[27/7/2022] Cáp quang biển vừa gặp sự cố | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

[27/7/2022] Cáp quang biển vừa gặp sự cố

Whale

Rìu Chiến
Tuyến cáp quang biển Việt Nam ra khu vực bị đứt trung bình 10 lần mỗi năm, mỗi lần trục trặc kéo dài một tháng.
Tuyến cáp quang biển Asia Pacific Gateway (APG) gặp sự cố vào 15h, chiều ngày 26/7. Vấn đề nêu trên khiến đường truyền mạng của người dùng trong nước, đi các trang web quốc tế bị ảnh hưởng.
Vị trí xảy ra sự cố được phía đối tác nghi ngờ tại nhánh S3, cách trạm cập bờ Chongming, Trung Quốc 427 km.
Đây là lần thứ 2 tuyến APG gặp sự cố trong năm nay.

Tuyến cáp quang biển APG đi quốc tế gặp sự cố, dẫn đến tốc độ kết nối Internet không ổn định. Đơn vị vận hành đang tìm cách sớm khắc phục.
Một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết tuyến cáp quang biển Asia Pacific Gateway (APG) gặp sự cố vào 15h, chiều ngày 26/7. Vấn đề nêu trên khiến đường truyền mạng của người dùng trong nước, đi các trang web quốc tế bị ảnh hưởng.

Cụ thể, vị trí xảy ra sự cố được phía đối tác nghi ngờ tại nhánh S3, cách trạm cập bờ Chongming, Trung Quốc 427 km. Do đó, trong giai đoạn hiện tại, một số dịch vụ truy cập Internet của người dùng sẽ bị chậm đi. Ngoài ra, việc đường dây APG không ổn định tạo áp lực lên những tuyến cáp biển khác đi quốc tế.

Đơn vị vận hành tuyến cáp quang biển nêu trên cho biết đang kiểm tra và tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, thời gian hoàn thành chưa được công bố.


download_2022_07_27T000928.689.jpg

Lần thứ 2 tuyến cáp biển APG gặp sự cố trong năm 2022. Ảnh: Geo Engineer.

Tuyến cáp APG có tổng dung lương 54,8 Tb/s, được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016. Tuyến cáp này có chiều dài khoảng 10.400 km, với nhiều điểm kết nối các khu vực tại châu Á. Tuyến cáp này có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Cáp APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam như VNPT, Viettel, FPT Telecom và CMC Telecom. Tuyến cáp này được đánh giá có tốc độ đường truyền lớn và ổn định cho người dùng Internet tại Việt Nam.

Đây là lần thứ 2 tuyến APG gặp sự cố trong năm nay. Vào tháng 4, tuyến cáp quang biển này gặp sự cố đứt sợi trên phân đoạn S1.7, cách khu vực Đông Nam Á khoảng 910 km. Năm ngoái, đường truyền mạng nêu trên cũng có 4 lần gặp sự cố và mất nhiều tháng để sửa chữa, khôi phục.

Tại sự kiện Ngày Internet Việt Nam diễn ra tháng 12/2021, vấn đề độ ổn định và chất lượng cáp quang cũng được đưa ra bàn luận. Theo đại diện của Viettel Networks, trong 5 năm gần đây, các tuyến cáp quang biển Việt Nam ra khu vực bị đứt trung bình 10 lần mỗi năm, mỗi lần trục trặc kéo dài một tháng. Do vậy, các doanh nghiệp chỉ sử dụng được khoảng 3/4 các tuyến cáp.

Đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) nhận định lưu lượng truy cập Internet nước ngoài hiện lớn hơn nhiều so với trong nước. Các tuyến cáp biển gặp sự cố sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ Internet. Các nhà mạng, một mặt đã tìm cách đầu tư xây dựng các tuyến cáp mới, mặt khác cũng tìm cách tăng lưu lượng Internet trong nước.

Các khách mời tại phiên tọa đàm cho rằng ngoài việc mở rộng số lượng tuyến cáp, các doanh nghiệp trong nước cần đặt dung lượng dự phòng lớn hơn, đẩy mạnh sử dụng sản phẩm công nghệ trong nước.

