This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

VOBF 2021 khép lại, mở ra bài toán cấp thiết về “chuyển đổi số”

Phát biểu tại diễn đàn VOBF 2021, Ông Tom Peng (CEO GoSELL) cho biết các doanh nghiệp Việt Nam rất may mắn khi ở trong một thị trường thương mại điện tử siêu cạnh tranh. Có chăng thách thức của những nhà bán lẻ là phải làm việc với nhiều nhà cung cấp.

Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam (Vietnam Online Business Forum - VOBF) đã bước sang phiên thứ 3 với nội dung về "Tăng trưởng từ chuyển đổi số". Đây là một trong những nội dung được nhiều doanh nghiệp quan tâm bởi đại dịch Covid-19 đã buộc các nhà buôn phải thay đổi tư duy từ kinh doanh truyền thống sang chuyển đổi số nếu không muốn bị phá sản.


Về vấn đề chuyển đổi, phát biểu tại sự kiện, ông Tom Peng (CEO GoSELL) cho biết kể từ dịch Covid-19, ngày càng có nhiều người lựa chọn việc giao sản phẩm đến tận nhà. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng phù hợp để mua sắm trực tuyến. Đối với một số sản phẩm, người tiêu dùng vẫn muốn có trải nghiệm nhìn và thử chúng tại cửa hàng.

Dù rằng, kinh doanh online có vẻ phù hợp hơn việc bán lẻ offline, song cả hai lựa chọn đều cần thiết để phục vụ khách hàng. Hiện nay có những phát triển mới cho phép kết hợp cả hai hình thức bán hàng này. Các doanh nghiệp bán lẻ đang được chuyển đổi số hóa và đưa lên Online. Đây được gọi là hình thức “bán lẻ mới”. Quá trình số hóa thương mại toàn diện này cho phép cả Online và Offline cùng tồn tại.

Ông Tom Peng đưa ra ví dụ về một nhà bán lẻ do Tập đoàn Alibaba cung cấp tên là Hema. Theo đó, khách hàng khi đến mua sắm tại các cửa hàng của Hema chỉ cần dùng điện thoại quét các sản phẩm mà họ muốn mua, sau đó tay không về nhà. Sản phẩm sẽ được chuyển đến tận nhà chỉ sau 30 phút. Khách hàng không phải xếp hàng, không phải đẩy xe hàng nặng nhọc. Rất thuận tiện.



Hình thức kinh doanh của Hema cực kỳ thành công. Thậm chí nó tác động đến tâm lý người tiêu dùng, họ muốn sống ở gần những địa điểm Hema, từ đó ảnh hưởng đến giá bất động sản. Có thể thấy Hema là một mô hình chuyển đổi số rất thành công ở Trung Quốc.

Ông Tom Peng sau đó cho biết thêm những người áp dụng công nghệ chuyển đổi mới này thường là những gã khổng lồ trong Thương Mại Điện Tử như Amazon và Alibaba. Ông đặt ra câu hỏi: “Vậy thì làm thế nào để các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống có thể tiếp nhận những công nghệ chuyển đổi mới này tại Việt Nam mà không bị phá sản”. Câu trả lời là hoàn toàn có thể, thậm chí là đơn giản.

Ông Tom Peng cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam rất may mắn khi đang ở trong một thị trường thương mại điện tử siêu cạnh tranh. Chúng ta có 5 thị trường thương mại điện tử lớn (Lazada, Shopee, Tiki, Sendo...). Chúng ta có nhiều nền tảng hỗ trợ thương mại điện tử (GoSELL, Haravan, Sapo…). Chúng ta có nhiều cổng thanh toán thương mại điện tử (VNPay, VNPT, epay....). Chúng ta có nhiều lựa chọn về vận chuyển hậu cần (Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, Ahamove, Lalamove, VNPost, ViettelPost…). Chúng ta có nhiều công cụ hỗ trợ tiếp thị (tìm chatbot và các công ty cung cấp công cụ marketing).



Vị CEO này khẳng định, nếu các nhà bán lẻ truyền thống muốn đón nhận hình thức bán lẻ mới, tất cả những công nghệ họ cần đều đã có sẵn trên kệ. Thách thức ở đây là các nhà bán lẻ thường phải làm việc với nhiều nhà cung cấp, thuê hoặc xây dựng các nhóm tích hợp của riêng họ để làm cho tất cả các hệ thống độc lập hoạt động tốt cùng nhau.

Ông Tom Peng cho biết công ty của ông - GoSELL - có thể giải quyết thách thức kể trên bằng giải pháp “tất cả trong một”. Theo đó, nền tảng quản lý và hỗ trợ bán hàng đa kênh GoSELL cho phép các doanh nghiệp doanh nghiệp xây dựng một hệ sinh thái bán hàng tổng quát trên nền tảng O2O (Offline to Online và ngược lại). Sản phẩm của doanh nghiệp trên các sàn thương mại điện tử như Beecow, Shopee, Lazada… sẽ được sẽ được đồng bộ lên Website và App giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý sản phẩm.



Khép lại phần chia sẻ, ông Tom Peng kêu gọi: các công nghệ để chuyển đổi doanh nghiệp đều đã có mặt ở đây (VOBF 2021), hãy chuyển đổi và giành chiến thắng.

Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam (Vietnam Online Business Forum - VOBF) do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức, được sự bảo trợ bởi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương.



Với chủ đề “Chuyển đổi từ hôm nay”, VOBF 2021 được tổ chức nhằm cung cấp bức tranh toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam, đồng thời thống kê về hành vi chuyển đổi mua sắm của khách hàng cho doanh nghiệp. Những thông tin thiết thực giúp doanh nghiệp tìm ra giải pháp thay đổi, khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19 vừa qua, từ đó tăng trưởng đột phá, bền vững cho công việc kinh doanh trên môi trường trực tuyến.