VoDanhPhD
Rìu Chiến
Không ít người tỏ ra tiếc nuối sau khi một trang phim “lậu” nổi tiếng bị chặn truy cập. Song, nhiều ý kiến đồng thời cho rằng đây là việc làm đúng đắn nhằm tôn trọng bản quyền.
Xem phim “lậu” là chuyện không mới mẻ đối với người dùng Internet tại Việt Nam. Truy cập vào một số website, khán giả có thể thoải mái theo dõi các bộ phim nổi tiếng từ trong nước đến quốc tế mà không cần phải trả phí.
Cho đến chiều 18/6, một website xem phim "lậu" nổi tiếng bất ngờ bị chặn truy cập, khiến cư dân mạng xôn xao. Người tiếc nuối vì từ nay không còn có thể xem phim miễn phí tại địa chỉ, người lại cho rằng đây là hành động đúng đắn và bày tỏ sự tôn trọng đối với chất xám của nhà làm phim.
“Tại sao phải bỏ tiền khi có thể xem phim miễn phí?”
Và tất yếu, khán giả muốn theo dõi sẽ tự động tìm mọi cách truy cập vào các trang web này. Quan trọng hơn cả, tất cả nội dung đều hoàn toàn miễn phí qua một vài cú click chuột. Có chăng, họ chỉ phải theo dõi một vài đoạn phim quảng cáo, cả những dịch vụ hợp pháp lẫn phi pháp.
Do đó, khi một trang web xem phim "lậu" nổi tiếng bị chặn, nhiều người bày tỏ sự tiếc nuối, thậm chí hụt hẫng. Họ cho rằng từ nay không được xem phim “chùa” tại đây nữa, và mong muốn có thêm những trang xem phim "lậu" khác sớm xuất hiện.
Cộng đồng mạng đưa ra nhiều lý do để biện minh cho việc xem phim “lậu” của bản thân.
Tài khoản Lê Minh H. bày tỏ: “Tại sao phải bỏ tiền ra khi có thể xem phim miễn phí?”, và liệt kê ba lý do khác để “khích lệ” bạn bè xem phim trên các nền tảng đăng tải lại.
Một người khác đổ lỗi cho việc xem phim trên các web "lậu" là do hoàn cảnh rằng: “Một tháng tôi phải chi biết bao nhiêu là tiền, từ tiền ở, tiền ăn, tiền sinh hoạt. Chẳng lẽ bây giờ tôi phải trả tiền để xem phim nữa sao? Tôi sẽ không làm thế vì phim tôi muốn xem đã có sẵn trên mạng, lại còn miễn phí nữa”.
“Văn hóa miễn phí” tồn tại suốt bấy lâu nay, và việc trả tiền để xem phim, nghe nhạc thực tế vẫn chưa phải là điều quen thuộc đối với một bộ phận không nhỏ. Một trang web bị chặn, họ sẽ lại loay hoay đi tìm kiếm những địa chỉ mới.
“Chết” phim lậu để “sống” lại quyền tác giả
Tuy nhiên, trước câu chuyện một trang web xem phim "lậu" nổi tiếng bị chặn, không ít người cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng để cổ vũ các nhà làm phim.
Anh Lucas Luân Nguyễn - một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điện ảnh - bày tỏ quan điểm trên trang cá nhân: “Mọi người đừng thương tiếc cho một trang web ‘lậu’ đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến ngành điện ảnh khi nó bị chặn được không? Mình hiểu thói quen của các bạn bị ảnh hưởng, và cần thời gian để thay đổi. Nhưng đừng thể hiện như thể đó là một thứ vinh quang cần tưởng nhớ”.
Đồng quan điểm trên, bạn Lê Hòa chia sẻ: “Các bạn trẻ không nên tiếc nuối. Chúng ta nên chặn các trang web ‘lậu’ để bảo vệ quyền lợi cho nhà làm phim. Họ đã bỏ tiền và chất xám để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật xứng đáng được trả phí”.
Bạn Đăng Khôi, du học sinh khoa Nghiên cứu Điện ảnh và Truyền thông, trường Đại học Rochester, New York (Mỹ), cho biết: "Tôi ủng hộ việc các trang web 'lậu' bị chặn vì đây là một bước đi quyết liệt để khán giả thưởng thức một bộ phim điện ảnh theo cách có tâm nhất".
