; Ban lễ tân có trách nhiệm tiếp đón khách khứa; Khách khứa gì mà ngồi dai thế không biết... Nhưng qua tìm hiểu, thì từ khứa kia không hẳn chỉ là một yếu tố phụ (được thêm vào mở rộng nghĩa cho từ khách).

Theo tác giả Võ Xuân Trang (Ngôn ngữ & Đời sống, 1992), ở vùng Hiệp Hoà, Hà Bắc (ngày xưa và bây giờ vẫn còn một số nơi) có tục lệ rất đặc biệt. Ấy là, chủ nhân mỗi khi có khách đến chơi, để cho không khí vui vẻ, thân tình, và để chu đáo, họ thường mời thêm một vài người anh em họ hàng sang nhà mình tiếp khách cùng. Họ có thể tiếp kiến, trò chuyện, có thể ngồi vào mâm ăn cỗ với khách (và chủ). Những người này được gọi là khứa. Dĩ nhiên, các khứa này cũng có sự chọn lựa, như thường ngang bằng về tuổi tác, có cùng giới tính, sở thích, hiểu biết (để dễ làm quen).

Thói quen ở nơi này thông dụng tới mức, đã có khách tất phải có khứa. Khứa không chỉ “ngồi cho có chuyện” mà họ còn là những nhân vật có vai trò quan trọng làm cho cuộc gặp gỡ thêm sinh động, vui vẻ.

Hoá ra, khứa không hề “vô duyên” như ta tưởng. Đó là tập quán hay, mang tính cộng đồng và đượm vẻ đẹp văn hoá phong tục. Có khi, chính khứa lại là người giữ vai trò quan trọng trong một cuộc vui chứ không chỉ là “cầu thủ dự bị” chỉ có mặt cho đẹp đội hình. Họ vừa vào vai chủ, vừa đóng vai khách. Họ là cầu nối, là người dẫn chuyện đặc biệt. Ái chà, vậy hoá ra ngày xưa, các cụ nhà ta cũng đã có thói quen “xài sang” là dùng các MC (Master of Ceremony, người dẫn chương trình) ngay trong sinh hoạt gia đình.

Nguồn: Internet
 

dammage

Rìu Chiến
theo tui biết thì khứa là tiếng lóng giống như từ "trự" hoặc từ "tay" vậy, "bàn đó toàn mấy trự (hoặc tay) thứ dữ, uống sao lại"
 

nguyentan89

Gà con
Trước giờ không ưa ai mình lại hay gọi họ là thằng khứa.
Có những người, họ làm mình ghê tởm đến nối chẳng thèm nhắc đến tên.
 

ansos123

Rìu Bạc
theo mình hiểu "khứa'' = "đó, ai đó" đi kèm cụm từ"khách khứa"
còn "khựa" = "bẩn tính" trong cụm từ "Tàu khựa"
Mình giải nghĩa theo cách của mình, nếu sai thì bác nào cho ý kiến bổ sung {big_smile}
 

dammage

Rìu Chiến
theo mình hiểu "khứa'' = "đó, ai đó" đi kèm cụm từ"khách khứa"
Mình giải nghĩa theo cách của mình, nếu sai thì bác nào cho ý kiến bổ sung
theo tui biết thì "khách khứa" là từ láy nên chữ khứa ở đây hông có nghĩa gì
 

montagiu

Rìu Sắt
KHÁCH KHỨA :
"KHỨA" LÀ AI VẬY?

Khi nghe nói đến từ khách khứa, chắc nhiều người, nhất là các học sinh đang học tiếng Việt ở nhà trường đều nghĩ "khứa" là một yếu tố phụ, dùng thêm vào một từ có sẵn để tạo nên một từ ghép hai âm tiết. Tiếng Việt có khá nhiều tổ hợp dạng này: nhà cửa, cây cối, đất đai, chợ búa, tre pheo... Ta dễ dàng nhận ra các cụm từ trên có nghĩa chung, nghĩa khái quát, mà nghĩa cơ bản được hình thành từ nghĩa của thành tố đầu. Chẳng hạn, cây cối: các loại cây (nói khái quát); đất đai: đất cát, những gì thuộc về đất trồng, lãnh thổ nói chung; nhà cửa: nhà ở (nói khái quát); v.v.

Về từ khách khứa, khi nghe qua ta dễ cho đó một từ ghép được tạo lập bằng phương thức láy (ở đây là láy âm đầu). Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng 2017) định nghĩa: KHÁCH KHỨA [kng] là “khách đến thăm [nói khái quát]”. Ta thường nói: Nhà đông khách khứa; Ban lễ tân có trách nhiệm tiếp đón khách khứa; Khách khứa gì mà ngồi dai thế không biết... Nhưng qua tìm hiểu, thì từ khứa kia không hẳn chỉ là một yếu tố phụ (được thêm vào mở rộng nghĩa cho từ khách).

Theo tác giả Võ Xuân Trang (Ngôn ngữ & Đời sống, 1992), ở vùng Hiệp Hoà, Hà Bắc (ngày xưa và bây giờ vẫn còn một số nơi) có tục lệ rất đặc biệt. Ấy là, chủ nhân mỗi khi có khách đến chơi, để cho không khí vui vẻ, thân tình, và để chu đáo, họ thường mời thêm một vài người anh em họ hàng sang nhà mình tiếp khách cùng. Họ có thể tiếp kiến, trò chuyện, có thể ngồi vào mâm ăn cỗ với khách (và chủ). Những người này được gọi là khứa. Dĩ nhiên, các khứa này cũng có sự chọn lựa, như thường ngang bằng về tuổi tác, có cùng giới tính, sở thích, hiểu biết (để dễ làm quen).

Thói quen ở nơi này thông dụng tới mức, đã có khách tất phải có khứa. Khứa không chỉ “ngồi cho có chuyện” mà họ còn là những nhân vật có vai trò quan trọng làm cho cuộc gặp gỡ thêm sinh động, vui vẻ.

Hoá ra, khứa không hề “vô duyên” như ta tưởng. Đó là tập quán hay, mang tính cộng đồng và đượm vẻ đẹp văn hoá phong tục. Có khi, chính khứa lại là người giữ vai trò quan trọng trong một cuộc vui chứ không chỉ là “cầu thủ dự bị” chỉ có mặt cho đẹp đội hình. Họ vừa vào vai chủ, vừa đóng vai khách. Họ là cầu nối, là người dẫn chuyện đặc biệt. Ái chà, vậy hoá ra ngày xưa, các cụ nhà ta cũng đã có thói quen “xài sang” là dùng các MC (Master of Ceremony, người dẫn chương trình) ngay trong sinh hoạt gia đình.

Nguồn: Internet
cây cối thì mình chưa lý giải được, còn đất đai thì có nghĩa là liên quan tới đất thường là đai nhau, đánh nhau. Nhà cửa thì nghĩa là nhà luôn đi với cửa, ngày xưa làm nhà rất khó, thường làm xong cái nhà nhưng cửa thì chưa có, phải tích lũy thêm để mỗi lần lại làm 1 cái cửa ráp vô..
Khách khứa là để chỉ 1 đám đông, hỗn lộn, không phân biệt rõ ràng cụ thể, hàm ý và có Khách và vừa có Khứa.
Nhà bạn có 1 đám gì đấy, người ta đến rất nhiều, và trong thâm tâm bạn sẽ biết rõ ai là Khách, ai là Khứa :D
 


Top