Chuyện tình cặp vợ chồng danh tướng nhà Tây Sơn | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Chuyện tình cặp vợ chồng danh tướng nhà Tây Sơn

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Kỳ 1: Yêu vì mến tài

Trần Quang Diệu và thiếu nữ họ Bùi từ chỗ cảm mến tài nghệ của nhau, đã nảy nở tình yêu lúc nào không rõ.


Tại đền thờ Tây Sơn Tam kiệt có thờ 3 vị võ tướng của nhà Tây Sơn là Võ Văn Dũng và đôi vợ chồng danh tướng Bùi Thị Xuân - Trần Quang Diệu. Điều đó cho thấy công lao của họ với sự nghiệp của nhà Tây Sơn.

Yêu vì mến tài

Bùi Thị Xuân sinh ra trong gia đình nhà giàu có ở tổng Phú Phong, huyện Tuy Viễn (Quy Nhơn). Lúc trẻ bà đã nổi tiếng khắp vùng là một cô gái xinh đẹp, văn chương võ nghệ hơn người. Nhiều chàng trai ngấp nghé ngỏ lời, nhưng nàng chẳng màng, mà chiêu tập các bạn gái thành lập lò võ cùng nhau luyện tập.

Một hôm nàng cưỡi ngựa đi săn, trên quãng đường rừng bỗng nghe thấy tiếng hổ gầm, tiếng cây đổ ràn rạt. Không hề sợ hãi, nàng phóng ngựa xông tới thì thấy một tráng sĩ đang đánh nhau với con mãnh hổ. Con hổ xem chừng đã mệt, nhưng chàng trai cũng bị thương nặng, máu chảy đẫm áo. Nàng nhảy phắt xuống ngựa, dùng đôi song kiếm xông vào đâm chết con hổ.

Bùi Thị Xuân đưa chàng trai về nhà chữa trị vết thương. Chàng trai xứ Quảng ấy tên là Trần Quang Diệu, đang trên đường tìm đến đầu quân với nghĩa quân Tây Sơn. Trần Quang Diệu rất giỏi võ nghệ lại có chí nên được cụ Bùi rất yêu mến. Chàng và thiếu nữ họ Bùi từ chỗ cảm mến tài nghệ của nhau, đã nảy nở tình yêu lúc nào không rõ. Sau khi vết thương lành, hai người xin phép lên đường xuống Quy Nhơn ra mắt vua Thái Đức Nguyễn Nhạc.

Nguyễn Nhạc rất vui mừng có được hai tướng tài trẻ tuổi, bèn đứng làm chủ hôn cho họ kết nghĩa vợ chồng.

Ky-1-Chuyen-tinh-cap-vo-chong-danh-tuong-nha-Tay-Son-663-1552926210-width480height316.jpg

Tượng thờ Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu tại Bình Định.

Cùng đánh đông dẹp bắc

Trần Quang Diệu có sức mạnh lạ thường, xử thanh huỳnh long đao dũng mãnh. Ông cùng một tướng khác là Lê Sĩ Hoàng được người đời tôn là "Tây Sơn song đao".

Bùi Thị Xuân giỏi kiếm pháp, tài bắn cung, biết dạy voi, thường cưỡi con ngựa ngân câu phóng nhanh như chớp. Hai vợ chồng theo Nguyễn Huệ đánh đông dẹp bắc, lập được nhiều chiến công. Trong chiến dịch đánh đuổi quân Thanh Tết Kỷ Dậu (1789), cả hai đều là tướng lĩnh trong đạo trung quân do vua Quang Trung đích thân chỉ huy. Nữ tướng Bùi Thị Xuân cầm đầu đội tượng binh, đi đến đâu quân Thanh sợ hãi bỏ chạy đến đấy.

Sau chiến thắng Kỷ Dậu, Bùi Thị Xuân cùng chồng được cử đi dẹp yên các cuộc nội loạn chống đối vương triều Tây Sơn ở các địa phương. Bùi Thị Xuân được phong Đô đốc. Trần Quang Diệu được thăng Thiếu phó, một chức võ quan cao cấp của triều đình. Tiếc thay, vua Quang Trung mất sớm khi chưa đầy 40 tuổi, triều Tây Sơn đi vào suy thoái. Tuân theo di chỉ của vua, Trần Quang Diệu cùng Bùi Đắc Tuyên và Vũ Văn Dũng tôn phò Quang Toản lúc đó mới 9 tuổi lên làm vua Cảnh Thịnh.