"Nếu một bộ phim thương mại bị phát tán trên mạng, các nhà sản xuất phải tìm lại cuộc sống mới cho tác phẩm bằng cách bán bản quyền cho các trang web trực tuyến có thu phí. Khán giả hãy cùng nhau nâng cao giá trị điện ảnh bằng cách xem phim có trả phí", Khôi nói thêm.
Cũng trong luồng ý kiến ủng hộ động thái từ các nhà mạng, anh Huỳnh Đắc Thọ - một người có nhiều kinh nghiệm về bản quyền trong ngành phim ảnh và xuất bản - phát biểu: "Việt Nam đã tham gia công ước Berne được 16 năm. Chúng ta không còn là một nước đứng bên ngoài các luật lệ về bản quyền trí tuệ. Nếu các bạn biết lên án vấn đề đạo nhái, thì cũng nên biết việc xem phim, đọc truyện, nghe nhạc không bản quyền là sai trái".
Anh đồng thời chỉ ra luật lệ nghiêm khắc tại xứ sở hoa anh đào dành cho những người tiêu thụ văn hóa "chùa" rằng: "Ở Nhật Bản, đầu năm nay đã có luật về việc xử phạt hành chính lên tới 200.000 yen (tương đương hơn 43,5 triệu đồng) đối với người đọc truyện lậu. Người đăng tải hẳn phải bị phạt cao hơn. Song, ở Việt Nam, chưa có mức phạt nào cho việc đọc truyện hay xem phim lậu".
Việc xử lý vi phạm bản quyền trên Internet là bài toán muôn thuở. Tuy cơ quan chức năng đã kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm sau khi nhận được phản ánh từ chủ sở hữu quyền tác giả, nhưng hiện tượng vi phạm không có dấu hiệu suy giảm. Việc xử lý trở nên khó khăn là bởi rất khó để xác định chủ thể của các website.
Xem phim “lậu” là chuyện không mới mẻ đối với người dùng Internet tại Việt Nam. Truy cập vào một số website, khán giả có thể thoải mái theo dõi các bộ phim nổi tiếng từ trong nước đến quốc tế mà không cần phải trả phí.
Cho đến chiều 18/6, một website xem phim "lậu" nổi tiếng bất ngờ bị chặn truy cập, khiến cư dân mạng xôn xao. Người tiếc nuối vì từ nay không còn có thể xem phim miễn phí tại địa chỉ, người lại cho rằng đây là hành động đúng đắn và bày tỏ sự tôn trọng đối với chất xám của nhà làm phim.
Một website xem phim miễn phí nổi tiếng bị chặn từ 18/6. |
“Tại sao phải bỏ tiền khi có thể xem phim miễn phí?”
Theo thống kê của Cục Điện ảnh, hiện có hơn 400 website tiếng Việt đang công khai chiếu hàng chục nghìn bộ phim trên Internet trong khi các tác phẩm chưa được chủ các website này mua bản quyền.
Vì sao các web xem phim lậu vẫn sống tốt và thu hút khán giả?
Câu trả lời quá rõ ràng: dễ cập nhật và miễn phí. Dễ thấy các web phim "lậu" rất biết cách chiều lòng khán giả khi đăng tải nhiều nội dung không xuất hiện trên các kênh chính thống bởi chưa được mua bản quyền hoặc lên sóng muộn.
Và tất yếu, khán giả muốn theo dõi sẽ tự động tìm mọi cách truy cập vào các trang web này. Quan trọng hơn cả, tất cả nội dung đều hoàn toàn miễn phí qua một vài cú click chuột. Có chăng, họ chỉ phải theo dõi một vài đoạn phim quảng cáo, cả những dịch vụ hợp pháp lẫn phi pháp.
Do đó, khi một trang web xem phim "lậu" nổi tiếng bị chặn, nhiều người bày tỏ sự tiếc nuối, thậm chí hụt hẫng. Họ cho rằng từ nay không được xem phim “chùa” tại đây nữa, và mong muốn có thêm những trang xem phim "lậu" khác sớm xuất hiện.
Cộng đồng mạng đưa ra nhiều lý do để biện minh cho việc xem phim “lậu” của bản thân.
Tài khoản Lê Minh H. bày tỏ: “Tại sao phải bỏ tiền ra khi có thể xem phim miễn phí?”, và liệt kê ba lý do khác để “khích lệ” bạn bè xem phim trên các nền tảng đăng tải lại.
Người dùng có thể dễ dàng xem phim miễn phí chỉ bằng vài cú click chuột. |
Một người khác đổ lỗi cho việc xem phim trên các web "lậu" là do hoàn cảnh rằng: “Một tháng tôi phải chi biết bao nhiêu là tiền, từ tiền ở, tiền ăn, tiền sinh hoạt. Chẳng lẽ bây giờ tôi phải trả tiền để xem phim nữa sao? Tôi sẽ không làm thế vì phim tôi muốn xem đã có sẵn trên mạng, lại còn miễn phí nữa”.
“Văn hóa miễn phí” tồn tại suốt bấy lâu nay, và việc trả tiền để xem phim, nghe nhạc thực tế vẫn chưa phải là điều quen thuộc đối với một bộ phận không nhỏ. Một trang web bị chặn, họ sẽ lại loay hoay đi tìm kiếm những địa chỉ mới.
“Chết” phim lậu để “sống” lại quyền tác giả
Tuy nhiên, trước câu chuyện một trang web xem phim "lậu" nổi tiếng bị chặn, không ít người cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng để cổ vũ các nhà làm phim.
Anh Lucas Luân Nguyễn - một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điện ảnh - bày tỏ quan điểm trên trang cá nhân: “Mọi người đừng thương tiếc cho một trang web ‘lậu’ đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến ngành điện ảnh khi nó bị chặn được không? Mình hiểu thói quen của các bạn bị ảnh hưởng, và cần thời gian để thay đổi. Nhưng đừng thể hiện như thể đó là một thứ vinh quang cần tưởng nhớ”.
Đồng quan điểm trên, bạn Lê Hòa chia sẻ: “Các bạn trẻ không nên tiếc nuối. Chúng ta nên chặn các trang web ‘lậu’ để bảo vệ quyền lợi cho nhà làm phim. Họ đã bỏ tiền và chất xám để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật xứng đáng được trả phí”.
Xem phim có trả phí là ủng hộ các nhà làm phim. Ảnh: The Orange Blues. |
Bạn Đăng Khôi, du học sinh khoa Nghiên cứu Điện ảnh và Truyền thông, trường Đại học Rochester, New York (Mỹ), cho biết: "Tôi ủng hộ việc các trang web 'lậu' bị chặn vì đây là một bước đi quyết liệt để khán giả thưởng thức một bộ phim điện ảnh theo cách có tâm nhất".
"Nếu một bộ phim thương mại bị phát tán trên mạng, các nhà sản xuất phải tìm lại cuộc sống mới cho tác phẩm bằng cách bán bản quyền cho các trang web trực tuyến có thu phí. Khán giả hãy cùng nhau nâng cao giá trị điện ảnh bằng cách xem phim có trả phí", Khôi nói thêm.
Cũng trong luồng ý kiến ủng hộ động thái từ các nhà mạng, anh Huỳnh Đắc Thọ - một người có nhiều kinh nghiệm về bản quyền trong ngành phim ảnh và xuất bản - phát biểu: "Việt Nam đã tham gia công ước Berne được 16 năm. Chúng ta không còn là một nước đứng bên ngoài các luật lệ về bản quyền trí tuệ. Nếu các bạn biết lên án vấn đề đạo nhái, thì cũng nên biết việc xem phim, đọc truyện, nghe nhạc không bản quyền là sai trái".
Anh đồng thời chỉ ra luật lệ nghiêm khắc tại xứ sở hoa anh đào dành cho những người tiêu thụ văn hóa "chùa" rằng: "Ở Nhật Bản, đầu năm nay đã có luật về việc xử phạt hành chính lên tới 200.000 yen (tương đương hơn 43,5 triệu đồng) đối với người đọc truyện lậu. Người đăng tải hẳn phải bị phạt cao hơn. Song, ở Việt Nam, chưa có mức phạt nào cho việc đọc truyện hay xem phim lậu".
Việc xử lý vi phạm bản quyền trên Internet là bài toán muôn thuở. Tuy cơ quan chức năng đã kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm sau khi nhận được phản ánh từ chủ sở hữu quyền tác giả, nhưng hiện tượng vi phạm không có dấu hiệu suy giảm. Việc xử lý trở nên khó khăn là bởi rất khó để xác định chủ thể của các website.
Do hầu hết website "lậu" đều đăng ký tên miền quốc tế, chủ thể có thể ẩn danh hoặc khai báo thông tin không đúng nhằm tránh sự kiểm tra của cơ quan pháp luật. Và mấu chốt của bài toán, cho đến sau cùng, vẫn sẽ là ý thức của người dùng Internet.
Sửa lần cuối: