Hỏi/ Thắc mắc - Xin hỏi Các Bác về TẠO BỘ usb boot MACOS trên LAPTOP | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Hỏi/ Thắc mắc Xin hỏi Các Bác về TẠO BỘ usb boot MACOS trên LAPTOP

nghiepduclub

Rìu Sắt
Theo như tiêu đề em viết, ko biết là Anh em nào có bộ usb boot MACOS nào như kiểu WINPE để em tạo 1 bộ Mac trên Usb để em sử dụng làm quen MACOS khi chạy trên laptop ko ạ ?
Các bác biết chỉ cho em với ạ, em xin cám ơn trước.
 

cvthang

Rìu Sắt
Bạn phải cho biết máy cấu hình thế nào, kiếm bộ EFI cho nó mới cài được, bộ cài chuẩn thì vào trang này https://maclife.io, còn bộ phổ quát (nhiều dòng máy) thì của Olarila. Bạn đưa hiệu máy cụ thể lên mình tư vấn cho bạn nhé.
 

VNZ-NEWS

Administrator
Thành viên BQT
Chào bạn,

Việc tạo USB boot MacOS trên laptop có thể thực hiện được, tuy nhiên, cần lưu ý một số điều sau đây:

1. Laptop của bạn cần có đủ dung lượng để lưu trữ hệ điều hành MacOS và phải có ổ đĩa USB để tạo USB boot.

2. Bạn cần phải tải xuống bản cài đặt của MacOS từ App Store hoặc trang web của Apple.

3. Bạn cần sử dụng một công cụ tạo USB boot để tạo USB boot cho MacOS. Có nhiều công cụ khác nhau có thể được sử dụng như Etcher, balenaEtcher, UNetbootin, hoặc Boot Camp Assistant trên MacOS.

Sau đây là các bước để tạo USB boot MacOS trên laptop:

Bước 1: Tải xuống bản cài đặt MacOS từ App Store hoặc trang web của Apple.

Bước 2: Chuẩn bị một ổ đĩa USB có dung lượng đủ để lưu trữ bộ cài MacOS.

Bước 3: Tải xuống và cài đặt công cụ tạo USB boot.

Bước 4: Kết nối ổ đĩa USB với laptop của bạn.

Bước 5: Mở công cụ tạo USB boot và chọn file image của bộ cài MacOS đã tải xuống.

Bước 6: Chọn ổ đĩa USB kết nối với laptop để tạo USB boot.

Bước 7: Bấm nút tạo USB boot và chờ đợi quá trình hoàn tất.

Sau khi quá trình tạo USB boot hoàn tất, bạn có thể sử dụng USB boot này để cài đặt MacOS trên bất kỳ laptop nào có hỗ trợ MacOS. Lưu ý rằng, để cài đặt MacOS trên laptop, laptop của bạn cần phải có phần cứng tương thích với MacOS.
 

nghiepduclub

Rìu Sắt
cám ơn các bác ..... ý em muốn cái MACPE, Khi Em khởi động qua BIOS , Em chọn cho boot USB trên USB đó có bộ MACPE luôn ...
 

VNZ-NEWS

Administrator
Thành viên BQT
@VNZ-NEWS
@nghiepduclub
Người ta hỏi là có macPE tương tự winPE không, chứ không khiến hướng dẫn tạo USB boot MAC. Nhà Táo không có macPE như bên anh Mai có winPE bạn nhé.​
Xin lỗi vì không đọc kỹ câu hỏi.
Chúng ta vẫn có thể tạo MacPE để sử dụng trên hệ điều hành macOS. MacPE cũng sử dụng một môi trường khởi động độc lập, cho phép bạn khởi động máy tính từ một đĩa hoặc USB và truy cập vào các công cụ khác nhau để sửa chữa hệ thống.


Tuy nhiên, việc tạo MacPE có thể khó khăn hơn so với tạo WinPE, vì Apple không hỗ trợ việc tạo một phiên bản PE chính thức cho macOS. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các công cụ bên thứ ba để tạo MacPE, nhưng cần phải tự chịu trách nhiệm đối với các vấn đề pháp lý và bảo mật liên quan đến việc sử dụng các công cụ này.

Dưới đây là một số công cụ tạo MacPE mà bạn có thể sử dụng:

1. DeployStudio: DeployStudio là một công cụ miễn phí cho phép bạn tạo một phiên bản MacPE để khởi động và cài đặt hệ điều hành macOS. Nó cũng cung cấp nhiều tính năng khác để triển khai và quản lý các máy tính Mac.

2. DiskMaker X: DiskMaker X là một công cụ trả phí giúp bạn tạo một đĩa khởi động hoặc USB cho macOS, cho phép bạn khởi động và cài đặt hệ điều hành macOS trên các máy tính khác nhau.

3. Carbon Copy Cloner: Carbon Copy Cloner là một công cụ sao lưu và khôi phục dữ liệu trả phí cho macOS, nhưng nó cũng cung cấp tính năng tạo một phiên bản MacPE để sửa chữa hệ thống và khôi phục dữ liệu.

4. SuperDuper: SuperDuper là một công cụ sao lưu và khôi phục dữ liệu trả phí cho macOS, và nó cũng cung cấp tính năng tạo một phiên bản MacPE để sửa chữa hệ thống và khôi phục dữ liệu.

Tôi xin nhắc lại rằng việc sử dụng các công cụ này để tạo MacPE có thể yêu cầu kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm. Hãy đảm bảo tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng và tuân thủ các quy định về pháp lý và bảo mật liên quan đến việc sử dụng các công cụ này.
 

thanhthientd

Live Loving As Jesus
Xin lỗi vì không đọc kỹ câu hỏi.
Chúng ta vẫn có thể tạo MacPE để sử dụng trên hệ điều hành macOS. MacPE cũng sử dụng một môi trường khởi động độc lập, cho phép bạn khởi động máy tính từ một đĩa hoặc USB và truy cập vào các công cụ khác nhau để sửa chữa hệ thống.


Tuy nhiên, việc tạo MacPE có thể khó khăn hơn so với tạo WinPE, vì Apple không hỗ trợ việc tạo một phiên bản PE chính thức cho macOS. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các công cụ bên thứ ba để tạo MacPE, nhưng cần phải tự chịu trách nhiệm đối với các vấn đề pháp lý và bảo mật liên quan đến việc sử dụng các công cụ này.

Dưới đây là một số công cụ tạo MacPE mà bạn có thể sử dụng:

1. DeployStudio: DeployStudio là một công cụ miễn phí cho phép bạn tạo một phiên bản MacPE để khởi động và cài đặt hệ điều hành macOS. Nó cũng cung cấp nhiều tính năng khác để triển khai và quản lý các máy tính Mac.

2. DiskMaker X: DiskMaker X là một công cụ trả phí giúp bạn tạo một đĩa khởi động hoặc USB cho macOS, cho phép bạn khởi động và cài đặt hệ điều hành macOS trên các máy tính khác nhau.

3. Carbon Copy Cloner: Carbon Copy Cloner là một công cụ sao lưu và khôi phục dữ liệu trả phí cho macOS, nhưng nó cũng cung cấp tính năng tạo một phiên bản MacPE để sửa chữa hệ thống và khôi phục dữ liệu.

4. SuperDuper: SuperDuper là một công cụ sao lưu và khôi phục dữ liệu trả phí cho macOS, và nó cũng cung cấp tính năng tạo một phiên bản MacPE để sửa chữa hệ thống và khôi phục dữ liệu.

Tôi xin nhắc lại rằng việc sử dụng các công cụ này để tạo MacPE có thể yêu cầu kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm. Hãy đảm bảo tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng và tuân thủ các quy định về pháp lý và bảo mật liên quan đến việc sử dụng các công cụ này.
này giống ChatGPT quá ^^
 

nghiepduclub

Rìu Sắt
Sau khi quá trình tạo USB boot hoàn tất, bạn có thể sử dụng USB boot này để cài đặt MacOS trên bất kỳ laptop nào có hỗ trợ MacOS. Lưu ý rằng, để cài đặt MacOS trên laptop, laptop của bạn cần phải có phần cứng tương thích với MacOS.
Bác cho hỏi câu này với bác !
Làm sao để mình biết cấu hình phần cứng laptop mình tương thích với MACOS ?
Em chỉ có biết về windows, ko rành về MACOS, Mong Bác hướng dẫn giúp với ạ, Em xin cám ơn .
 

XuxiLady

Rìu Bạc Đôi
cám ơn các bác ..... ý em muốn cái MACPE, Khi Em khởi động qua BIOS , Em chọn cho boot USB trên USB đó có bộ MACPE luôn ...
Mình nghĩ là sẽ không có cái gọi là "MacPE" trong tương lai gần nếu như Apple vẫn giữ nguyên cách làm như hiện tại.

Vấn đề của MacOS là nó được tối ưu cho một số lượng (rất) ít các phần cứng, dẫn đến việc khả năng tương thích bị hạn chế nếu không được chạy trên hệ thống hardware trong danh sách được tối ưu đó. Bạn có thể tìm hiểu về Hackintosh (cài MacOS trên các máy tính non-Apple) sẽ thấy là kể cả cài full trên ổ cứng thì vẫn thiếu drivers (hay bên MacOS gọi là kexts) tùm lum, dùng lag lòi nếu không biết cách "patch kext" hay "inject" (hiểu đơn giản là đánh lừa MacOS rằng thiết bị của bạn đang là 1 thiết bị chuẩn của Apple). Nếu cài full đã khó khăn như thế thì thử hỏi 1 bản rút gọn như "MacPE" nó sẽ lag và thiếu thốn như nào.

Nếu bạn muốn thử trải nghiệm MacOS thì có thể dùng VMWare tạo hệ điều hành ảo á, phương án này dễ thực hiện và cũng nhanh hơn.
 

VNZ-NEWS

Administrator
Thành viên BQT
Bác cho hỏi câu này với bác !
Làm sao để mình biết cấu hình phần cứng laptop mình tương thích với MACOS ?
Em chỉ có biết về windows, ko rành về MACOS, Mong Bác hướng dẫn giúp với ạ, Em xin cám ơn .
Bạn có thể tìm hiểu về cộng đồng hackintosh ,
Hackintosh là thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc cài đặt hệ điều hành macOS trên một máy tính x86 (PC). Đây là một cách để cài đặt và sử dụng hệ điều hành macOS trên một máy tính không được sản xuất bởi Apple.


Hackintosh đôi khi được sử dụng bởi những người không muốn mua một máy tính Mac chính hãng hoặc không muốn sử dụng các máy tính chạy hệ điều hành Windows. Tuy nhiên, việc cài đặt macOS trên một máy tính không được hỗ trợ chính thức có thể gặp phải nhiều khó khăn và vấn đề liên quan đến tương thích phần cứng.


Ngoài ra, việc cài đặt và sử dụng macOS trên một máy tính không được sản xuất bởi Apple có thể vi phạm các điều khoản của Apple và làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ điều hành macOS. Do đó, việc cài đặt Hackintosh có thể không được khuyến khích và có thể không được hỗ trợ bởi Apple.

Bạn có thể dùng Google tìm theo từ khoá. : cụm tên mã máy + hackintosh rồi kiểm tra xem trong kết quả , nếu có người cài và hỗ trợ thì chúc mừng bạn.
 

nghiepduclub

Rìu Sắt
Mình nghĩ là sẽ không có cái gọi là "MacPE" trong tương lai gần nếu như Apple vẫn giữ nguyên cách làm như hiện tại.

Vấn đề của MacOS là nó được tối ưu cho một số lượng (rất) ít các phần cứng, dẫn đến việc khả năng tương thích bị hạn chế nếu không được chạy trên hệ thống hardware trong danh sách được tối ưu đó. Bạn có thể tìm hiểu về Hackintosh (cài MacOS trên các máy tính non-Apple) sẽ thấy là kể cả cài full trên ổ cứng thì vẫn thiếu drivers (hay bên MacOS gọi là kexts) tùm lum, dùng lag lòi nếu không biết cách "patch kext" hay "inject" (hiểu đơn giản là đánh lừa MacOS rằng thiết bị của bạn đang là 1 thiết bị chuẩn của Apple). Nếu cài full đã khó khăn như thế thì thử hỏi 1 bản rút gọn như "MacPE" nó sẽ lag và thiếu thốn như nào.

Nếu bạn muốn thử trải nghiệm MacOS thì có thể dùng VMWare tạo hệ điều hành ảo á, phương án này dễ thực hiện và cũng nhanh hơn.
chắc cài VMWare Workstation theo như ý của bác có vẻ ok , trải nghiệm xong xóa hết luôn .....mà khi cài VMWare Workstation xong thì giống như cài 1 máy mới như MACOS ko bác nhỉ ?
 

XuxiLady

Rìu Bạc Đôi
chắc cài VMWare Workstation theo như ý của bác có vẻ ok , trải nghiệm xong xóa hết luôn .....mà khi cài VMWare Workstation xong thì giống như cài 1 máy mới như MACOS ko bác nhỉ ?
Mới như cài lại Win luôn nha bạn. Cơ mà mình cũng nói luôn là trải nghiệm trên VMWare khá là tệ nhé, dùng chống cháy thì được chứ muốn mượt mà thì không có đâu. Muốn mượt mà thì (1) mua máy Mac; hoặc (2) cài Hackintosh thôi nè :D.
 

nghiepduclub

Rìu Sắt
Mới như cài lại Win luôn nha bạn. Cơ mà mình cũng nói luôn là trải nghiệm trên VMWare khá là tệ nhé, dùng chống cháy thì được chứ muốn mượt mà thì không có đâu. Muốn mượt mà thì (1) mua máy Mac; hoặc (2) cài Hackintosh thôi nè :D.
ko mượt nhưng vẫn có đủ driver ko bác ? hoặc mình định dạng lại ổ đĩa vẫn có được luôn ko ? ý là vào định dạng lại ổ đĩa của MAC khi khởi động lại đó bác ( khi bật nguồn MAC -> nhấn nút command gì đó để vào định dạng lại ổ cứng ?)
 

tamthangia

Rìu Vàng Đôi
MacPE thì ko có , còn cài Mac trên pc/lap phải ktra xem máy có dc hỗ trợ hay ko .
Với PC thì thứ 1 là cpu , amd thì mình ko rõ chứ intel thì ok , thứ 2 là mainboard - nếu có list support rõ ràng thì ko lo nữa , còn ko có trong list thì phải tìm xem có kext cho Lan , audio hay ko . Sử dụng vga onboard có driver hay ko , thường thì những ng cài Mac lên pc họ sẽ lựa chọn vga rời dc hỗ trợ.
Lap thì dễ dàng hơn thì chỉ cần tìm mã máy , còn ko có thì làm các bước trên như PC.
Sử dụng hackintosh cũng là 1 cách nhanh cho ng mới . Cũng khuyên ban đầu bạn nên cài // với windows , nếu có load sai kext còn vô win để sửa xoá dc
 

XuxiLady

Rìu Bạc Đôi
ko mượt nhưng vẫn có đủ driver ko bác ? hoặc mình định dạng lại ổ đĩa vẫn có được luôn ko ? ý là vào định dạng lại ổ đĩa của MAC khi khởi động lại đó bác ( khi bật nguồn MAC -> nhấn nút command gì đó để vào định dạng lại ổ cứng ?)
"ko mượt nhưng vẫn có đủ driver ko bác ?" >> Thực tế là không có 1 driver nào, nên không thể nói "đủ" hay "không đủ" bạn à.

"hoặc mình định dạng lại ổ đĩa vẫn có được luôn ko ? ý là vào định dạng lại ổ đĩa của MAC khi khởi động lại đó bác ( khi bật nguồn MAC -> nhấn nút command gì đó để vào định dạng lại ổ cứng ?)" >> Mình không hiểu chỗ này lắm. Nếu ổ đĩa mà bạn muốn định dạng ở đây là ổ di động rời (cắm qua cổng USB) thì thoải mái, muốn format sang định dạng nào cũng được. Còn nếu mà bạn muốn định dạng lại để nếu tắt máy đi (cả VMWare + Windows) rồi dùng tổ hợp phím tắt vào chế độ Recovery của MacOS thì không được đâu. VMWare về bản chất là chạy trên nền Windows, bạn có thao tác gì trên trong cái MacOS ảo của bạn thì cũng không thể vượt qua phạm vi của Windows được. Để dễ hình dung thì bạn coi cái MacOS ảo của bạn giống như 1 file word á, thích thêm bớt xoá thế nào cũng được, nhưng về sau bạn vẫn phải vào Windows, mở Microsoft Word rồi đọc file word đó, các thao tác bạn thực hiện đều là với Windows chứ không phải MacOS.
 

XuxiLady

Rìu Bạc Đôi
Nhân tiện mình hỏi bạn thớt chút là vì sao muốn làm quen với MacOS? Chỉ đơn giản là thấy nó hay hay, đẹp đẹp nên muốn dùng thử thôi, hay là ngành học/công việc của bạn cần phải có MacOS hoặc cần app mà chỉ chạy được trên MacOS thôi?
 

nghiepduclub

Rìu Sắt
Nhân tiện mình hỏi bạn thớt chút là vì sao muốn làm quen với MacOS? Chỉ đơn giản là thấy nó hay hay, đẹp đẹp nên muốn dùng thử thôi, hay là ngành học/công việc của bạn cần phải có MacOS hoặc cần app mà chỉ chạy được trên MacOS thôi?
ak, em làm bên công việc, hay cài bên laptop , còn Mac thì ko biết, nên phải học trước, phải tập làm quen cài đặt trước & sau đó sử dụng em nó ..... vì em chưa dùng MAC lần nào nên ko biết gì ý.
 
Sửa lần cuối:

XuxiLady

Rìu Bạc Đôi
ak, em làm bên công việc, hay cài bên laptop , còn Mac thì ko biết, nên phải học trước, phải tập làm quen cài đặt trước & sau đó sử dụng em nó ..... vì em chưa dùng MAC lần nào nên ko biết gì ý.
Nếu phục vụ công việc thì theo mình bạn nên tìm hiểu cài Hackintosh sử dụng bootloader Opencore nhé. Opencore là bootloader có thể giả lập được quá trình khởi động như của MacOS thật (kiểu nhấn phím Command R thì vào Recovery). Các guide hướng dẫn sử dụng Opencore đầy đủ và chi tiết, cộng đồng sử dụng cũng đông nữa. Ở Việt Nam thì bạn có thể qua VoZ forum nhờ support, còn VnZ thì hiện tại mình thấy không mạnh mảng Hackintosh lắm ^^

Mã:
https://dortania.github.io/OpenCore-Install-Guide/
 


Top