Hợp thời Covid-19 - Ở nhà, ngày ăn 8 bữa | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Hợp thời Covid-19 - Ở nhà, ngày ăn 8 bữa

malemkhoang

Rìu Chiến
bat-tran.jpg

Lại tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội thêm 1 tuần nữa.
Song cũng đã tự thích nghi rồi.
Giờ ở nhà, ngày ăn 8 bữa cũng phù hợp thôi.
B1. Sáng:

bat-tran-1.jpg

Nem công: Công (còn gọi là khổng tước) thường sống trên đồi, gò cao hoặc trong những rừng tre trúc rậm rạp. Bởi vậy, việc săn bắt chim công khi xưa không phải dễ dàng. Nem công của người Việt được chế biến không qua nấu nướng, mà bằng cách cho thịt đùi công đã được giã mịn lên men vi sinh do tác động của các gia vị có tính nóng (riềng, tỏi, tiêu...). Thịt công là "thuốc giải" nhiều độc tố trong thiên nhiên mà con người lỡ ăn phải, nên được xem như "thần hộ mệnh" của các bậc đế vương thời trước.

ban-cong-ngu-sac-002-1477537211550.jpg

B2. Quá sáng:

mon-hue-cungdinh.jpg

Chả phượng: Loài chim phượng chỉ sống ở vùng núi cao, ít người trông thấy, nói gì đến bắt được chúng. Người xưa còn cho rằng chim phượng xuất hiện khi có thánh nhân ra đời. Chả phượng là món ăn cực hiếm, cách chế biến lại rất cầu kỳ. Chim phượng bắt được thì cắt tiết, nhổ lông sống chứ không dùng nước sôi như các loại gia cầm khác. Thịt phượng được giã mịn, nêm gia vị, gói lá chuối thật kín rồi hấp chín rồi lấy chân gà róc da ống chân, xiên vào viên chả. Móng chân gà làm chỗ cầm để ăn chả. Lại lấy mỡ gà trống thiến đun chảy ra, rồi mỡ đương sôi thì cho chả vào. Rán vàng xong, đoạn vớt để nguội và ráo mỡ. Khi ăn, nhúng chả vào mỡ sôi để dùng cho nóng. Muốn ăn chả cho giòn thì lấy da phượng nhúng vào nước gà sôi, lấy kéo cắt thành sợi nhỏ mà cột viên chả vào đầu xương ống chân gà. Chấm chả phượng với xì dầu hay chanh muối tiêu. Thịt chim phượng giàu dinh dưỡng, cũng là "vị thuốc" bảo vệ sức khỏe tối đa.

nuoi-phuong-hoang-lua.gif

B3. Trưa:

huyen-thoai-ve-bat-tran-8-mon-an-cuc-pham-vua-la-vua-hiem-duoc-p-f056c9.jpg

Da tê ngưu: Lấy phần da gần nách tê giác, đem ngày phơi nắng, tối sấy lửa suốt 100 ngày, rồi tẩm rượu một tháng, phơi khô, cất vào hộp bằng bạc hay vàng. Khi muốn chế biến da tê ngưu, người ta phải ngâm nó vào nước tro thảo mộc bảy ngày đêm, rồi rửa sạch, đem hấp cách thủy cho chín. Sau đem thái mỏng để ăn như nem, giòn và thơm.

da_te_nguu.jpg

B4. Quá trưa:

huyen-thoai-ve-bat-tran-8-mon-an-cuc-pham-vua-la-vua-hiem-duoc-p-21bc38.jpg

Bàn tay gấu: Gấu sau khi bị bắt về sẽ bị chặt mất chi trước, đây là phần tập trung sức mạnh của gấu nên nhiều ông vua thích ăn để tăng cường sức mạnh đế vương của mình. Phần chi này được các ngự trù mang đi trụng vào mỡ 100 lần để trụi lông, thịt mềm và sạch sẽ, rồi hầm cùng nhiều vị thảo mộc khác để tạo thành món ăn dâng vua.

194044-combo-burger-tay-gau-dau-tien-tai-viet-nam.jpg

B5. Chiều:

chong-lao-hoa-bang-gan-nai.png

Gân nai: Khi làm thịt, dùng lửa thui đùi nai, cạo sạch lông. Sau đó luộc cho mềm rồi xẻ lấy sợi gân, tách ra khỏi bắp thịt. Ngâm gân nai vào nước có pha ít muối và dấm cho trắng và mềm. Khi đã mềm thì cho hầm chung với những nguyên phụ liệu khác như tôm khô, củ đậu, măng tươi, chả lụa... trong nước gà hầm đã lọc lấy nước trong rồi nêm gia vị.

g%C3%A2n-nai-h%E1%BA%A7m-n%E1%BA%A5m-%C4%91%C3%B4ng-c%C3%B41.jpg

B6. Quá chiều:

huyen-thoai-ve-bat-tran-8-mon-an-cuc-pham-vua-la-vua-hiem-duoc-p-b033a4.jpg

Môi đười ươi: Đười ươi chỉ ưa sống trong hang núi, không bao giờ đi theo một đường nhất định. Muốn bắt được đười ươi, các thợ săn lành nghề phải lừa đặt be rượu và các đôi dép da trên đường chúng đi qua, khi chúng uống rượu say và đi xiêu vẹo trong đôi dép da, mới dễ dàng bắt được. Trên người đười ươi, bộ phận trân quý nhất được dùng để chế biến món ăn dâng vua là môi. Đây được xem là món sơn hào mỹ vị chỉ dành cho vua chúa.

ezgifcom-video-to-gif-12-1543395109561734161116.gif

B7. Tối:

bat-tran-2.jpg

Thịt chân voi (có thuyết nói là vòi voi): Voi là loài có sức mạnh phi thường vì thế rất được trọng dụng làm phương tiện đi lại của vua chúa, thủ lĩnh. Cung đình xưa còn sử dụng thịt voi để chế biến các món ăn bổ dưỡng để khoản đãi khách quý của hoàng cung. Phần thịt gân mềm ở dưới bàn chân voi là nguyên liệu đáng giá bậc nhất, được sử dụng nấu thành món ngon dâng vua.
Voi là loài vật to nhất trong loài thú bốn chân. Nó rất thông minh, lanh lợi. Thịt voi rất nhạt nhẽo, người đời vẫn thường nói "mười voi không được bát nước xáo". Khi voi chết, người ta thường chỉ lấy ngà voi. Ở bàn chân voi có một lớp thịt gân mềm, chế biến thành món ăn rất ngon. Nó là một thực phẩm rất khó kiếm nên chỉ dành dâng vua chúa thưởng thức.

