VoDanhPhD
Rìu Chiến Chấm
Windows 1.0 được Microsoft phát hành lần đầu tiên vào ngày 20.11.1985, kể từ đó thế giới đã có nhiều biến động nhưng chúng ta vẫn chứng kiến sự thống trị của hệ điều hành máy tính này.
Tạm bỏ qua những âu lo canh cánh trước đà thăng tiến của chip M1 và máy tính MacOS, Windows có lẽ vẫn sẽ là nền tảng thống trị trong nhiều năm tới.
Sẽ thật không quá lời khi nói rằng Windows của Microsoft là một trong những phần mềm phổ biến và nổi tiếng nhất thế giới từ trước đến nay. Dù có yêu thích hay không thì gần như bạn đã có dịp trải qua ít nhất một trong số những phiên bản Windows mà Microsoft tung ra thị trường dành cho máy tính cá nhân. Nên có lẽ cũng cần phải nhắc bạn rằng hôm 20.10 là dịp sinh nhật 35 tuổi của một sự khởi đầu kéo theo nhiều thay đổi của thế giới điện toán và người dùng cuối.
Theo Engadget, dù có thể bạn không ấn tượng với phiên bản Windows đầu tiên ra mắt năm 1985, thậm chí nó còn bị các nhà phê bình chỉ trích vì thực ra Windows 1.0 không hẳn là một hệ điều hành, đơn giản nó là một giao diện người dùng (GUI) phong phú hơn trên MS-DOS. Nhưng may mắn thay, Windows đã dần trưởng thành vững chắc và đã trải qua một chặng đường dài kể từ những khởi đầu khiêm tốn đó. Sự trưởng thành và khởi sắc của Windows thực sự bắt đầu đến từ Windows 95 và Windows XP, trước khi trải qua những bản Windows mờ nhạt như Vista, Windows ME hay WIndows 8.
Cũng giống với phiên bản máy tính đầu tiên của Apple là Macintosh, Phiên bản đầu tiên Windows 1.0 bắt đầu sử dụng chuột là thiết bị điều khiển chính của máy tính thay vì nhập bằng các dòng lệnh.
Đối với cách điều khiển mới này phiên bản Windows 1.0 của Microsoft đã không được đón nhận như kỳ vọng nhưng đã mở ra một cuộc cách mạng cho các hãng khác trong thị trường sản xuất máy tính thời bấy giờ.
Ngoài ra, Windows 1.1 còn có những thiết kế đặc trưng như thanh cuộn, menu thả xuống, biểu tượng, hộp thoại, các ứng dụng như Notepad và MS Paint. Thiết kế theo nguyên tác cơ bản này vẫn được các phiên bản Windows mới nhất như Windows 10 sử dụng.
Sự kết hợp giữa phần mềm và phần cứng đã được Microsoft tính đến trong việc cài đặt hệ điều hành Windows. Khái niệm về bộ nhớ Kilobyte và card đồ họa cũng được nhắc nhiều trong thời điểm đó, so với bây giờ thì nó qua nhỏ bé không đủ để có thể chạy bất cứ một ứng dụng nào hiện nay. Phiên bản bộ nhớ ngày đó thường là 256 kilobyte, để có thể chạy nhiều chương trình thì máy tính cần phải có đĩa cứng và 512 kilobyte bộ nhớ.
Ngay phiêm bản đầu tiên Windows 1.0, Microsoft đã tập trung ngày vào việc phát triển các ứng dụng và phần mềm cốt lõi. Điều này cũng tạo ra cơ hội cho các nhà phát triển phần mềm và phần cứng có thể tùy chỉnh và dễ dàng cấu hình.
Các nhà sản xuất phần cứng và các nhà phát triển phần mềm lúc bấy giờ đã chọn Windows là hệ điều chính để phát triển ửng dụng. Đây cũng chính là tiền đề cho sự phát triển của Microsoft bởi các thế hệ máy tính tiếp theo của các nhà sản xuất luôn nhận được những phiên bản Windows như hiện nay chúng ta thấy.