Theo : https://zingnews.vn/cap-quang-bien-vua-gap-su-co-post1339542.html
 

laothaiquan

Rìu Chiến Bạc Chấm
Tuyến cáp quang biển Việt Nam ra khu vực bị đứt trung bình 10 lần mỗi năm, mỗi lần trục trặc kéo dài một tháng.
Tuyến cáp quang biển Asia Pacific Gateway (APG) gặp sự cố vào 15h, chiều ngày 26/7. Vấn đề nêu trên khiến đường truyền mạng của người dùng trong nước, đi các trang web quốc tế bị ảnh hưởng.
Vị trí xảy ra sự cố được phía đối tác nghi ngờ tại nhánh S3, cách trạm cập bờ Chongming, Trung Quốc 427 km.
Đây là lần thứ 2 tuyến APG gặp sự cố trong năm nay.

Tuyến cáp quang biển APG đi quốc tế gặp sự cố, dẫn đến tốc độ kết nối Internet không ổn định. Đơn vị vận hành đang tìm cách sớm khắc phục.
Một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết tuyến cáp quang biển Asia Pacific Gateway (APG) gặp sự cố vào 15h, chiều ngày 26/7. Vấn đề nêu trên khiến đường truyền mạng của người dùng trong nước, đi các trang web quốc tế bị ảnh hưởng.

Cụ thể, vị trí xảy ra sự cố được phía đối tác nghi ngờ tại nhánh S3, cách trạm cập bờ Chongming, Trung Quốc 427 km. Do đó, trong giai đoạn hiện tại, một số dịch vụ truy cập Internet của người dùng sẽ bị chậm đi. Ngoài ra, việc đường dây APG không ổn định tạo áp lực lên những tuyến cáp biển khác đi quốc tế.

Đơn vị vận hành tuyến cáp quang biển nêu trên cho biết đang kiểm tra và tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, thời gian hoàn thành chưa được công bố.


download_2022_07_27T000928.689.jpg

Lần thứ 2 tuyến cáp biển APG gặp sự cố trong năm 2022. Ảnh: Geo Engineer.

Tuyến cáp APG có tổng dung lương 54,8 Tb/s, được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016. Tuyến cáp này có chiều dài khoảng 10.400 km, với nhiều điểm kết nối các khu vực tại châu Á. Tuyến cáp này có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Cáp APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam như VNPT, Viettel, FPT Telecom và CMC Telecom. Tuyến cáp này được đánh giá có tốc độ đường truyền lớn và ổn định cho người dùng Internet tại Việt Nam.

Đây là lần thứ 2 tuyến APG gặp sự cố trong năm nay. Vào tháng 4, tuyến cáp quang biển này gặp sự cố đứt sợi trên phân đoạn S1.7, cách khu vực Đông Nam Á khoảng 910 km. Năm ngoái, đường truyền mạng nêu trên cũng có 4 lần gặp sự cố và mất nhiều tháng để sửa chữa, khôi phục.

Tại sự kiện Ngày Internet Việt Nam diễn ra tháng 12/2021, vấn đề độ ổn định và chất lượng cáp quang cũng được đưa ra bàn luận. Theo đại diện của Viettel Networks, trong 5 năm gần đây, các tuyến cáp quang biển Việt Nam ra khu vực bị đứt trung bình 10 lần mỗi năm, mỗi lần trục trặc kéo dài một tháng. Do vậy, các doanh nghiệp chỉ sử dụng được khoảng 3/4 các tuyến cáp.

Đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) nhận định lưu lượng truy cập Internet nước ngoài hiện lớn hơn nhiều so với trong nước. Các tuyến cáp biển gặp sự cố sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ Internet. Các nhà mạng, một mặt đã tìm cách đầu tư xây dựng các tuyến cáp mới, mặt khác cũng tìm cách tăng lưu lượng Internet trong nước.

Các khách mời tại phiên tọa đàm cho rằng ngoài việc mở rộng số lượng tuyến cáp, các doanh nghiệp trong nước cần đặt dung lượng dự phòng lớn hơn, đẩy mạnh sử dụng sản phẩm công nghệ trong nước.