B8. Quá tối:

1024px-Bird%27s_Nest_soup.jpg


huyen-thoai-ve-bat-tran-8-mon-an-cuc-pham-vua-la-vua-hiem-duoc-p-3fe950.jpg

Yến sào: Con chim yến làm tổ bằng nước bọt vào vách đá/gỗ tạo nên cái tổ có hình dạng một nửa chén trà. Tổ yến mới làm xong gọi là tổ yến thô. Qua quá trình vệ sinh, tinh chế tổ yến, ta có yến sạch để làm nguyên vật liệu chế biến thành các món ăn. Tổ yến có công dụng bồi bổ thần kinh, gân cốt đến chống suy nhược và kéo dài tuổi thọ.

cach-su-dung-to-yen-sao-danh-cho-tre-em1-6-750x430.jpg

Ăn vầy mà chỉ được có 6 múi

nhung-anh-chang-6-mui-14.jpg
 
Sửa lần cuối:

Teplice

Offline
Thành viên BQT
Ảnh cuối chỉ mang tính chất minh họa, ăn toàn sơn hào hải vị, đúng là die cũng không uổng???
 

malemkhoang

Rìu Chiến
Đổi món cho đỡ ngán nào.

B1. Yến sào:

Yến sào, hay tổ chim yến (hay đúng hơn là tổ chim yến làm ở trong hang/động - sào = sào huyệt), (tiếng Hoa: 燕窩) là tên một loại thực phẩm - dược phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến. Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và một số quốc gia khác. Ở Việt Nam, yến sào được xếp vào hàng Bát Trân (tám món ăn cao lương mĩ vị). Món súp yến sào được mệnh danh là "món trứng cá caviar của phương Đông". Món yến sào đã được người Trung Hoa tiêu thụ từ cách đây 400 năm. Món súp yến sào trông giống như chất keo a dao được nấu với gia vị có bổ sung thêm một ít tinh bột, đường. Yến sào là một trong những món ăn được làm từ động vật đắt đỏ nhất, ở Hongkong giá của một bát canh tổ yến khoảng 60 USD.

SwiftletBirdNests.jpg

Trong Đông Y, Yến Sào được dùng phổ biến để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Theo Đông y, Yến sào có vị ngọt tính bình, tác động vào 2 kinh là phế và vị nên giúp làm sạch phổi, tăng sức đề kháng, hỗ trợ chống lại các vi khuẩn siêu vi gây nên viêm niêm mạc đường thở. Không những thế, Yến Sào còn mang công dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, kiện tì dưỡng huyết rất hiệu quả. Theo những nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học đã cho biết trong thành phần của tổ yến có chứa 3,5% Acid Amin Tyrosine. Đây là nhân tố có khả năng làm giảm triệu chứng dị ứng bên trong cơ thể. Do đó có thể giúp cơ thể chống lại các tác động của vi khuẩn gây hại hay các chất gây dị ứng dẫn đến viêm xoang, hen suyễn.

1569553017018_3386074-768x576.jpg

B2. Gân nai:

Theo Đông y, gân nai có vị ngọt, tính bình, không độc, chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. Giúp hồi phục sinh lực và tăng cường gân cốt. Chuyên gia khuyến nghị những ai mắc các bệnh về gân xương nên thường xuyên sử dụng món ăn này đôi lần một tuần để cải thiện.

3327862tiec-gan-nai-hap-dong-co-toc-tien-jpeg.jpg

Gân nai khi được nấu chín sẽ chuyển từ màu trắng sang màu đục và có vị giòn, dai rất đặc trưng, đây là món ăn cung cấp nhiều Collagen cho cơ thể. Việc sử dụng các thực phẩm có khả năng cung cấp nhiều Collagen chính là cách giúp duy trì được sự tươi trẻ của da, làm chậm lại sự lão hóa.

original.jpg

B3. Vi cá mập:

Vi cá mập hoàn toàn là chất sụn, 100g vi cá khô có 89% chất đạm (cao nhất trong thực phẩm giàu đạm), 0.1% bột đường, 0.22% chất béo, cung cấp 384 calo, một ít chất khoáng.Vi cá mập vừa là loại thực phẩm bổ dưỡng cao cấp vừa được coi là thần dược có nhiều tác dụng đặc biệt bao gồm trẻ hóa, tăng cường sự thèm ăn, nuôi dưỡng máu, mang lại lợi ích cho năng lượng quan trọng, thận, phổi, xương và các bộ phận khác của cơ thể.

800px-Chinese_cuisine-Shark_fin_soup-01.jpg

Từ những năm 50 của thế kỷ XX, sụn vi cá mập đã được nghiên cứu và thực nghiệm bằng cách đắp sụn vi cá mập lên vết thương và kết quả cho thấy sụn vi cá mập chống được tình trạng nhiễm khuẩn và giúp vết thương mau lành hơn. Những nghiên cứu này còn chứng minh chất chondroitin có trong sụn vi cá mập dưới dạng sulfat có khả ngăn ngừa quá trình thoái hóa tế bào, tái tạo các tế bào bị tổn thương, tăng sự đàn hồi mô liên kết và có khả năng chống lão hóa. Chất chondroitin có thể ức chế được hoạt chất angiogenesis là chất kích thích sự tạo thành các mạch máu mới trong các khối u, làm cho khối u thiếu sự nuôi dưỡng và ngừng phát triển. Sụn vi cá mập có chứa protein, canxi và một loại gel giúp bôi trơn các khớp, như vậy tránh sự bào mòn nhanh chóng do vận động nhiều gây ra.

vi-ca1.jpg

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận ra rằng, việc sử dụng sụn vi cá mập có tác dụng chống sưng các cơ và khớp và có tác dụng vô cùng hiệu quả cho những người bị bệnh viêm khớp. Chính vì thế, vi cá mập thường được dùng cho người già và những người đang mắc bệnh xương khớp viêm khớp viêm đa khớp,... Với người trẻ, thành phần collagen có trong vi cá mập giúp nuôi dưỡng tóc mượt hơn, hạn chế tình trạng rụng tóc, đồng thời nuôi dưỡng móng tay chắc khỏe hơn.