35 năm ngày ra mắt phiên bản GUI đầu tiên của Microsoft, người dùng có thể nhìn lại những cột mốc quan trọng về lịch sử của hệ điều hành thông dụng nhất hiện nay.
Phiên bản Windows 1.0
Windows 1.0 xuất xưởng là hệ điều hành PC đồ họa đầu tiên của Microsoft với lớp vỏ 16 bit trên nền MS-DOS, cung cấp một môi trường mà có thể chạy các chương trình đồ họa thiết kế cho Windows. Windows 1.0 được đánh giá thấp thời bấy giờ từ các nhà phê bình về hiệu suất làm việc. Đến năm 2001, Windows 1.0 chính thức được tuyên bố đã lỗi thời và không được hỗ trợ bởi Microsoft.
Phiên bản Window 2.0
Tháng 12/1987, phiên bản Windows 2.0 được công bố, vẫn được phát triển trên trên nền 16-bit nhưng bổ sung card đồ họa VGA và Word và Excel chính thức xuất hiện với phiên bản đầu tiên.
Phiên bản này với thiết kế các ứng dụng có thể nằm chồng lên nhau giúp cho windows dễ sử dụng hơn. Sau 2.0 thì phiên bản 2.1 được phát hành với yêu cầu phải có ổ đĩa cứng.
Phiên bản Windows 3.0
Năm 1990, Windows 3.0 được phát hành, ở phiên bản này Microsft đã đưa ra giao diện mới với việc tập trung vào quản lý chương trình và tệp tin.
Bản cập nhật 3.1 của Microsoft đã bổ sung một trò chơi Minesweeper, trò chơi dò mìn nổi tiếng với ký ức nhiều thế hệ bấy giờ.
Phiên bản Windows NT 3.5
Năm 1994, khai niệm Windows NT bắt đầu xuất hiện, đây cũng là phiên bản đánh dấu đánh dấu sự thúc đẩy của Microsoft vào lĩnh vực máy tính kinh doanh với các tính năng bảo mật và chia sẻ tệp quan trọng. Chuẩn giao thức TCP/IP bắt đầu được sử dụng, đây là giao thức truyền thông mạng mà tất cả chúng ta sử dụng để truy cập internet ngày nay.
Phiên bản Windows 95
Lấy mốc năm 1995 để đặt tên cho Windows này, nó là phiên bản bắt đầu kỷ nguyên Windows hiện đại. Đây là một trong những bản cập nhật quan trọng nhất cho Windows. Microsoft đã chuyển sang kiến trúc 32-bit và giới thiệu menu Start. Một kỷ nguyên ứng dụng mới đã xuất hiện và Internet Explorer đã có bản cập nhật cho Windows 95.
Phiên bản Windows 98
Tiếp nối sự thành công của Windows 95, phiển bản mới này được cải thiện bằng cách cải thiện hiệu suất và hỗ trợ phần cứng. Một số ứng dụng mới được bổ sung như Active Desktop, Outlook Express, Frontpage Express, Microsoft Chat và NetMeeting.
Phiên bản Windows 2000
Ra mắt ngày 17/2/2000, hay còn được gọi với tên cũ là Windows NT 5.0, một dòng hệ điều hành của Microsoft dùng cho máy tính cá nhân, máy tính văn phòng, máy tính xách tay và máy chủ.
Windows 2000 là sản phẩm kế tiếp Windows NT 4.0. Theo sau là Windows XP cho máy tính để bàn vào tháng 10/2001 và Windows Server 2003 cho máy chủ vào tháng 4/2003
Phiên bản Windows ME
Microsoft tập trung vào người dùng đa phương tiện và gia đình, nhưng phiên bản này gặp nhiều lỗi và không ổn định. Microsoft tập trung nhiều vào media, nhưng phiên bản này ít được sử dụng.
Phiên bản Windows XP
Năm 2001, Windows XP ra đời và được thiết kế cho máy khách và máy chủ trong doanh nghiệp. Dựa trên Windows NT, nó được thiết kế để an toàn với tính năng bảo vệ tệp mới, bộ đệm DLL và plug and play phần cứng. Đây là phiển bản lâu nhiều tuổi nhất của Microsft còn được sử dụng cho máy tính cá nhân hiện nay mặc dù nó đã không còn được hỗ trợ.