Lúc này cả hai vợ chồng phải chia nhau đi trấn giữ các nơi hiểm yếu. Bùi Thị Xuân được cử vào ổn định tình hình ở Quảng Nam. Quảng Nam bấy giờ mất mùa, nhiều nơi dân chúng nổi loạn, quan quân địa phương không sao khống chế được. Nữ đô đốc đến nơi bèn đi thị sát khắp nơi, cho mở kho quân lương phát chẩn cho dân, đồng thời trừng trị bọn tham quan nhũng nhiễu. Bà ra lệnh không truy cứu những người dân nổi dậy. Do đó, tình hình Quảng Nam trở nên yên ổn, nhân dân đều ghi nhớ công ơn bà.

Trong khi đó, tại Quy Nhơn vua Thái Đức Nguyễn Nhạc bị quân Nguyễn bao vây nguy cấp. Trần Quang Diệu được cử vào giải nguy, đánh đuổi được quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc mất hết quyền hành đã tự vẫn.

Tại Phú Xuân, vua Cảnh Thịnh trẻ người non dạ, bị cậu ruột là Thái sư Bùi Đắc Tuyên khuynh loát, giết hại công thần thu hết quyền lực vào tay. Thái sư Bùi Đắc Tuyên xui Cảnh Thịnh cử Đại tư đồ Võ Văn Dũng ra trấn giữ Bắc Hà để triệt vây cánh ông này. Trần Văn Kỷ vạch rõ âm mưu của Bùi Thái sư cho ông biết, Võ Văn Dũng bèn bí mật đem quân quay trở lại Phú Xuân giết chết Bùi Đắc Tuyên.

Thái phó Trần Quang Diệu đang vây đánh thành Diên Khánh nghe tin không hay, vội kéo quân trở lại Phú Xuân, dàn quân ở bờ Nam sông An Cựu. Đại tư đồ Võ Văn Dũng dàn quân ở bờ Bắc. Hai bên chuẩn bị đánh lẫn nhau. Vua Cảnh Thịnh sợ hãi, khóc lóc, xin hai bên hưu chiến. Vì nghĩ đến sự phó thác xưa kia của tiên đế và đại cuộc của nhà Tây Sơn, Trần Quang Diệu bằng lòng giảng hòa.

(Còn nữa...)

Theo Dĩ Nguyên (Kiến Thức)​
 

KHAI HOAN

Búa Đá
Còn nhớ lúc học tiểu học (cũng gần 30 năm rồi), có đọc 1 cuốn tiểu thuyết cho thiếu nhi về nữ tướng Bùi Thị Xuân, nói rằng bà sinh ra ở xứ Kinh Bắc, nhớ rất rõ chi tiết này vì mô tả rất kỹ về ảnh hưởng của những câu hát quan họ đến bà, hay những đoạn mô tả những đêm bà đi nghe hát quan họ, hát liền anh liền chị...
Bây giờ ước gì ngày đó mình gặp ông Gu gồ hay ai đó hiểu biết một chút để không bị thằng tác giả chó chết nó lừa về nơi sinh của bà
 

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Kỳ 2: Ao trời nước vũng

Người ta kể lại khác nhau về trường hợp Trần Quang Diệu, có tài liệu cho biết ông bị xử chém, có tài liệu thì nói bị lột da.

Sống anh hùng, chết oanh liệt, cuộc đời của Bùi Thị Xuân - Trần Quang Diệu được đời đời ghi danh. Không chỉ ở quê hương, mà rất nhiều nơi đã lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của hai người.

Vì nghĩa lớn, gạt tình riêng

Nhận được tin mật cho biết triều đình Tây Sơn lục đục, Nguyễn Ánh cầm quân tiến đánh Quảng Nam. Không ngờ gặp sự giáng trả của Bùi Thị Xuân, quân Nguyễn thua tơi tả phải rút lui. Bị thua mưu trí và võ công của đàn bà, Nguyễn Phúc Ánh thề sẽ trả thù sau này.