0b0e7f5c652f403ca444c0f16c880bd0.jpg

B4. Bào ngư:

Theo y học cổ truyền, bào ngư thích hợp cho những người ở giai đoạn mãn kinh, và có những vấn đề liên quan đến hệ thần kinh. Tuy nhiên, bào ngư lại không phù hợp với những người mắc bệnh gút, sưng đau và cảm sốt. Các món ăn ngon từ bào ngư nổi tiếng thế giới là món ăn vương giả dành cho vua chúa quý tộc. Không chỉ vậy, theo Đông y, bào ngư có khả năng bổ âm, tăng khí, hạ nhiệt, tăng cường sinh lực cho nam giới, giúp sáng mắt, trị ho, khó tiêu. Bào ngư thích hợp cho tất cả đối tượng từ người già, trẻ em cho đến phụ nữ và đàn ông. Bào ngư có vỏ ngoài cứng, hơi dẹt, mặt ngoài nhám, màu nâu sẫm, quanh mép có các lỗ để thở. Sau khi bắt được bào ngư, phải rửa sạch chúng bằng nước muối pha loãng, sau đó mới tách vỏ và gỡ lấy thịt. Bào ngư có thể ăn tươi hay phơi khô và biết cách kết hợp với các gia vị sẽ tạo nên những món ăn vô cùng hấp dẫn mà không loại hải sản nào sánh được. Dễ nấu nhất, không mất công sơ chế là bào ngư tươi, nếu là bào ngư khô sẽ phải ngâm trong nước một thời gian. Với các món xào, hầm hay nấu canh thì bào ngư đều giữ được vị giòn thơm. Bào ngư khi hầm lâu sẽ ngấm đủ vị ngon ngọt như bồ câu hầm bào ngư, cháo bào ngư, bào ngư hầm hạt sen thịt nạc, bào ngư hầm nấm đông cô… Ngoài ra, bào ngư còn có thể biến hóa trong các món như súp bào ngư rau củ, cơm bào ngư, bào ngư om lòng trắng gạch cua, bào ngư nướng than hồng… tất cả đều là những món ăn khá hấp dẫn và đặc biệt.

bao-ngu.jpg

Bào ngư là một loại động vật chân mềm thân bụng hai mảnh, thường sinh sống ở những vùng nước sâu ngoài biển có độ mặn cao từ 2% – 3%. Bào ngư tập trung nhiều ở vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, bào ngư có nhiều ở ngoài khơi vùng biển miền Trung như Phú Yên, Nha Trang, Quy Nhơn, Ninh Thuận… Bào ngư còn được biết đến với các tên ốc khổng, cửu khổng, thạch quyết minh hay hải nhĩ do có hình dạng giống cái tai. Chúng thường sống ở ven biển và các vùng hải đảo, lúc còn nhỏ bám gần bờ nhưng càng lớn chúng càng di chuyển ra xa và sâu hơn ở đá ngầm dưới biển. Để bắt được bào ngư to, phải lặn sâu xuống biển, tách chúng ra khỏi những tảng đá ngầm. Vì vậy, việc thu hoạch bào ngư cũng rất khó khăn như thu hoạch yến sào vậy. Bào ngư là một loại động vật sinh sản hữu tính, chúng đẻ trứng vào mùa nóng và có thể đẻ đến cả triệu trứng mỗi năm. Vào mùa đông, cơ quan sinh sản của chúng khép lại. Thịt bào ngư là một khối cứng, giòn, có mùi vị thơm và rất bổ dưỡng. Không chỉ là loại thực phẩm có giá trị kinh tế cao đối với ngư dân, bào ngư cũng có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều đạm, canxi, chất béo, kẽm, vitamin và phốt pho. Tuy nhiên, vì giá trị kinh tế cao nên số lượng bào ngư trong tự nhiên ngày càng ít đi so số lượng đánh bắt ngày càng nhiều để phục vụ cho con người. Hiện nay, nhà nước đang phải đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện môi trường sống cho bào ngư cũng như giúp kinh tế cho người dân trồng nuôi bào ngư hiệu quả.

cac-mon-an-tu-bao-ngu.jpg

B5. Hải sâm:

Hải sâm biển được xem là phương thuốc tuyệt vời trong ngành Đông y. Nó không chỉ là một món ăn bổ dưỡng mà còn là vị thuốc có công năng bổ thận ích tinh, phục hồi sức khoẻ vô cùng nhanh chóng. Theo Đông y, hải sâm có vị mặn, tính ấm với thành phần dinh dưỡng protein cực cao (gấp 5 lần thịt lợn nạc và 3.5 lần thịt bò). Đặc biệt, hải sâm chứa nhiều acid amin giúp giải độc, vô hiệu các kim loại nặng như thuỷ ngân, chì khi đi vào cơ thể. Chế biến hải sâm đúng cách, món ăn này có thể giúp bạn trị suy nhược thần kinh, đái tháo đường, đau lưng, trị liệt dương, chữa động kinh, thiếu máu, trị trĩ xuất huyết,… Đặc biệt, hải sâm còn giúp người bệnh có nguồn protein hoạt động và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Không chỉ vậy, Hải sâm còn là dược liệu quý để giúp các chị em làm đẹp bởi các chất dinh dưỡng trong Hải sâm giúp làm chậm tiến trình lão hóa, đẹp da, giảm nếp nhăn, giúp da đàn hồi.

