hr.trung
Rìu Sắt Đôi
Cơ quan quản lý cho biết đây là chiêu trò bêu xấu hãng đối thủ của một số nhân viên bán hàng, không phải chiến lược kinh doanh của các nhà mạng trong tình huống sự cố.
“Nhà mạng 4 chữ”, “nhà mạng 7 chữ” hay “nhà mạng 3 chữ” là cách nhiều người dùng mạng xã hội ám chỉ các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) ở Việt Nam trong những ngày gần đây khi phàn nàn về mạng chậm, không ổn định.
“Hãy thông cảm cho nhà mạng 4 chữ, họ không có sai gì, chỉ có bạn sai do bạn đã lắp lộn nhà mạng mà thôi”, anh P.N., nhân viên một ISP, kêu gọi trên trang cá nhân. Không riêng VNPT, các nhà mạng Viettel Networks, FPT Telecom cũng trở thành "nạn nhân" của các nội dung tương tự đến từ các KOL hoặc các diễn đàn, trang công nghệ.
Thực tế, do 4 trong số 5 tuyến cáp quang biển mà Việt Nam đang khai thác lần lượt gặp sự cố từ tháng 12/2022, dung lượng kết nối quốc tế của tất cả các nhà mạng đều bị giảm.
Tổng dung lượng trên các tuyến cáp trước đây là 18,7 Tbps, sau loạt sự cố trên các tuyến AAG, APG, IA và AAE-1, dung lượng này bị mất 75%, theo ghi nhận của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT). Tất cả ISP đều bị ảnh hưởng bởi sự cố này.
“Khi nhiều tuyến cáp quang biển đồng loạt gặp sự cố, ảnh hưởng đến kết nối Internet của Việt Nam thì các doanh nghiệp viễn thông phải hỗ trợ nhau. Nếu sau khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật để mà vẫn bị nghẽn thì các doanh nghiệp còn dung lượng sẽ san sẻ kết nối đi quốc tế cho doanh nghiệp thiếu để đảm bảo chất lượng dịch vụ”, Bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo tại cuộc họp với các ISP ngày 9/2.
Cập nhật thông tin khắc phục sự cố vào ngày 10/2, Cục Viễn thông cho biết có ISP bị ảnh hưởng nặng hơn vì khai thác trên các tuyến hiện đã mất toàn bộ dung lượng.
“Tuy nhiên, các phương án ứng cứu đều nhằm đảm bảo quyền lợi chung của khách hàng Việt Nam, các doanh nghiệp nhiều băng thông hơn chia sẻ cho các doanh nghiệp thiếu băng thông mà chưa kịp đàm phán với các đối tác nước ngoài”, ông Nguyễn Hồng Thắng, Cục trưởng Cục Viễn thông, cho biết.
Trả lời báo chí về việc trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp bêu xấu đối thủ, lôi kéo khách hàng của nhau, đại diện Cục Viễn thông cho biết tình trạng này nảy sinh từ một số cá nhân những người kinh doanh trực tiếp với khách hàng.
“Qua lần sự cố này, các doanh nghiệp sẽ phải hình thành văn hóa chia sẻ ứng cứu lẫn nhau trong tình huống khó khăn, lúc này bài toán kinh doanh, cạnh tranh cần phải đặt sang một bên, mục tiêu cao nhất là quyền lợi của người dùng”, ông Hồng Thắng nói.
Đây là lần đầu tiên Bộ TTTT chỉ đạo các doanh nghiệp chia sẻ dung lượng quốc tế cho nhau khi nhiều tuyến cáp quang biển gặp sự cố. Trưa ngày 10/2, đại diện Viettel cho biết sẽ chia sẻ dung lượng 100 Gbps để hỗ trợ VNPT ứng cứu sự cố, đảm bảo kết nối đi quốc tế. Bắt đầu từ tối ngày 10/2, các doanh nghiệp viễn thông cam kết sẽ đảm bảo kết nối Internet đi quốc tế không bị nghẽn.
Nguồn https://zingnews.vn/ai-dung-sau-trao-luu-nha-mang-4-chu-post1400770.html
|
"Nhà mạng 4 chữ" trở thành trào lưu trên mạng xã hội sau loạt sự cố cáp quang biển. Ảnh: Hoàng Nam. |
“Nhà mạng 4 chữ”, “nhà mạng 7 chữ” hay “nhà mạng 3 chữ” là cách nhiều người dùng mạng xã hội ám chỉ các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) ở Việt Nam trong những ngày gần đây khi phàn nàn về mạng chậm, không ổn định.
“Hãy thông cảm cho nhà mạng 4 chữ, họ không có sai gì, chỉ có bạn sai do bạn đã lắp lộn nhà mạng mà thôi”, anh P.N., nhân viên một ISP, kêu gọi trên trang cá nhân. Không riêng VNPT, các nhà mạng Viettel Networks, FPT Telecom cũng trở thành "nạn nhân" của các nội dung tương tự đến từ các KOL hoặc các diễn đàn, trang công nghệ.
Thực tế, do 4 trong số 5 tuyến cáp quang biển mà Việt Nam đang khai thác lần lượt gặp sự cố từ tháng 12/2022, dung lượng kết nối quốc tế của tất cả các nhà mạng đều bị giảm.
Tổng dung lượng trên các tuyến cáp trước đây là 18,7 Tbps, sau loạt sự cố trên các tuyến AAG, APG, IA và AAE-1, dung lượng này bị mất 75%, theo ghi nhận của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT). Tất cả ISP đều bị ảnh hưởng bởi sự cố này.
|
Sự cố đồng thời trên 4 trong số 5 tuyến cáp quang làm kết nối Internet ở Việt Nam chậm, không ổn định trong nhiều ngày. Ảnh: Xuân Sang. |
“Khi nhiều tuyến cáp quang biển đồng loạt gặp sự cố, ảnh hưởng đến kết nối Internet của Việt Nam thì các doanh nghiệp viễn thông phải hỗ trợ nhau. Nếu sau khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật để mà vẫn bị nghẽn thì các doanh nghiệp còn dung lượng sẽ san sẻ kết nối đi quốc tế cho doanh nghiệp thiếu để đảm bảo chất lượng dịch vụ”, Bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo tại cuộc họp với các ISP ngày 9/2.
Cập nhật thông tin khắc phục sự cố vào ngày 10/2, Cục Viễn thông cho biết có ISP bị ảnh hưởng nặng hơn vì khai thác trên các tuyến hiện đã mất toàn bộ dung lượng.
“Tuy nhiên, các phương án ứng cứu đều nhằm đảm bảo quyền lợi chung của khách hàng Việt Nam, các doanh nghiệp nhiều băng thông hơn chia sẻ cho các doanh nghiệp thiếu băng thông mà chưa kịp đàm phán với các đối tác nước ngoài”, ông Nguyễn Hồng Thắng, Cục trưởng Cục Viễn thông, cho biết.
|
Ông Nguyễn Hồng Thắng, Cục trưởng Viễn thông tại cuộc họp báo về tình hình Internet, chiều 10/2. Ảnh: Lê Anh Dũng. |
Trả lời báo chí về việc trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp bêu xấu đối thủ, lôi kéo khách hàng của nhau, đại diện Cục Viễn thông cho biết tình trạng này nảy sinh từ một số cá nhân những người kinh doanh trực tiếp với khách hàng.
“Qua lần sự cố này, các doanh nghiệp sẽ phải hình thành văn hóa chia sẻ ứng cứu lẫn nhau trong tình huống khó khăn, lúc này bài toán kinh doanh, cạnh tranh cần phải đặt sang một bên, mục tiêu cao nhất là quyền lợi của người dùng”, ông Hồng Thắng nói.
Đây là lần đầu tiên Bộ TTTT chỉ đạo các doanh nghiệp chia sẻ dung lượng quốc tế cho nhau khi nhiều tuyến cáp quang biển gặp sự cố. Trưa ngày 10/2, đại diện Viettel cho biết sẽ chia sẻ dung lượng 100 Gbps để hỗ trợ VNPT ứng cứu sự cố, đảm bảo kết nối đi quốc tế. Bắt đầu từ tối ngày 10/2, các doanh nghiệp viễn thông cam kết sẽ đảm bảo kết nối Internet đi quốc tế không bị nghẽn.
Nguồn https://zingnews.vn/ai-dung-sau-trao-luu-nha-mang-4-chu-post1400770.html