Doanh nghiệp Nhật 'mách nhau' gì về lao động Việt Nam? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Doanh nghiệp Nhật 'mách nhau' gì về lao động Việt Nam?

VoDanhPhD

Rìu Chiến Chấm
Doanh nhân Nhật Bản cho rằng người Việt rất thành thật, thẳng thắn, cởi mở, vui tươi, nhưng sẵn sàng tìm chỗ mới khi có mức lương cao hơn.
Chiều 9/7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư trực tuyến Việt Nam - Nhật Bản. Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, nói rằng đây là cuộc xúc tiến đầu tư trực tuyến lớn nhất từng được tổ chức giữa Việt Nam và một nước đối tác.
Ước tính có khoảng 1.400 người tham dự tại Việt Nam và điểm cầu Nhật Bản. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm của các doanh nghiệp Nhật mong muốn đầu tư vào Việt Nam.

“Người đơn giản, không lắt léo, không thấy khôn lỏi”
Tại buổi xúc tiến đầu tư, ban tổ chức dành nhiều thời gian để các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam chia sẻ với chính các doanh nghiệp ở nước mình về việc đầu tư và làm việc với người Việt Nam.
“Chắc hạn các bạn đều đặt câu hỏi người Việt Nam là như thế nào, liệu chúng ta có thể cùng làm việc hay không?”, ông Sagara Hirohide, Giám đốc Công ty Marubeni Vietnam, mở đầu bài phát biểu với chủ đề “Việt Nam dưới con mắt của nhà đầu tư Nhật Bản”.
Ông này chia sẻ câu chuyện bản thân là người rất hay quên, thường quên ví tiền, chìa khóa. Có một lần, ông ăn phở tại Đà Nẵng, bị quên ví nhưng đã được người địa phương trả lại.

nguoi nhat nghi gi ve nguoi viet nam anh 1
Doanh nhân Nhật cho rằng người Việt Nam rất thành thật, thẳng thắn, cởi mở, vui tươi, thoải mái.

Ông Sagara Hirohide nhận xét người Việt Nam rất thành thật, thẳng thắn, cởi mở, vui tươi, thoải mái. “Tôi nghĩ rằng đó là những người đơn giản, không lắt léo mặt trước, mặt sau, không thấy có người khôn lỏi. Người Việt Nam coi trọng mối quan hệ gia đình”, ông nói.
Vị này cũng vui mừng khi người Việt Nam rất yêu thích Nhật Bản, từ những người lái xe taxi đến lãnh đạo cấp cao Nhà nước đều bảy tỏ lòng yêu mến. Do đó, ông nhấn mạnh với người Nhật Bản thì Việt Nam là nơi rất đáng sống, rất dễ để làm việc và sinh sống.
Tuy nhiên, vị này nói rằng người Việt Nam khá coi trọng tiền bạc. Người Việt Nam cầu thị, quan tâm đến đời sống của mình được cải thiện hơn.

“Người Việt Nam sẵn sàng bỏ việc sang chỗ lương cao hơn”
Ông cho rằng khi làm việc có một số điểm cần lưu ý. Ông này cho biết người Nhật coi công việc là lẽ sống, trung thành với công ty, luôn luôn coi trọng sự tin tưởng của mình với đồng nghiệp. Chính vì thế người Nhật coi trọng sự cần cù, tập quán làm việc lâu dài ở một công ty, coi trọng việc đào tạo con người.
Tuy nhiên, người Việt Nam suy nghĩ về công việc đơn giản hơn, làm việc là để kiếm tiền. “Nếu các quý vị tiếp xúc với người Việt Nam, có chuyện lương chênh lệch, người Việt Nam sẵn sàng bỏ việc sang chỗ lương cao hơn. Họ dường như là không trung thành lắm, không gắn bó với công ty”, ông này chia sẻ.
Ông cho biết nếu các doanh nghiệp không quen với điều này sẽ thấy hơi ức chế một chút. Tuy nhiên, người Nhật cũng nên thay đổi quan điểm của mình, nên xác định cách làm việc của người Nhật khá là hiếm có trên thế giới và đặc biệt.
Ông Sagara Hirohide cũng chia sẻ câu chuyện ở Việt Nam thì khoảng 17h30 hàng ngày, 70% số nhân viên sẽ đi về nhà. Đến 18h30 thì chỉ còn người Nhật làm việc.

nguoi nhat nghi gi ve nguoi viet nam anh 2
Doanh nhân Nhật Bản nhận xét người Việt rất cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Ảnh: Hoàng Hà.