h%C3%ACnh-h%E1%BA%A3i-s%C3%A2m.jpg

Hải sâm có nhiều tên gọi khác như Đỉa biển, Sa tốn, Hải thử. Hải sâm cũng chia làm 3 loại, loại không có gai có tên là Quang sâm, loại có gai có tên là Thích sâm và loại lớn có gai mang tên là Hải nam tử. Con Hải sâm cũng có hình dáng rất lạ như quả dưa chuột, có chiều dài trung bình 20cm, thân mềm nhũn, da sần, hơi nhám và có các xúc tu. Về mặt dinh dưỡng, Hải sâm là loại hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Đặc biệt là chất đạm và các acid amin cần thiết cho cơ thể như tauri, glutamine, leucine, arginine, alanine, glycine. Bên cạnh đó, Hải sâm còn có nhiều chất khoáng vi lượng vô cùng có ích như crom, kẽm, đồng, sắt, iod. Thậm chí gần đây các nhà khoa học còn phát hiện Hải sâm chứa hoạt chất Holothurin B.

hai-sam-la-gi-va-hai-sam-co-gia-tri-the-nao-bb-baaacaH8zy.jpg

B6. Bong bóng cá:

Bong bóng cá có nhiều loại khác nhau: bong bóng cá lạc, bong bóng cá chẽm, bong bóng cá đường, bong bóng cá sủ vàng,… Bong bóng cá lạc tốt cho sức khỏe, chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp bổ thận, ích tinh, tăng cường dưỡng chất. Bong bóng cá chẽm mang nhiều nguyên tố dinh dưỡng cho cơ thể: vitamin, lipid, giúp gân mạch khỏe mạnh. Bong bóng cá đường giúp tăng bản lĩnh đàn ông, bồi bổ sức khỏe, thích hợp dùng cho những người bị thổ huyết.

bong-bong-ca-lac-54490423.jpg

Tác dụng của bong bóng cá rất nhiều, đối với trẻ em đây là nguồn dinh dưỡng giàu canxi rất tốt cho xương và não. Không chỉ riêng trẻ em, trong bong bóng cá chứa nhiều collagen, tốt cho làn da và trì hoãn quá trình lão hóa của phụ nữ. Protein collagen sinh học có trong mang cá là nguyên liệu để bổ sung protein tổng hợp cho cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn chứa rất nhiều nguyên tố tốt cho sức khỏe như vitamin A và một loạt các nguyên tố vi lượng khác, có tác dụng cải thiện sự thèm ăn, khó tiêu, táo bón... Ngoài ra, bong bóng cá còn giúp tăng cường độ dẻo dai, giảm thiểu mệt mỏi, tăng cường chức năng não, thúc đẩy xương phát triển, cải thiện trí thông minh, duy trì sự bài tiết, ngăn ngừa, điều trị phản ứng chậm ở trẻ em, điểu chỉnh tuyến tiết sữa ở người mẹ mới sinh và chứng mất ngủ ở người già.

bo-phan-tot-nhu-than-duoc-cua-con-ca-nhung-rat-nhieu-nguoi-viet-bo-di-1-1552108423-914-width640height390.jpg

B7. Sò điệp:

Sò với phần cồi thịt tròn, mập và trắng ngà như sữa, cồi sò mềm, không dai và có vị ngọt thanh. Cồi sò là phần ngon và quý nhất của sò điệp. Cồi sò có vị ngọt, tính mát, không độc. Thịt trắng ngà thơm ngon mà không dai, thích hợp cho cả xào lẫn rang và là một trong những loại nguyên liệu thực phẩm để chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng như: Sò điệp rang muối tiêu, sò điệp nướng mỡ hành, sò điệp hấp cuộn miến.

gia-so-diep_1565339635.jpg

Đây là một trong những loại hải sản có tác dụng rất tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ em, giúp cung cấp protein, axit béo omega 3, vitamin nhóm B, magie và kali. Riêng đối với người bệnh, sò điệp có thể cung cấp lượng đạm thích hợp để bổ sung dưỡng chất, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn.

S%C3%B2-%C4%90i%E1%BB%87p-Nh%E1%BA%ADt6.jpg

B8. Gan Ngỗng:

Gan ngỗng là món ăn giàu chất đạm, protein, đặc biệt tốt cho trẻ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng. Đông y xem gan ngỗng là một vị thuốc bổ huyết thần kì, những ai gặp vấn đề về máu cũng có thể sử dụng. Trong Tây y, đặc biệt là ở châu Âu, người ta dùng gan ngỗng để bào chế thuốc bổ máu với giá thành rất đắt. Để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng, thông thường gan ngỗng không được chế biến 100% nguyên chất mà chỉ dùng cao nhất 75% gan ngỗng béo và phần còn lại là gan các loại gia cầm khác để tránh tình trạng thực khách bị ngán bởi lượng dinh dưỡng và sự béo ngậy có trong gan ngỗng.

1513769918-529-cach-lam-gan-ngong-beo-mem-ngon-thom-ngay-cho-bua-tiec-noel-13-1513769641-width610height458.jpg

Foie gras (gan ngỗng béo) là một trong những món ăn tinh tế, đẳng cấp nhất của ẩm thực. Foie gras tuyệt hảo bởi lớp bơ ngậy, mềm mịn và tan trong miệng, khác hẳn cấu trúc đặc, khô cứng của các loại gan thông thường. Vị béo nhẹ nhàng, trôi xuống cổ lại càng thấy ngậy. Foie gras đòi hỏi phải có kỹ thuật chế biến cao mới có thể làm ra những món ăn xứng tầm hương vị. Gan ngỗng béo rất tốt cho sức khỏe. Thoạt nghe gan ngỗng béo chúng ta liên tưởng nó rất nhiều chất béo và năng lượng, thế nhưng theo phân tích của các nhà dinh dưỡng thì gan béo rất nhiều acid béo không bão hòa và được khuyên dùng trong thực đơn của chúng ta bởi nó có thể hạ tỷ lệ cholesterol xấu. Các vùng có tiêu thụ nhiều gan béo, mỡ vịt và trái cây ngâm giấm là những người có tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch thấp hơn các vùng khác - và đây có thể là "bí quyết sống lâu" của những dân vùng đông nam nước Hungary.

gan_ngong_nguyen_chiec_512x483.jpg
 

malemkhoang

Rìu Chiến
Tiếp tục đổi món nhé.

