Công cụ Internet - Học CCNA ra làm được gì? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Công cụ Internet Học CCNA ra làm được gì?

  • Thread starter Tungduong1992
  • Ngày gửi
T

Tungduong1992

Học CCNA ra làm được gì? Một câu hỏi phổ biến của các bạn sinh viên đang định theo học, hay đã có ý định đi học CCNA. Bài viết này sẽ chỉ rõ những gì các bạn sẽ có thể làm được khi theo đuổi chương trình CCNA
Học CCNA sau ra làm gì? Là thắc mắc đa phần của các bạn sinh viên mới ra trường, mới có trong tay chứng chỉ CCNA. Để hiểu rõ việc này, chúng ta sẽ cùng nhau đi qua các khái niệm này như sau:

– Có đủ khả năng thiết kế, thi công những hệ thống mạng bao gồm từ thi công các hệ thống cáp mạng, cáp tường đến cấu hình các thiết bị, tóm lại là một giải pháp kết nối toàn diện.
– Có khả năng thiết lập và cấu hình các hệ thống mạng có các thiết bị định tuyến (routers) và chuyển mạch (switches) cho mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN)
– Có khả năng quản trị và giải quyết các sự cố mạng thường gặp, nâng cao hiệu quả và bảo mật cho các hệ thống mạng máy tính.
– Nắm vững cơ sở và nền tảng lý thuyết của hệ thống mạng, giúp bạn tiếp tục theo học các khóa học cao hơn như CCNP, CCIE.
– Nắm vững lý thuyết, các công nghệ mạng diện rộng tiên tiến hiện tại như dịch vụ chuyển tiếp khung (Frame-relay), ISDN, ADSL cũng như các khái niệm định tuyến, giao thức định tuyến như RIP, EIGRP, OSPF để có thể làm việc trong những hệ thống mạng WAN.

Nơi nào sử dụng những người có chứng chỉ CCNA?
Tại Việt Nam thường thì các nhân viên thiết kế, triển khai, quản trị hệ thống mạng sử dụng sản phẩm của Cisco đều yêu cầu phải có tối thiểu CCNA. Đối với những dự án lớn có thể phải yêu cầu có CCNP (cấp cao hơn CCNA) hoặc thậm chí đến CCIE (là cấp cao nhất trong hệ thống chứng chỉ của Cisco – hiện ở Việt Nam chỉ có khoảng 30 người sở hữu chứng chỉ này)
Hiện sản phẩm Cisco được sử dụng phổ biến tại các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP): VNPT, FPT, Viettel,..; các tập đoàn trên thế giới; các ngân hàng, các trường Đại học – Cao đẳng; các bộ; tổng cục; công ty liên doanh;… nên để có thể làm việc tại các tập đoàn này thì ứng viên nên có tối thiểu kiến thức của CCNA.

Giới thiệu về Cisco
Cisco là tập đoàn chuyên cung cấp các giải pháp mạng viễn thông đứng vào hàng lớn nhất thế giới. Khác với Microsoft hay hệ thống Linux/Unix/Solaris, Cisco tập trung vào các công nghệ mạng trục, các hệ thống backbone, các hệ thống mạng của ISP (Internet Service Provider), IXP (Internet Exchange Provider) và các dịch vụ mạng thông minh cao cấp như Content Network, Voice, Truyền hình. Một cách hình tượng, ta ví von hệ thống Microsoft như xây dựng một ngôi nhà lớn hoàn thiện, còn Cisco là xây dựng các con đường bằng phẳng, kết nối những ngôi nhà lớn với nhau, tạo thành những hệ thống thông tin internet đồ sộ hiện nay.
Với những công nghệ phức tạp, tinh xảo, hiện đại vốn biến đổi hàng giờ, Cisco hiểu rằng chỉ có một nguồn nhân lực với kỹ thuật cao, kiến thức nền tảng vững vàng mới có thể đáp ứng được bước tiến, áp lực của sự phát triển ấy. Do đó, từ năm 1996, Cisco đã đưa ra một hệ thống các bằng cấp phân lớp. Ngoài việc thể hiện trình độ của một cá nhân, các bằng cấp này còn thể hiện uy tín, khả năng làm hài lòng khách hàng, khả năng hỗ trợ, làm việc, v.v… của công ty ấy. Hệ thống bằng cấp cùng với chính sách khuyến khích các công ty đối tác (partner) đầu tư vào việc thi lấy các chứng chỉ để công ty tuyển dụng có thể đạt được những danh hiệu như Premier, Bronze, Silver và Gold Partners, từ đó được hưởng những sự ưu đãi vể giá cả, hỗ trợ của Cisco đã thật sự tạo nên cơn sóng ồ ạt thi lấy các chứng chỉ Cisco vào những năm 1999-2000.

Học viện Mạng Cisco là một chương trình đào tạo trực tuyến toàn diện, mang đến cho các học viên những kỹ năng công nghệ Internet cần thiết trong nền kinh kế toàn cầu. Học viện Mạng Cisco cung cấp nội dung trên web, các bài đánh giá trực truyến, công tác theo dõi kết quả học tâp của sinh viên, các phòng thí nghiệm có tính thực tiễn cao, công tác huấn luyện và hỗ trợ giảng viên, cùng sự chuẩn bị cho các chứng nhận theo tiêu chuẩn của ngành công nghiệp.
Hệ thống các chương trình đào tạo được Cisco thiết kế bao gồm: CCNA, CCDA, CCNP, CCDP, CCSP, CCIP, CCVP và CCIE
Hệ thống chứng chỉ Cisco được tách ra thành những “rãnh chuyên môn” khác nhau, trong đó có 3 cấp cơ bản – Associate / Professional / Expert. Và 1 Expert ~ 16 Professionals ~ 128 Associates.

Cấp độ chuyên viên (Associate):
CCNA (Cisco Certified Network Associate): chuyên về cấu hình và quản trị mạng
CCDA (Cisco Certified Design Associate): chuyên về thiết kế mạng

Cấp độ chuyên gia (Professional):
CCNP (Cisco Certified Network Professional): cấu hình và quản trị mạng mức cao
CCDP (Cisco Certified Design Professional): thiết kế mạng mức cao
CCSP (Cisco Certified Security Professional): bảo mật trên mạng
CCVP (Cisco Certified Voice Professional): dịch vụ thoại trên mạng
CCIP (Cisco Certified Internetwork Professional): các giải pháp mạng lõi

Cấp độ chuyên gia cao cấp (Expert):
Chứng chỉ CCIE – Cisco Certified Internetwork Expert, đây được coi là một trong những chứng chỉ nghề CNTT có giá trị nhất trên thế giới và cũng là chứng chỉ khó đạt nhất trong hệ thống chứng chỉ của Cisco.
Chứng chỉ CCDE – Cisco Certified Design Expert, chính thức được Cisco giới thiệu ngày 22/01/2008, dành cho các chuyên gia thiết kế, tích hợp và tối ưu hệ thống công nghệ hạ tầng cao cấp.
Việc tách nhỏ hệ thống bằng cấp là một bước tiến lớn trong quá trình mang các công nghệ phức tạp nhất đến cho từng cá nhân. Đây là một thành công rất lớn về mặt đầu tư không vốn cho nguồn nhân lực của mình.
 


Top