“Tôi nghĩ đây là cách rất cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Theo cách đó, tôi nghĩ người Việt đang tiến bộ hơn người Nhật Bản”, ông nói khiến hội trường nhiều người mỉm cười.
Chung quy lại, ông Sagara Hirohide cho rằng Việt Nam sở hữu vị trí chiến lược, nằm ở phía đông khu vực Đông Nam Á, người ra sở hữu đường biển dài, gần đường hàng hải quan trọng bậc nhất trên thế giới. Do đó, ông này khuyên các doanh nghiệp xây dựng các chuỗi cung ứng thì nên chú ý đến Việt Nam, vì đây là địa chỉ rất tiềm năng.
“Để phục vụ sự phát triển của Nhật Bản thì cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ với Việt Nam”, ông này chia sẻ.
Là người có 25 năm sống ở Việt Nam, ông Watanabe Yutaka, Giám đốc Công ty Towa Industrial Vietnam, mong muốn Chính phủ Việt Nam đầu tư nhiều hơn nữa cho hạ tầng, đặc biệt là các khu công nghiệp và điện năng.
Vị này nhấn mạnh nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc và các nước khác sẽ sang Việt Nam nhiều, nên doanh nghiệp Nhật Bản phải hành động thật nhanh.

Việt Nam có vị trí chiến lược
Ông Đỗ Nhất Hoàng cho biết hàng trăm tập đoàn lớn thuộc top 500 của thế giới đã có mặt tại Việt Nam, trong đó có nhiều doanh nghiệp Nhật như Sumitomo, Honda, Toyota…
Ông nhấn mạnh Việt Nam 8 lợi thế chính để thu hút đầu tư nước ngoài. Đó là chính trị ổn định; tăng trưởng kinh tế cao đều đặn; chi phí sản xuất cạnh tranh; nguồn nhân lực dồi dào; thị trường rộng với 100 triệu dân, thu nhập bình quan đầu người ngày càng tăng; hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; chính sách mở cửa có nhiều ưu đãi cạnh tranh; Việt Nam có vị trí chiến lược, cách nhiều nền kinh tế năng động khác khoảng 3-5 giờ bay.
Ngoài ra, nhà đầu tư Nhật Bản đến Việt Nam không chỉ được hưởng ưu đãi trong nước, mà còn được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia.
Ông Aguin Tooru, Trưởng đại điện Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JBIC), cho biết theo khảo sát hàng trăm doanh nghiệp Nhật Bản, thì Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn đứng đầu ASEAN và thứ ba trên thế giới với các doanh nghiệp nước này. Vị này tin tưởng tỷ lệ đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới sẽ còn tăng.
Vị này nhấn mạnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hậu Covid-19 của Việt Nam cũng là một trong những yếu tố thu hút đầu tư. Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế so sánh như tính tăng trưởng thị trường địa phương, lao động giỏi có tay nghề, chia sẻ rủi ro các nước khác, chính trị xã hội ổn định.
Tuy nhiên, ông Aguin Tooru cũng cho rằng Việt Nam đang gặp sự cạnh tranh gay gắt với Thái Lan và Trung Quốc trong thu hút FDI. Ngoài ra, công nghiệp phụ trợ trong nước chưa phát triển. JBIC đang xúc tiến để doanh nghiệp Nhật sang Việt Nam đầu tư lĩnh vực này.

via Zing​
 

pepePE

Rìu Chiến Vàng
VIP User
Có những quốc gia như Việt Nam mà người dân có danh tiếng tốt vì họ đã kiếm được nó qua nhiều năm, điều đó được mang trong trái tim của mỗi người và đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,{hug}
luôn trong trái tim Việt Nam của tôi
{lay}:)
 


Top