Phiên bản Windows Vista
Năm 2007, Microsoft giới thiệu phiên bản mới với gia diện Aer và các tính năng bảo mật được cải thiện, Microsoft đã mất khoảng sáu năm để phát triển Windows Vista và nó chỉ hoạt động tốt trên phần cứng mới. Nhưng phiên bản này ít được đón nhận bởi sự nặng nề trong hoạt động và nó phải liên quan đến phần cứng mới.
Phiên bản Windows 7
Năm 2009, Microsoft giới thiệu Windows 7 thay thế cho Windows Vista và phiên bản này đã rất thành công với hiệu suất cũng như giao diện người dùng. Phiên bản ít gây lỗi và là một trong những phiên bản Windows phổ biến nhất.
Phiên bản Windows 8
Phát hành năm 2012, đây là phiên bản với giao diện mới với việc bỏ menu Start thay bằng full màn hình. Các ứng dụng "Metro-style" mới được thiết kế để thay thế các ứng dụng cũ trên máy tính để bàn và Microsoft thực sự tập trung vào màn hình cảm ứng và máy tính bảng.
Việc bỏ menu Start dành cho máy tính để bàn đã tạo sự than phiền từ người dùng vì đã bỏ đi 1 thứ đã quá quen thuộc đối với người dùng windows
Phiên bản Windows 10
Năm 2015, Windows 10 chính thức được xuất bản, đây là cũng là phiên bản nâng cấp của windows 8, điểm nhấn là sự xuất hiện trở lại của Menu Start và cải thiện các biểu tượng hệ thống cho Windows 10.
Theo Engadget
Tạm bỏ qua những âu lo canh cánh trước đà thăng tiến của chip M1 và máy tính MacOS, Windows có lẽ vẫn sẽ là nền tảng thống trị trong nhiều năm tới.
Sẽ thật không quá lời khi nói rằng Windows của Microsoft là một trong những phần mềm phổ biến và nổi tiếng nhất thế giới từ trước đến nay. Dù có yêu thích hay không thì gần như bạn đã có dịp trải qua ít nhất một trong số những phiên bản Windows mà Microsoft tung ra thị trường dành cho máy tính cá nhân. Nên có lẽ cũng cần phải nhắc bạn rằng hôm 20.10 là dịp sinh nhật 35 tuổi của một sự khởi đầu kéo theo nhiều thay đổi của thế giới điện toán và người dùng cuối.
Theo Engadget, dù có thể bạn không ấn tượng với phiên bản Windows đầu tiên ra mắt năm 1985, thậm chí nó còn bị các nhà phê bình chỉ trích vì thực ra Windows 1.0 không hẳn là một hệ điều hành, đơn giản nó là một giao diện người dùng (GUI) phong phú hơn trên MS-DOS. Nhưng may mắn thay, Windows đã dần trưởng thành vững chắc và đã trải qua một chặng đường dài kể từ những khởi đầu khiêm tốn đó. Sự trưởng thành và khởi sắc của Windows thực sự bắt đầu đến từ Windows 95 và Windows XP, trước khi trải qua những bản Windows mờ nhạt như Vista, Windows ME hay WIndows 8.
Dù không phải bản Windows nào cũng thành công, nhưng với hơn 1 tỉ thiết bị hiện đang chạy Windows 10, hệ điều hành của Microsoft vẫn là nền tảng máy tính cá nhân thống trị gần như tuyệt đối.
Chắc chắn, di động có thể là tương lai với hơn 2 tỉ thiết bị Android đang hoạt động và con số iPhone không nhỏ đang được người dùng yêu thích, nhưng máy tính truyền thống vẫn có chỗ đứng - nhất là khi Apple vừa chính thức quay lại với những nỗ lực vượt bậc thông qua việc phát hành các máy tính Mac sử dụng chip M1 tự sản xuất trên kiến trúc ARM.