1. Thạch bong bóng cá

7a479535-d335-4785-b132-9eb11ed636bf.jpg

Thạch bong bóng cá là món ăn kì quặc do người dân bang Victoria, Úc sáng tạo ra. Đầu tiên, họ chiết xuất một loại tinh chất có tên isinglass từ bong bóng cá giúp làm dày và đông chất lỏng giống như gielatin.

Để tạo ra vị ngọt cho món thạch, người dân Victoria đun isinglass với nước, đường, nước cốt chanh và trái cây. Toàn bộ quá trình diễn ra tốn rất nhiều thời gian và công sức.
2. Muktuk

3d44a089-feba-421f-944b-8d8d2602a773.jpg

Đối với những người sống ở Bắc Cực, đồ biển là nguồn thực phẩm quan trọng và họ sẽ tận dụng mọi thứ từ chúng để làm thức ăn.

Muktuk là một món ăn bao gồm da cá voi với lớp mỡ kèm theo. Nó có thể được ăn theo nhiều cách khác nhau như: ăn sống, ướp muối, chiên, hoặc ngâm giấm. Hương vị mỡ cá voi được mô tả là hấp dẫn, với một chút dẻo dai từ lớp da.

Loại thực phẩm này đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn truyền thống. Chúng chứa nhiều vitamin C, có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tật. Hiện nay, món ăn này dần bị quên lãng bởi khẩu vị thay đổi và những lo ngại về chất thải đại dương có thể nhiễm vào các sinh vật biển.

3. Bánh giấm

5ae1e747-b35d-492a-a941-59cbd4cf8559.jpg

Nếu cuộc đời ném cho bạn một lọ giấm, hãy làm bánh giấm.

Bánh giấm xuất hiện từ giữa những năm 1800, tại Deep South, Mỹ. Người ta cho rằng, người đầu bếp muốn tiết kiệm nên đã dùng giấm táo như một loại hương liệu, vì nó rẻ hơn nước chanh. Vì thế, bánh giấm còn có tên gọi khác là 'chiếc bánh chanh của người nghèo'.

Gần đây, bánh giấm đã dần trở lại và được phục vụ tại các nhà hàng với phiên bản cao cấp là bánh giấm hương vị balsamic.

Balsamic-la-gi-01.png

Balsamic là một loại giấm đặc biệt có xuất xứ từ vùng Emilia – Romagma (miền Bắc nước Ý) có màu đen đặc trưng – khác với các loại giấm thông thường khác. Giấm Balsamic truyền thống còn được gọi với biệt danh là “giấm vua” – “giấm quý tộc” bởi quy trình sản xuất vô cùng công phu – chất lượng hảo hạng với mức giá thuộc hàng đắt đỏ. Giấm Balsamic truyền thống được chưng cất thủ công thì giá cho 1 chai 100ml có thời gian ủ 12 năm là 100 USD (tương đương hơn 2 triệu đồng). Cũng với chai 100ml nếu thời gian ủ là 25 năm sẽ có giá khoảng 400 USD (hơn 8 triệu đồng).

Giấm Balsamic ngoài vị chua đặc trưng – tinh tế còn có vị ngọt đặc biệt. Nếu như loại giấm sản xuất theo phương pháp công nghiệp sử dụng mật ong để tạo vị ngọt thì giấm truyền thống có được vị ngọt tự nhiên do được ướp luân chuyển trong nhiều thùng gỗ khác nhau. Nguyên liệu chiết xuất giấm Balsamic truyền thống là giống nho trắng được thu hoạch muộn (nho Lambrusco, nho Trebiano…). Nho sau khi qua bước sơ chế sẽ được ép lấy nước và nấu cho hao khoảng 30% dung tích so với ban đầu. Bước tiếp theo, nước nho sẽ được lắng cặn - trải qua quá trình lên men và ủ trong thùng gỗ nhiều năm.

Trong quá trình ủ, giấm Balsamic sẽ được luân chuyển qua nhiều loại thùng gỗ khác nhau (gỗ sồi, hạt dẻ, anh đào, keo, dâu tằm, tần bì bụi…) để lấy vị ngấm trong từng thớ gỗ - tạo nên hương thơm đặc biệt và vị ngọt tự nhiên. Mỗi lần chuyển như vậy, giấm sẽ được múc từng chút một từ thùng gỗ lớn sang thùng nhỏ hơn.

Thời gian tối thiểu để cho ra mẻ giấm Balsamic đầu tiên là 12 năm, các giai đoạn tiếp theo là 18 năm – 25 năm – 30 năm – 40 năm. Giống như rượu vang, giấm Balsamic càng được ủ lâu thì càng đậm đà – thơm ngon hơn. Với quy trình sản xuất “dài hơi” cộng với thực tế để làm ra 1 lít giấm Balsamic truyền thống thành phẩm sẽ cần đến 100 lít nước ép nho nguyên liệu – chính vì vậy mà “tính giá trị” loại giấm thủ công này tạo ra là rất lớn – và giá bán đắt đỏ là điều hiển nhiên.

4. Salad thạch

2badc56b-9710-43bb-a2bd-468ced551561.jpg

Những năm 50, cơn sốt thực phẩm đóng gói đã giúp cho món salad thạch trở nên phổ biến. Các tạp chí liên tục đăng tải công thức nấu ăn cho món salad này với thêm thành phần như củ cải, tôm thịt… Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một chút sốt trứng gà tươi để món ăn được thêm đậm đà.

5. Thịt chuột nhồi

d1a719b871f898a6c1e9.jpg

Thời La Mã cổ đại, thịt chuột sóc nướng được coi là một món ăn đặc biệt. Người ta nuôi chúng trong một cái bình đất nung đặc biệt gọi là glirarium giúp tạo ra một mùa đông 'giả'. Do chuột sóc có đặc tính ngủ đông nên chúng sẽ rất nhanh béo khi ở trong chiếc bình đó.

Khi trọng lượng của chúng đạt tiêu chuẩn, người ta nhồi thêm các loại hạt vào bụng và nướng với mật ong và gia vị. Việc giết hại loài chuột sóc cuối cùng đã bị cấm, nhưng người La Mã vẫn tiếp tục săn chuột cho bữa tối.

Ngày nay, loài chuột sóc hoang dã vẫn bị săn bắt ở một số khu vực tại Slovenia và Croatia.

6. Trứng kỳ nhông đen

maxresdefault.jpg

Người Maya ăn rất ít thịt. Thực phẩm họ dùng chủ yếu là thực vật, ong, côn trùng… và trong đó có trứng kì nhông đen. Loài này rất dễ nuôi bởi chúng có thể sống trong thời gian dài mà không cần thức ăn. Trứng của kì nhông đen nhiều dinh dưỡng và chỉ có lòng đỏ.

Ngày nay, việc săn bắt và nuôi công nghiệp kỳ nhông bị cấm tại nhiều nơi ở Trung và Nam Mỹ.

7. Long diên hương

long-dien-huong-6-1.jpg

Những mẩu long diên hương trôi dạt vào bờ biển được gọi là nước bọt của rồng. Hỗn hợp này bao gồm chất béo và mật, được tạo ra khi cá nhà táng tiêu hóa những thức ăn cứng. Cuối cùng, nó được thải ra ngoài như một dạng ‘sỏi mật’.

long-dien-huong-3.jpg

Mùi thơm của long diên hương rất mạnh mẽ khiến cho nó trở thành nguyên liệu quan trọng để tạo nên nước hoa, bao gồm thương hiệu Chanel No. 5 nổi tiếng.

Cá nhà táng thuộc về bộ cá voi, phân bộ cá voi có răng. Cá nhà táng là loài cá lớn nhất đại dương. Long diên hương là phần tinh túy của loài cá khủng này.

Giải thích về sự hình thành long diên hương trong bụng cá nhà táng, trang bachkhoatoanthu.vn cho hay: "... Tại sao loài cá voi trên thế giới có rất nhiều nhưng long diên hương chỉ có ở trong bụng cá nhà táng? Thì ra cá nhà táng chủ yếu bắt động vật như cá mực, bạch tuộc... Trong mồm những động vật này có hàm bằng chất sừng dẻo cứng và răng, không dễ tiêu hóa, sau khi cá nhà táng ăn vào trong, đường ruột của nó bị kích thích sẽ tiết ra một loại chất đặc thù... long diên hương".

Long diên hương sau đó được bài tiết ra ngoài cùng với phân và có mùi tương tự phân khi mới được thải ra. Vậy nên, gọi đó là một loại phân hiếm của cá nhà táng cũng không sai. Sau khi cá thải ra biển, những tảng long diên hương có thể trải qua hàng nghìn năm nằm trong lòng biển sâu hoặc trôi dạt vào bờ biển.

"Bằng cách nào đó, một cục long diên hương cỡ lớn sau khi được thải ra sẽ trôi nổi trên mặt biển trong hàng thập kỷ" - Chitopher Kemp - tác giả cuốn Floating Gold về long diên hương - cho biết. Qua thời gian, "cục phân" quý hiếm sẽ dần chuyển thành một khối rắn có màu xám đậm hay đen với một kết cấu dạng sáp và cứng giòn với hương thơm rất kỳ lạ bao gồm có mùi đất, mùi biển và mùi của động vật. Mùi của long diên hương được miêu tả giống như "một phiên bản mùi nhẹ nhàng như isopropanol mà không có mùi hắc và khó chịu".

Long diên hương được ví như trầm hương của biển khơi, trở thành thứ khiến giới sành nước hoa phải khao khát. Lý do là bởi bên trong long diên hương có chứa một loại hóa chất đặc biệt, có vai trò ổn định mùi, giúp các mùi hương khác trong nước hoa lưu lại lâu hơn.

Nhưng điều quan trọng hơn cả là bên trong long diên hương lại cho khá nhiều mùi hương khác nhau, từ đó làm nên giá trị cho chúng. "Giống như một bọc gồm 20-30 hợp chất khác nhau, và mỗi loại lại cho mùi hương riêng. Có loại mang mùi nấm, ngửi góc khác lại thấy mùi giống cây thuốc lá, mùi cỏ dại, mùi rơm, và thậm chí là... mùi phân", Kemp chia sẻ.

Vì mùi của long diên hương rất mạnh nên trước đây, nó được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất nước hoa, nhưng ngày nay nó đã được thay thế phần lớn bằng vật liệu tổng hợp và chỉ được sử dụng trong một số loại nước hoa đắt tiền.

Ngoài việc định mùi hương và giữ hương thơm được dài lâu, long diên hương cũng từng được sử dụng như một hương liệu cho thực phẩm và chất kích động xúi dục.

long-dien-huong-12.jpg

8. Món So

4a576f75-36ab-450d-ba71-c81d76a63882.jpg

Đây là là món ăn rất quý trong ẩm thực Nhật Bản ở thế kỉ thứ 14. So được bằng cách đun sôi sữa cho đến khi tạo thành một khối đặc và nhão. Đối với tầng lớp thượng lưu ở Nhật Bản, đây không chỉ là món ăn cung cấp dinh dưỡng mà còn thể hiện đẳng cấp của họ.

Theo nghiên cứu, So có thể có vị giống sữa chua nhưng rất cô đặc, mỏng và chua.
 
Ở nhà riết, mập như heo :(
 

malemkhoang

Rìu Chiến
Đổi món tiếp nhé.