Theo : https://zingnews.vn/cap-quang-bien-vua-gap-su-co-post1339542.html
Như vậy vị chi chúng ta chỉ có hai tháng thoải mái mà vẫn phải trả phí 12 tháng à. Có bất hợp lý chăng, nhưng bất gì thì cũng phải chịu!
 

chipsteps

Rìu Vàng
Như vậy vị chi chúng ta chỉ có hai tháng thoải mái mà vẫn phải trả phí 12 tháng à. Có bất hợp lý chăng, nhưng bất gì thì cũng phải chịu!
phải chịu thôi bác! vì còn lựa chọn nào khác đâu?! nhưng thấy thiệt quá! tiền đóng đủ mà không được hưởng trọng vẹn dịch vụ!
 

5Characters

Rìu Sắt
phải chịu thôi bác! vì còn lựa chọn nào khác đâu?! nhưng thấy thiệt quá! tiền đóng đủ mà không được hưởng trọng vẹn dịch vụ!
Vốn dĩ trong cái hợp đồng kí với ISP chẳng có cái nào bảo vệ người sử dụng dịch vụ cả, còn cái hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng thì chỉ lập ra cho có :))).

Trong hợp đồng cung cấp dịch vụ từ ISP cho bên sử dụng dịch vụ là KH thì có 1 cái rất là "điếm", đó là cam kết 24 tháng - vô lí nhứt là gói trả trước chỉ có 6-12-18 tháng là tối đa. Đó là chưa kể phần cam kết chất lượng dịch vụ của ISP thì không thấy đâu, mà KH hủy vì lí do không hài lòng cũng phải chịu thiệt và chi phí tháo + thiết bị => KH phải ráng xài cho đủ tháng à?! Bên ISP không có trách nhiệm gì sao?

Cuối cùng là mình deal lại với nhân viên tại trụ sở luôn, gạch hẳn phần bất lợi đó, ghi thêm là KH có quyền chấm dứt dịch vụ khi cảm thấy không hài lòng với chất lượng dịch của ISP không ràng buộc 24 tháng, không phát sinh chi phí.
Đợt đó mình đăng kí Viettel Internet ở Hoàng Văn Thụ, Tân Bình hồi 2018, một lần hổ báo lại hay ho {big_smile}
(do thằng FPT chọc điên mình đó, mạng mới bắt thì ngon, xài 2,3 tháng thì như *** rồi đổ thừa thiết bị nhà mình tùm lum, cái modem mình xài bạc triệu ngon hơn cái cục ghẻ nó cho mình nữa là, mà cái cục ghẻ đó nó có reset mấy chục lần thì mạng vẫn cùi, chửi cục modem thì tội nghiệp nó).
Nên các bạn có thể mạnh dạn deal lại hợp đồng lúc đăng kí nếu không vừa ý ha, quyền lợi của mình cả. {feel_good}
 

VNZ-NEWS

Administrator
Thành viên BQT
Vinahost thông báo
  • 15h48 ngày 26/7/2022: Tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway - APG gặp sự cố trên đoạn S3 gây mất toàn bộ dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế. Hiện nguyên nhân vẫn đang được xác định, kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố sẽ được đối tác quốc tế thông báo trong thời gian tới.
  • Trong thời gian tuyến cáp APG đang gặp sự cố, việc truy cập các dịch vụ của quý khách đặt tại VinaHost đi quốc tế sẽ bị chậm hơn so với trước, đặc biệt các hướng Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan…
 

Hamano Kaito

Moderator
Đứt tí làm gì căn !? {byebye}
Bên nước ngoài ko biết có chơi chiêu "đứt tí làm gì căn" ko nhỉ? Mình là mình lạy mấy ông "cố nội" nhà mạng luôn rồi đấy
 

DatGaming

Rìu Sắt
Hư vậy mình có dc bớt tiền ko nhỉ,hay cũng thu đều đều như vậy,ko xài dc mà hihi
 

moitinhdaukiss

Rìu Chiến Bạc Chấm
Hôm kia đang xem phim online trên mấy trang lậu, tự dưng thấy chậm 1 cách bất ngờ, thấy là nghi nghi rồi, ai dè đứt cáp thiệt :D
 


Top