Biết nói thế nào đây. Đây là diễn đàn công nghệ, anh em kỹ thuật và người sử dụng internet ở VN tham gia là chính, không có nhân viên nhà mạng nào hỗ trợ các anh đâu.
Nếu các anh hy vọng gào thét tại VN-Z sẽ giải quyết được vấn đề thì
sai lầm.
Hãy gọi lên tổng đài, phản hồi qua app hay các trang mạng xã hội chính thức, hoặc trực tiếp hơn ra các địa điểm giao dịch mà sỉ vả, dọa đổi nhà mạng. Hiệu quả hơn rất nhiều.
Còn ở VN-Z, đội IT khắp Việt Nam tham gia tư vấn, hướng dẫn cách giải quyết khắc phục vấn đề tạm thời. Và tôi đã đưa ra phương án cho các anh rồi, mạng nhà tôi, mạng hàng xóm dùng dịch vụ Gmail/FB của Viettel, VNPT ngon lành. Lựa chọn ở các anh.
Thứ 2, các anh hardcode vào đầu giúp là mạng ở VN không tự do hoàn toàn mà có kiểm duyệt ở mức độ nhất định. Điện, Nước và Mạng là những vấn đề liên quan đến lợi ích sát sườn, an ninh quốc gia. Bên thứ 3 khó lòng nhảy vào mà thiếu sự kiểm soát.
Có lẽ ý của anh Woody mang ý khác chứ không phải chê mạng chậm, còn tôi chỉ hướng dẫn cách giải quyết tạm thời được đến thế dưới góc độ dân kỹ thuật.
Lần đầu nói chuyện tôi chưa chửi anh câu nào, anh đã chửi "thiếu não", anh rất 'lịch sự" với người có ý giúp anh. Chắc anh IQ cao lắm mà chê người khác, anh nên lên núi để thể hiện sự thông thái đó 1 mình.
Xin ignore và miễn tiếp.
==========
@Hamano Kaito : Tôi đồng ý với anh Mod phải plus thêm VPN lúc "đứt cáp" là khó chấp nhận khi đứng ở vị trí khách hàng.
Tôi sẽ giải thích về việc bóp băng thông từ vị trí một kỹ sư mạng, nhưng giả thuyết nhà mạng (nay gọi là ISP) chủ động thực hiện để tăng doanh thu là thật hay giả thì không bàn vì cái đó ngoài tầm. Cũng không bàn về việc "cá mập cắn" lần này.
Mạng nhà tôi vẫn phà phà nên tôi không rõ trải nghiệm này ra sao.
THỨ 1: Hiểu biết về công nghệ internet phổ biến hiện nay tại Việt Nam
Mạng hộ gia đình chúng ta đang sử dụng công nghệ quang dẫn PON (Passive Optical Network) vốn mang tính chất CHIA SẺ (sharing).
Lấy ví dụ dễ hiểu từ thực tế:
Hệ thống cấp nước từ trạm bơm đến hộ gia đình. Nước từ trạm bơm qua hệ thống đường ống dẫn đến từng ngõ xóm, vào từng gia đình. Khi thực hiện mở van bơm ở thời điểm ít người dùng (thường là sáng), để ý nước đổ vào bể rất mạnh, do áp suất trực tiếp từ trạm bơm chính. Khi thực hiện mở van ở giờ cao điểm, các hộ gia đình cùng mở van, do đó áp suất từ trạm bơm giảm, nước đổ vào bể chứa sẽ chậm, có thể không chảy.
Mạng chúng ta đang sử dụng có nét tương tự:
Hình trên tôi lấy từ google, dù chưa cụ thể nhưng dễ hiểu với người thường.
ONU chính là con modem mà nhà mạng cấp cho các anh.
- Tại giờ thấp điểm, giả sử chỉ 1 hộ sử dụng, mạng nhà các anh sẽ chạy với tốc độ thần gió "1 mình 1 đường".
- Tại giờ cao điểm (tối), tất cả các hộ sử dụng, chú ý ở đây là đường mạng chung nên sẽ xảy ra hiện tượng "nghẽn", nghe rất giống kẹt xe tại các thành phố lớn. Chính là nó.
THỨ 2: Băng thông tại giờ cao điểm chậm
Chậm là các dịch vụ của nước ngoài (Gmail / FB) bị chậm. Các nội dung trong nước (báo điện tử, nghe nhạc online) chạy rất tốt.
Các anh nên biết, mỗi 01 Megabyte ra khỏi biên giới VN (và ngược lại) đều được tính thành tiền, tiền này trả cho bên vận hành tuyến cáp xuyên châu lục/quốc gia (và chi phí đầu tư tuyến cáp của ISP ?). Các ISP tại VN đã hợp tác với các đơn vị nước ngoài, đầu tư vào các tuyến cáp này.
Kiểm tra thử:
TeleGeography's comprehensive and regularly updated interactive map of the world's major submarine cable systems and landing stations.
www.submarinecablemap.com
Tuyến APG gồm các đơn vị chủ quản: NTT, China Telecom, China Unicom, Chunghwa Telecom, KT, Starhub, LG Uplus, China Mobile, Viettel Corporation, VNPT International, Facebook, TIME dotCom
Đã thấy 2 cái tên quen thuộc. Các đơn vị chủ quản khai thác, ăn chia quota thế nào là việc của họ. Nhưng chắc chắn 1 điều ISP phải chi thêm tiền túi với băng thông phát sinh từ phía mình.
Để ý dịch vụ 4G truy cập nội dung ngoài VN luôn nhanh hơn thuê bao cố định: "Đăng ký gói XX, miễn phí YY lưu lượng, hết lưu lượng ngắt kết nối (hoặc giảm speed)"
Lý do chính tôi giải thích ở trên, các anh trả tiền và một phần trong đấy để mua băng thông phát sinh ra nước ngoài.
Xét 01 Megabyte của 4G giá cao hơn nhiều so với 01 Megabyte của Dịch vụ thuê bao cố định (trọn gói), vậy nên tốc độ sẽ khác. Ngắn gọn, khả năng chi trả tới đâu, dịch vụ hưởng tới đó.
Ngó qua bờ bên kia đại dương, giá và tốc độ internet thật đáng ngưỡng mộ, nhưng các anh có biết nhiều gói Dịch vụ thuê bao cố định của các ISP bên đó tính theo lưu lượng sử dụng. Anh được dùng max speed, hết 1 TB băng thông miễn phí thì anh phải cộp thêm tiền.
Vấn đề nữa, giả sử giá đầu tư cho hạ tầng viễn thông là 500k, ông VN có trong túi 1.000k, bác TQ thì 5.000k, ông US lắm tiền mạnh tay chi 10.000k. Khi mà giá đầu tư về hạ tầng là gần tương đương thì ai nhiều "lúa" sẽ phát triển hạ tầng mạnh mẽ hơn thằng nhà nghèo.
Quay lại mạng các anh đang dùng, nếu các ISP "thả" cho Dịch vụ thuê bao cố định (gói cá nhân) có tốc độ nhanh như 4G thì họ lỗ. ISP là đơn vị kinh doanh và làm ăn tất phải có lãi (lãi lớn!).
Nên ở đây, giờ cao điểm (buổi tối, cuối tuần) băng thông ra nước ngoài chắc chắn sẽ bị bóp.
Mức độ "chậm" đến đâu tùy năng lực của ISP đó, "mạnh vì gạo bạo vì tiền", nhiều "lúa" thì cho dân dùng thả ga (kiểm soát nhất định về nội dung).
Ông ISP nào chịu đầu tư hạ tầng nhiều, chịu đốt tiền, cơ chế thông thoáng sẽ có uy tín từ khách hàng và đè ISP khác, ISP nhỏ thì cố cho được 1 miếng bánh trong thị trường này.
Cuối cùng, cá nhân tôi hoàn toàn khuyến khích các anh chịu khó alo lên tổng đài hoặc ra điểm giao dịch phản ánh chất lượng dịch vụ và sẵn sàng chuyển sang ISP khác nếu ISP đang dùng có nhiều bất cập. Cơ bản cạnh tranh là tốt cho tất cả.
Viết cho Diễn đàn VN-Z by GloryVNZ (D.K)