Sau khi đánh lui quân Nguyễn, Bùi Thị Xuân mới kéo quân về triều cùng chồng giải quyết cuộc xung đột. Mọi người lo sợ bà sẽ trả thù Võ Văn Dũng, vì Bùi Đắc Tuyên chính là cậu ruột của bà. Nhưng Bùi Thị Xuân đã gạt tình thân, vì nghĩa lớn, bỏ qua chuyện thù riêng nên Võ Văn Dũng rất cảm kích, nguyện kết tình huynh đệ sinh tử với Trần Quang Diệu.

Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng cùng được cử cầm quân đánh thành Quy Nhơn do tướng Võ Tánh trấn giữ. Tình hình vô cùng nguy cấp, chúa Nguyễn định đem quân đến giải cứu. Biết đây là hai tướng tài giỏi nhất của Tây Sơn đang có mặt cả ở đây, Võ Tánh gửi thư khuyên chúa Nguyễn bí mật kéo quân ra đánh vào Phú Xuân, còn ông sẽ cầm chân họ.

Đánh lâu không hạ được thành, Trần Quang Diệu sai đắp lũy xung quanh thành, chia quân bao vây bốn mặt. Võ Văn Dũng đem thủy binh đóng giữ cửa Thị Nại, xây đồn đặt pháo ngăn cản quân tiếp viện. Trong thành hết lương thực, Võ Tánh dùng mũi tên gắn thư bắn ra cho Trần Quang Diệu, trong thư viết: "Phận sự ta làm chủ tướng, thì đành liều chết ở dưới cờ. Còn các tướng sĩ không có tội gì, không nên giết hại". Sau đó, Võ Tánh chất rơm cỏ dưới lầu bát giác tự thiêu, hiệp trấn Ngô Tòng Châu cũng uống thuốc độc tự tử, thành Quy Nhơn đầu hàng. Trần Quang Diệu vào thành, sai làm lễ liệm táng trọng thể hai vị tướng tuẫn tiết, và tha cho tướng sĩ nhà Nguyễn, không giết một ai.

Ky-2-Su-thuc-cai-chet-cua-nu-tuong-Bui-Thi-Xuan-va-chong-664-1552926471-width480height354.jpg

Ao trời nước vũng

Phú Xuân bị mất, Bùi Thị Xuân dẫn 5.000 quân hộ giá vua Cảnh Thịnh đi chiếm lại. Biết đã bị dồn đến bước đường cùng, Bùi Thị Xuân tự tay thúc trống trận dồn dập rồi liều chết cưỡi voi xông vào chiến lũy Trấn Ninh. Vốn đã từng nếm mùi thua trận trước vị nữ tướng oai phong lẫm liệt, quân Nguyễn sợ hãi xô nhau chạy. Chúa Nguyễn đem một cánh quân vượt sông Linh Giang tìm đường rút. Vua Cảnh Thịnh thấy quân Nguyễn đông, sợ quá bỏ chạy. Bùi Thị Xuân níu áo lại không được. Như rắn mất đầu, quân Tây Sơn vỡ trận. Đó là trận đánh oanh liệt cuối cùng của vị nữ tướng anh hùng.

Từ Quy Nhơn, Trần Quang Diệu cấp tốc trở về cứu Phú Xuân, nhưng đã quá muộn. Vua Cảnh Thịnh cùng một nhúm người đã trốn lên Bắc Hà. Trần Quang Diệu một mình vượt qua đất Lào rồi quay về Nghệ An, gặp lại được vợ ở vùng Quỳ Hợp. Không còn quân sĩ trong tay, hai mãnh tướng bị quan quân nhà Nguyễn vây bắt tại đây đem đóng cũi giải về Phú Xuân.

Biết Trần Quang Diệu là một tướng tài, lại có lòng nhân tha cho toàn bộ quân sĩ trong thành Quy Nhơn, Nguyễn Ánh định thu phục ông đầu hàng, nhưng ông đã từ chối thẳng thừng.

Bùi Thị Xuân bị trói đến trước mặt Nguyễn Ánh. Chúa Nguyễn tự đắc hỏi bà: Ta và Nguyễn Huệ ai hơn?

Bà trả lời: Chúa công ta, tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà người đi cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Tàu làm tan nát cả sơn hà, cùng đều bị chúa công ta đánh cho không còn mảnh giáp. Đem so với chúa công ta, nhà ngươi chẳng qua là ao trời nước vũng.

Nguyễn Ánh đã từng trực tiếp bị bà đánh thua, nay lại bị bà sỉ nhục, nên căm hận lắm.

Cả hai vợ chồng nữ tướng Bùi Thị Xuân bị đem ra hành quyết. Người ta kể lại khác nhau về trường hợp Trần Quang Diệu, có tài liệu cho biết ông bị xử chém, có tài liệu thì nói bị lột da.

Còn Bùi Thị Xuân bị voi giày. Quấn quanh người tấm vải đỏ rực, bà đứng hiên ngang, hét to một tiếng làm bầy voi sợ hãi bước giật lùi. Quân lính được lệnh đốt hỏa pháo và đâm giáo nhọn thúc vào voi làm chúng hoảng loạn chạy xéo lên đè chết bà.

Dân ta vẫn lưu truyền trường ca Cân quắc anh hùng truyện dài gần một ngàn câu thơ lục bát, ca ngợi và tiếc thương vị nữ tướng anh hùng: "Chiều chiều nhìn ngọn non Tê/Nhớ người liệt nữ lòng tê tái buồn/Sử xanh chép để luôn luôn/Cử huân vi nghiệp truyền muôn vạn đời".

Theo Dĩ Nguyên (Kiến Thức)​
 

MR.khoahoc

Rìu Sắt
Kỳ 2: Ao trời nước vũng

Người ta kể lại khác nhau về trường hợp Trần Quang Diệu, có tài liệu cho biết ông bị xử chém, có tài liệu thì nói bị lột da.

Sống anh hùng, chết oanh liệt, cuộc đời của Bùi Thị Xuân - Trần Quang Diệu được đời đời ghi danh. Không chỉ ở quê hương, mà rất nhiều nơi đã lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của hai người.

Vì nghĩa lớn, gạt tình riêng

Nhận được tin mật cho biết triều đình Tây Sơn lục đục, Nguyễn Ánh cầm quân tiến đánh Quảng Nam. Không ngờ gặp sự giáng trả của Bùi Thị Xuân, quân Nguyễn thua tơi tả phải rút lui. Bị thua mưu trí và võ công của đàn bà, Nguyễn Phúc Ánh thề sẽ trả thù sau này.

Sau khi đánh lui quân Nguyễn, Bùi Thị Xuân mới kéo quân về triều cùng chồng giải quyết cuộc xung đột. Mọi người lo sợ bà sẽ trả thù Võ Văn Dũng, vì Bùi Đắc Tuyên chính là cậu ruột của bà. Nhưng Bùi Thị Xuân đã gạt tình thân, vì nghĩa lớn, bỏ qua chuyện thù riêng nên Võ Văn Dũng rất cảm kích, nguyện kết tình huynh đệ sinh tử với Trần Quang Diệu.

Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng cùng được cử cầm quân đánh thành Quy Nhơn do tướng Võ Tánh trấn giữ. Tình hình vô cùng nguy cấp, chúa Nguyễn định đem quân đến giải cứu. Biết đây là hai tướng tài giỏi nhất của Tây Sơn đang có mặt cả ở đây, Võ Tánh gửi thư khuyên chúa Nguyễn bí mật kéo quân ra đánh vào Phú Xuân, còn ông sẽ cầm chân họ.

Đánh lâu không hạ được thành, Trần Quang Diệu sai đắp lũy xung quanh thành, chia quân bao vây bốn mặt. Võ Văn Dũng đem thủy binh đóng giữ cửa Thị Nại, xây đồn đặt pháo ngăn cản quân tiếp viện. Trong thành hết lương thực, Võ Tánh dùng mũi tên gắn thư bắn ra cho Trần Quang Diệu, trong thư viết: "Phận sự ta làm chủ tướng, thì đành liều chết ở dưới cờ. Còn các tướng sĩ không có tội gì, không nên giết hại". Sau đó, Võ Tánh chất rơm cỏ dưới lầu bát giác tự thiêu, hiệp trấn Ngô Tòng Châu cũng uống thuốc độc tự tử, thành Quy Nhơn đầu hàng. Trần Quang Diệu vào thành, sai làm lễ liệm táng trọng thể hai vị tướng tuẫn tiết, và tha cho tướng sĩ nhà Nguyễn, không giết một ai.

Ky-2-Su-thuc-cai-chet-cua-nu-tuong-Bui-Thi-Xuan-va-chong-664-1552926471-width480height354.jpg

Ao trời nước vũng

Phú Xuân bị mất, Bùi Thị Xuân dẫn 5.000 quân hộ giá vua Cảnh Thịnh đi chiếm lại. Biết đã bị dồn đến bước đường cùng, Bùi Thị Xuân tự tay thúc trống trận dồn dập rồi liều chết cưỡi voi xông vào chiến lũy Trấn Ninh. Vốn đã từng nếm mùi thua trận trước vị nữ tướng oai phong lẫm liệt, quân Nguyễn sợ hãi xô nhau chạy. Chúa Nguyễn đem một cánh quân vượt sông Linh Giang tìm đường rút. Vua Cảnh Thịnh thấy quân Nguyễn đông, sợ quá bỏ chạy. Bùi Thị Xuân níu áo lại không được. Như rắn mất đầu, quân Tây Sơn vỡ trận. Đó là trận đánh oanh liệt cuối cùng của vị nữ tướng anh hùng.

Từ Quy Nhơn, Trần Quang Diệu cấp tốc trở về cứu Phú Xuân, nhưng đã quá muộn. Vua Cảnh Thịnh cùng một nhúm người đã trốn lên Bắc Hà. Trần Quang Diệu một mình vượt qua đất Lào rồi quay về Nghệ An, gặp lại được vợ ở vùng Quỳ Hợp. Không còn quân sĩ trong tay, hai mãnh tướng bị quan quân nhà Nguyễn vây bắt tại đây đem đóng cũi giải về Phú Xuân.

Biết Trần Quang Diệu là một tướng tài, lại có lòng nhân tha cho toàn bộ quân sĩ trong thành Quy Nhơn, Nguyễn Ánh định thu phục ông đầu hàng, nhưng ông đã từ chối thẳng thừng.

Bùi Thị Xuân bị trói đến trước mặt Nguyễn Ánh. Chúa Nguyễn tự đắc hỏi bà: Ta và Nguyễn Huệ ai hơn?

Bà trả lời: Chúa công ta, tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà người đi cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Tàu làm tan nát cả sơn hà, cùng đều bị chúa công ta đánh cho không còn mảnh giáp. Đem so với chúa công ta, nhà ngươi chẳng qua là ao trời nước vũng.

Nguyễn Ánh đã từng trực tiếp bị bà đánh thua, nay lại bị bà sỉ nhục, nên căm hận lắm.

Cả hai vợ chồng nữ tướng Bùi Thị Xuân bị đem ra hành quyết. Người ta kể lại khác nhau về trường hợp Trần Quang Diệu, có tài liệu cho biết ông bị xử chém, có tài liệu thì nói bị lột da.

Còn Bùi Thị Xuân bị voi giày. Quấn quanh người tấm vải đỏ rực, bà đứng hiên ngang, hét to một tiếng làm bầy voi sợ hãi bước giật lùi. Quân lính được lệnh đốt hỏa pháo và đâm giáo nhọn thúc vào voi làm chúng hoảng loạn chạy xéo lên đè chết bà.

Dân ta vẫn lưu truyền trường ca Cân quắc anh hùng truyện dài gần một ngàn câu thơ lục bát, ca ngợi và tiếc thương vị nữ tướng anh hùng: "Chiều chiều nhìn ngọn non Tê/Nhớ người liệt nữ lòng tê tái buồn/Sử xanh chép để luôn luôn/Cử huân vi nghiệp truyền muôn vạn đời".

Theo Dĩ Nguyên (Kiến Thức)​
bác nên post cùng 1 bài, thay vì post phía dưới thế này, nếu nhiều người cmt sẽ k để ý được từng trang, ta nên post chung vào 1 bài ( sửa bài post tiếp )
 

ptcat

Búa Gỗ Đôi
bác nên post cùng 1 bài, thay vì post phía dưới thế này, nếu nhiều người cmt sẽ k để ý được từng trang, ta nên post chung vào 1 bài ( sửa bài post tiếp )

@tranthanhkiet Vì nhiều lý nếu không thể viết một bài thì ngay khi có bài mới thì ở #1 nên có và cập nhật link (mục lục) để mọi người tiện theo dõi và thoải mái comment. Cảm ơn nhiều.
 


Bài Viết Mới

Top