1. Đầu cá ôi:

Đầu cá hồi vua để ôi là một món ăn ưa thích của người Alaska. Đây là một món ăn có thể đã quen thuộc với nhiều người. Đối với cư dân ở vùng Alaska, cá đã trở thành thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, nhưng không nhiều người sẽ chọn ăn đầu cá sau khi đã bị chôn dưới đất cho đến khi ôi thối.

c9f101b0-dd98-440c-8c07-59f4881f6636.jpg

Sau khi chặt đầu loài cá hồi vua, người dân nơi này sẽ chôn xuống một cái hố lên men từ vài tuần cho đến vài tháng. Khi mang ra, đầu cá sẽ có mùi gần giống như vữa xây dựng. Món ăn này đôi khi có thể gây ra nhiều chứng bệnh rất nguy hiểm, đặc biệt là chứng ngộ độc thịt.

bun-d%E1%BA%A7u-ca-h%E1%BB%93i-recipe-main-photo.jpg

Bún cá: món khoái khẩu làm từ cá ươn, cá thối.

2. Casu Marzu:

Casu Marzu bắt nguồn từ Sardinia (Ý). Đa số chúng ta đều biết đến những loại phô-mai nặng mùi và khá khó ăn, như phô-mai xanh nổi tiếng của Limburger (Đức). Tuy nhiên, Casu Marzu lại là một câu chuyện hoàn toàn khác, bởi loại phô-mai này được làm từ giòi sống.

casumarzucheese-15810557556201395869472.jpg

Casu Marzu được làm từ loại pho mát sữa cừu truyền thống có tên là Pecorino. Nó được tạo ra bằng cách cấy giòi vào phô mai mới thông qua những con ruồi đặc chủng được nuôi riêng biệt mang tên Piophila casei. Người ta cho ruồi đẻ trứng lên phô-mai này. Những con giòi sinh sôi và nảy nở trong phô-mai sẽ cung cấp những enzym cần thiết cho quá trình lên men tự nhiên của phô-mai. Khi ăn, bạn muốn bỏ giòi ra hay ăn luôn là tùy bạn. Trứng ruồi nở thành giòi có thể là một món ngon?

casu-marzu-15810557556231608338219.png

Có thể nói rằng, Casu Marzu đã vượt xa việc lên men thông thường để đạt đến một giai đoạn được xem là… thối rữa do sự tiêu hóa của giòi ruồi Piophila casei. Những người từng thưởng thức qua miêu tả rằng món phô mai này cực kì mềm và có vị rất cay, thường làm người ăn phải ứa nước mắt.

jhonbyukenon-158105575561530265011.jpg

3. Balut (Hô vi lôn):

Không thể không kể đến một loại đặc sản của Châu Á – trứng vịt lộn. Khi vịt đẻ trứng, người ta sẽ để phôi bên trong phát triển trong một thời gian ngắn, sau đó đem đun sôi để giết chết phôi đang thành hình.

2-1568598297788.jpg

Khi đập trứng ra, ta có thể thấy rõ xương, lông và thậm chí cả mỏ vịt non. Trứng vịt lộn là món ăn vô cùng phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á và Philippines.

Balut_food.jpg

Trứng vịt lộn - một món khoái khẩu của người Việt nhưng lại là ác mộng đối với người nước ngoài.

balut-e1578970559628.jpg

4. Thạch mũi nai:

Với tinh thần 'không bỏ sót bất cứ thứ gì', người Alaska thậm chí còn ăn cả mũi nai. Sau khi cắt ra, chiếc mũi được mang đi đun sôi để dễ dàng nhổ sạch lông. Sau đó, nó được ninh đến khi chảy thành bột keo. Trước khi ăn, người ta sẽ đông lạnh phần keo này rồi cắt thành từng miếng lớn.

dfa8b01c-19c4-4f14-bf27-af7e489c3be6.jpg

Thạch mũi nai rất được ưa chuộng bởi người vùng Alaska.

5. Canh dơi:

Ở nhiều vùng Châu Á, dơi là một thức ăn không hề hiếm lạ. Dơi cáo thường được chế biến thành nhiều món như canh dơi nấu với sữa hoặc nước.

mon-canh-doi-o-trung-quoc---rt-1909523_2412020.jpg

Nếu được nấu đúng cách, con dơi sẽ bị cắt thành nhiều mảnh nhỏ rồi ướp gia vị để chiên giòn. Dơi là loài vật nổi tiếng với khả năng lây lan dịch bệnh, vì thế bữa tối với dơi là một cách mời chào rất nhiều căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng. Ăn dơi có thể nhiễm nhiều chứng bệnh nguy hiểm.

photo-1-15804409442841328891790.png

Món tiết canh dơi trứ danh miền Tây thường được làm từ dơi sen hoặc dơi quạ. Dơi sen là là loại có cánh, đầu như đầu chuột, có lông màu đen, nhỏ hơn dơi quạ, lớn hơn dơi muỗi nên người ta còn gọi là “chuột bay”. Chúng sống thành bầy đàn, ăn trái cây vườn.

can-canh-quy-trinh-che-bien-mon-tiet-canh-doi-chet-nguoi.jpg

Người ta đã chuẩn bị tiết lấy từ 10 con dơi, đủ cho một dĩa tiết canh. Phải cần rất nhiều dơi mới có thể cho được một bát tiết canh dơi. Tiết lấy được được cho vào một ít nước mắm nhứt cùng một ít nước đun sôi để nguội để “hãm”, không cho đông.

can-canh-quy-trinh-che-bien-mon-tiet-canh-doi-chet-nguoi-Hinh-4.JPG

Dơi sống sau khi lột da, chặt đầu, bóc bỏ ngũ tạng, rửa sạch, người ta bằm cả thịt và xương dơi thật nhỏ. Sau đó bắc chảo lên bếp lửa. Khi chảo nóng, cho dầu hoặc mỡ vào. Dầu hoặc mỡ sôi thì cho thịt dơi bằm vào, xào với củ hành tím, tỏi, khế, rồi nêm gia vị vừa ăn. Người ta cũng để nguyên con như vậy, đem ướp gia vị rồi nướng bằng than củi.

can-canh-quy-trinh-che-bien-mon-tiet-canh-doi-chet-nguoi-Hinh-3.jpg

6. Escamol:

Rất nhiều người Mexico yêu thích một món ăn truyền thống đã có từ thời người Aztecs còn sinh sống. Với bất kỳ đặc sản ẩm thực nào, vấn đề quan trọng là nguyên liệu cơ bản để chế biến. Ấu trùng kiến chính là nguyên liệu để làm nên những món ăn ngon và lạ với thực khách ở bất cứ nơi nào trên đất nước Mexico ngày nay; thế nhưng với những người phải khó nhọc tìm kiếm escamol thì đó là thực phẩm quá xa xỉ đối với họ, họ chỉ có thể bán thứ caviar sa mạc đó lấy tiền trang trải cuộc sống thay vì ăn nó. Từ escamol có xuất xứ từ ngôn ngữ Nahuatl bản địa: azcamolli hay azacatlmol, được ghép bởi hai từ azatl (kiến) và molli (nấu, hầm). Truyền thống ăn escamol ở Mexico có từ trước khi đế quốc Tây Ban Nha xâm chiếm vùng Tây bán cầu, và trong các bài thơ, điệu múa, các truyền thuyết của người da đỏ Aztec khi mô tả các lễ hội đều nói tới trứng kiến. Sử sách còn chép rằng món trứng kiến escamol chính là một trong các lễ vật dâng lên Moctezuma Xocoyotzin, hoàng đế của vương triều Aztec những năm 1503-1520 vào những dịp đặc biệt. Từ đó, nó được coi là món ăn tuyệt hảo bởi không dễ dàng gì tìm kiếm được sản vật này.

1200px-Escamoles.jpg

Người dân ở đây đào gốc của những cây Avage (một loài cây bản địa ở Mexico) để thu thập trứng kiến nhằm chuẩn bị cho món Escamol. Khi nấu lên, trứng kiến có vị bùi của bơ, rất giống với vị phô-mai sữa tươi.

shutterstock_393508792.jpg

7. Sannakji:

Không còn loại thực phẩm nào có thể tươi sống hơn Sannakji – một món ăn của Hàn Quốc. Khi vẫn còn sống, bạch tuộc con bị cắt thành nhiều miếng nhỏ, được tẩm gia vị, một chút dầu vừng và trực tiếp phục vụ khi vẫn còn đang vặn vẹo. Nếu không nhai kĩ, chúng có thể gây nghẹn nghiêm trọng vì những xúc tu còn sống của con bạch tuộc thường quấn lại trong họng khi nhai.

1024px-Korean.cuisine-Sannakji.hoe-01.jpg

Chỉ vừa nghe qua cũng đủ làm bạn rợn người rồi đúng không nào? Có thể nói, đây là món ăn đầy thử thách và dù cho người bản xứ cũng chẳng ai đủ can đảm để "ăn tươi nuốt sống" những miếng bạch tuộc như thế. Nhưng không, nhiều idol xứ kim chi đã làm fan thích thú khi can đảm trải nghiệm món Sannakji.

Nữ diễn viên Lee Si Young trong một chương trình ẩm thực đã làm nhiều người bất ngờ khi dám cầm những chiếc tua bạch tuộc và "nuốt chửng" một cách ngon lành. Nhìn gương mặt mãn nguyện như thế cũng làm khán giả thấy thòm thèm, có ai mà nghĩ rằng đây là món đồ sống khó ăn đâu nào!

8-15411461057031104981736.gif

Trong show Seoulmate, thành viên Soyou của Sistar đã giới thiệu cho hai người bạn người ngoại quốc món ăn đặc sản này. Cô nàng còn điêu luyện hơn khi quấn từng xúc tu vào đũa rồi chấm sốt, cho ngay vào miệng.

11-15411461057181821060000.gif

Chẳng cần phải bày biện trên chén đĩa, Suzy vừa bắt bạch tuộc đã "xử" ngay tại chỗ luôn đây này. Phải công nhận sự can đảm của "tình đầu quốc dân" lắm luôn đấy.

7-1541146105696817766195.gif

8. Tròng mắt cá ngừ:

Hàng triệu người trên thế giới say mê sushi, một đặc sản làm từ cá sống của người Nhật Bản. Tuy vậy, để một người khách nước ngoài ăn cặp tròng mắt cá ngừ to bằng quả bóng chày thì lại là chuyện khác. Trước khi mang ra phục vụ, tròng mắt cá ngừ cũng được chế biến tươi sống gần như sushi với chỉ một lần trụng qua nước sôi trước khi nêm sơ qua gia vị.

9b8baafbf2bb1be542aa.jpg

Mắt cá ngừ đại dương là món ăn thoạt nhìn khá đáng sợ nhưng lại được các hướng dẫn viên thường giới thiệu với du khách phương xa đến Phú Yên bởi nét độc đáo. Theo cách lý giải của những đầu bếp có tiếng tại miền đất này, ban đầu khi làm cá người ta thường bỏ mắt, nhưng thấy mắt cá ngừ to mà bỏ thì quá uổng nên đem nấu thử, đến khi ăn thì lại “nghiện” vì quá ngon.

9ae1aa91f2d11b8f42c0.jpg

Ban đầu mới nghe món mắt cá, nhiều du khách thường lắc đầu ngao ngán nhưng đến khi nhìn thố mắt cá ngừ bốc khói tỏa mùi thơm ngây ngất trên bàn, họ bắt đầu tỏ ra thích thú.

f786c5f69db674e82da7.jpg

Ở Phú Yên, mắt cá ngừ được chế biến thành nhiều món ăn khá đa dạng như chưng cách thủy, nấu canh... nhưng nổi tiếng nhất là món mắt cá ngừ tiềm thuốc bắc rất bổ dưỡng.
Ở Nhật Bản, mắt cá ngừ là món ăn rất phổ thông. Nó được bày bán khá phổ biến, thậm chí còn được bán đại trà trong các siêu thị.

6 múi ngon chưa nè!

nhung-anh-chang-6-mui-5.jpg
 
Sửa lần cuối:


Top