Cũng giống với phiên bản máy tính đầu tiên của Apple là Macintosh, Phiên bản đầu tiên Windows 1.0 bắt đầu sử dụng chuột là thiết bị điều khiển chính của máy tính thay vì nhập bằng các dòng lệnh.
Đối với cách điều khiển mới này phiên bản Windows 1.0 của Microsoft đã không được đón nhận như kỳ vọng nhưng đã mở ra một cuộc cách mạng cho các hãng khác trong thị trường sản xuất máy tính thời bấy giờ.
Ngoài ra, Windows 1.1 còn có những thiết kế đặc trưng như thanh cuộn, menu thả xuống, biểu tượng, hộp thoại, các ứng dụng như Notepad và MS Paint. Thiết kế theo nguyên tác cơ bản này vẫn được các phiên bản Windows mới nhất như Windows 10 sử dụng.
Sự kết hợp giữa phần mềm và phần cứng đã được Microsoft tính đến trong việc cài đặt hệ điều hành Windows. Khái niệm về bộ nhớ Kilobyte và card đồ họa cũng được nhắc nhiều trong thời điểm đó, so với bây giờ thì nó qua nhỏ bé không đủ để có thể chạy bất cứ một ứng dụng nào hiện nay. Phiên bản bộ nhớ ngày đó thường là 256 kilobyte, để có thể chạy nhiều chương trình thì máy tính cần phải có đĩa cứng và 512 kilobyte bộ nhớ.
Ngay phiêm bản đầu tiên Windows 1.0, Microsoft đã tập trung ngày vào việc phát triển các ứng dụng và phần mềm cốt lõi. Điều này cũng tạo ra cơ hội cho các nhà phát triển phần mềm và phần cứng có thể tùy chỉnh và dễ dàng cấu hình.
Các nhà sản xuất phần cứng và các nhà phát triển phần mềm lúc bấy giờ đã chọn Windows là hệ điều chính để phát triển ửng dụng. Đây cũng chính là tiền đề cho sự phát triển của Microsoft bởi các thế hệ máy tính tiếp theo của các nhà sản xuất luôn nhận được những phiên bản Windows như hiện nay chúng ta thấy.
35 năm ngày ra mắt phiên bản GUI đầu tiên của Microsoft, người dùng có thể nhìn lại những cột mốc quan trọng về lịch sử của hệ điều hành thông dụng nhất hiện nay.
Phiên bản Windows 1.0
Windows 1.0 xuất xưởng là hệ điều hành PC đồ họa đầu tiên của Microsoft với lớp vỏ 16 bit trên nền MS-DOS, cung cấp một môi trường mà có thể chạy các chương trình đồ họa thiết kế cho Windows. Windows 1.0 được đánh giá thấp thời bấy giờ từ các nhà phê bình về hiệu suất làm việc. Đến năm 2001, Windows 1.0 chính thức được tuyên bố đã lỗi thời và không được hỗ trợ bởi Microsoft.
Phiên bản Windows 1.0 |
Tháng 12/1987, phiên bản Windows 2.0 được công bố, vẫn được phát triển trên trên nền 16-bit nhưng bổ sung card đồ họa VGA và Word và Excel chính thức xuất hiện với phiên bản đầu tiên.
Phiên bản này với thiết kế các ứng dụng có thể nằm chồng lên nhau giúp cho windows dễ sử dụng hơn. Sau 2.0 thì phiên bản 2.1 được phát hành với yêu cầu phải có ổ đĩa cứng.
Phiên bản Windows 2.0 |
Năm 1990, Windows 3.0 được phát hành, ở phiên bản này Microsft đã đưa ra giao diện mới với việc tập trung vào quản lý chương trình và tệp tin.
Bản cập nhật 3.1 của Microsoft đã bổ sung một trò chơi Minesweeper, trò chơi dò mìn nổi tiếng với ký ức nhiều thế hệ bấy giờ.
Phiên bản Windows 3.0 |
Năm 1994, khai niệm Windows NT bắt đầu xuất hiện, đây cũng là phiên bản đánh dấu đánh dấu sự thúc đẩy của Microsoft vào lĩnh vực máy tính kinh doanh với các tính năng bảo mật và chia sẻ tệp quan trọng. Chuẩn giao thức TCP/IP bắt đầu được sử dụng, đây là giao thức truyền thông mạng mà tất cả chúng ta sử dụng để truy cập internet ngày nay.
Phiên bản Windows NT 3.5 |
Lấy mốc năm 1995 để đặt tên cho Windows này, nó là phiên bản bắt đầu kỷ nguyên Windows hiện đại. Đây là một trong những bản cập nhật quan trọng nhất cho Windows. Microsoft đã chuyển sang kiến trúc 32-bit và giới thiệu menu Start. Một kỷ nguyên ứng dụng mới đã xuất hiện và Internet Explorer đã có bản cập nhật cho Windows 95.
Phiên bản Windows 95 |
Tiếp nối sự thành công của Windows 95, phiển bản mới này được cải thiện bằng cách cải thiện hiệu suất và hỗ trợ phần cứng. Một số ứng dụng mới được bổ sung như Active Desktop, Outlook Express, Frontpage Express, Microsoft Chat và NetMeeting.
Phiên bản Windows 98 |
Ra mắt ngày 17/2/2000, hay còn được gọi với tên cũ là Windows NT 5.0, một dòng hệ điều hành của Microsoft dùng cho máy tính cá nhân, máy tính văn phòng, máy tính xách tay và máy chủ.
Windows 2000 là sản phẩm kế tiếp Windows NT 4.0. Theo sau là Windows XP cho máy tính để bàn vào tháng 10/2001 và Windows Server 2003 cho máy chủ vào tháng 4/2003
Phiên bản Windows 2000 |
Microsoft tập trung vào người dùng đa phương tiện và gia đình, nhưng phiên bản này gặp nhiều lỗi và không ổn định. Microsoft tập trung nhiều vào media, nhưng phiên bản này ít được sử dụng.
Phiên bản Windows ME |
Năm 2001, Windows XP ra đời và được thiết kế cho máy khách và máy chủ trong doanh nghiệp. Dựa trên Windows NT, nó được thiết kế để an toàn với tính năng bảo vệ tệp mới, bộ đệm DLL và plug and play phần cứng. Đây là phiển bản lâu nhiều tuổi nhất của Microsft còn được sử dụng cho máy tính cá nhân hiện nay mặc dù nó đã không còn được hỗ trợ.
Phiên bản Windows XP |
Năm 2007, Microsoft giới thiệu phiên bản mới với gia diện Aer và các tính năng bảo mật được cải thiện, Microsoft đã mất khoảng sáu năm để phát triển Windows Vista và nó chỉ hoạt động tốt trên phần cứng mới. Nhưng phiên bản này ít được đón nhận bởi sự nặng nề trong hoạt động và nó phải liên quan đến phần cứng mới.
Phiên bản Windows Vista |
Năm 2009, Microsoft giới thiệu Windows 7 thay thế cho Windows Vista và phiên bản này đã rất thành công với hiệu suất cũng như giao diện người dùng. Phiên bản ít gây lỗi và là một trong những phiên bản Windows phổ biến nhất.
Phiên bản Windows 7 |
Phát hành năm 2012, đây là phiên bản với giao diện mới với việc bỏ menu Start thay bằng full màn hình. Các ứng dụng "Metro-style" mới được thiết kế để thay thế các ứng dụng cũ trên máy tính để bàn và Microsoft thực sự tập trung vào màn hình cảm ứng và máy tính bảng.
Việc bỏ menu Start dành cho máy tính để bàn đã tạo sự than phiền từ người dùng vì đã bỏ đi 1 thứ đã quá quen thuộc đối với người dùng windows
Phiên bản Windows 8 |
Năm 2015, Windows 10 chính thức được xuất bản, đây là cũng là phiên bản nâng cấp của windows 8, điểm nhấn là sự xuất hiện trở lại của Menu Start và cải thiện các biểu tượng hệ thống cho Windows 10.
Phiển bản mới nhất Windows 10 |
Theo Engadget
Sửa lần cuối: