Vì sao ngựa vằn có vằn?
Từ xa xưa, câu hỏi này đã nằm trong đầu nhiều người, nhất là các khoa học gia.
(và câu hỏi phụ của một số người: Vằn trắng trên mình đen hay vằn đen trên mình trắng?)
Có bốn giả thuyết về lợi ích của vằn ngựa
1) Vằn là lớp áo ngụy trang để đánh lừa loài thú dữ ăn thịt (cọp, sư tử, báo…)
2) Cách nhận diện và truyền thông trong giống ngựa vằn
3) Vằn là một phần của hệ thống điều nhiệt của ngựa vằn
4) Ngăn ngừa sự tấn công độc hại của loài muỗi: hút máu, truyền bệnh…
Ba giả thuyết đầu không đứng vững. Chỉ có giả thuyết thứ 4 là được các khoa học gia tán thành, qua các cuộc thử nghiệm trên ngựa và bò.
Cuộc thử nghiệm được tiến hành tại Nhật như sau:
Người ta lấy 3 con bò. (a) một con sơn vằn trắng, (b) một con sơn vằn đen, và (c) một con không sơn.
Sau mỗi đêm số muỗi đậu trên thân bò, và số động tác đuổi muỗi của bò (vẫy đuôi, dậm chân…) được ghi nhận, và ghi nhận trong 3 đêm liền.
Kết quả dưới đây cho thấy:
Hình a: Số muỗi đậu trên thân bò:
CONT (trắng: không sơn); B&W (sơn sọc trắng). B (sơn sọc đen)
Hình b: Số lần bò làm động tác đuổi muỗi
CONT (trắng: không sơn); B&W (sơn sọc trắng). B (sơn sọc đen)
Rõ ràng bò có sơn sọc trắng ít bị muỗi cắn hơn, và làm động tác đuổi muỗi cũng ít hơn so với bò không sơn hoặc sơn sọc đen.
Dựa trên kết quả thử nghiệm, các khoa học gia giải thích tác dụng của vằn trên ngựa vằn như sau.
Muỗi phát hiện súc vật từ đằng xa qua mùi, âm thanh… của súc vật, và bay đến bàn tiệc máu. Vấn đề là (thị giác của muỗi ngu lắm, không giống như thị giác của người) việc đáp xuống trên thân bò của muỗi. Bình thường khi phát hiện một sinh vật để hút máu từ đằng xa, muỗi bay nhanh lại sinh vật đó và giảm tốc độ bay khi tới gần để đáp xuống thân con mồi. Nhưng các vằn của ngựa vằn làm hỗn loạn thị giác của muỗi nên khi tới gần ngựa vằn, muỗi không giảm tốc độ để đáp xuống. Kết quả: Hoặc là muỗi bay tránh ngựa vằn, hoặc là đụng mạnh vào ngựa vằn và rơi xuống.
Ngoài ra, vằn của ngựa vằn đã được con người áp dụng trong cuộc sống như y phục sọc trắng (để dễ nhân ra chứ không phải để khỏi bị muỗi cắn) đặc biết trên đường giành cho người đi bộ (kẻ sọc vằn) ở chỗ đường giao nhau (tiếng Việt). Một số tên gọi của đường dành cho người đi bộ (kẻ sọc vằn) ở chỗ đường giao nhau trong một số ngôn ngữ khác.
Zebrastreifen (Đức)
Zebrapad (Hòa Lan)
Paso de cebra (Tây Ban Nha)
зебра (Nga)
Zebrahitun (Băng Đảo)
Zebra átkelés (Hung Gia Lợi)
Zebra crossing (Anh)
Dưới đây là một clip vui về thuật ảo (optical illusion).
Từ xa xưa, câu hỏi này đã nằm trong đầu nhiều người, nhất là các khoa học gia.
(và câu hỏi phụ của một số người: Vằn trắng trên mình đen hay vằn đen trên mình trắng?)
Có bốn giả thuyết về lợi ích của vằn ngựa
1) Vằn là lớp áo ngụy trang để đánh lừa loài thú dữ ăn thịt (cọp, sư tử, báo…)
2) Cách nhận diện và truyền thông trong giống ngựa vằn
3) Vằn là một phần của hệ thống điều nhiệt của ngựa vằn
4) Ngăn ngừa sự tấn công độc hại của loài muỗi: hút máu, truyền bệnh…
Ba giả thuyết đầu không đứng vững. Chỉ có giả thuyết thứ 4 là được các khoa học gia tán thành, qua các cuộc thử nghiệm trên ngựa và bò.
Cuộc thử nghiệm được tiến hành tại Nhật như sau:
Người ta lấy 3 con bò. (a) một con sơn vằn trắng, (b) một con sơn vằn đen, và (c) một con không sơn.
Sau mỗi đêm số muỗi đậu trên thân bò, và số động tác đuổi muỗi của bò (vẫy đuôi, dậm chân…) được ghi nhận, và ghi nhận trong 3 đêm liền.
Kết quả dưới đây cho thấy:
Hình a: Số muỗi đậu trên thân bò:
CONT (trắng: không sơn); B&W (sơn sọc trắng). B (sơn sọc đen)
Hình b: Số lần bò làm động tác đuổi muỗi
CONT (trắng: không sơn); B&W (sơn sọc trắng). B (sơn sọc đen)
Rõ ràng bò có sơn sọc trắng ít bị muỗi cắn hơn, và làm động tác đuổi muỗi cũng ít hơn so với bò không sơn hoặc sơn sọc đen.
Dựa trên kết quả thử nghiệm, các khoa học gia giải thích tác dụng của vằn trên ngựa vằn như sau.
Muỗi phát hiện súc vật từ đằng xa qua mùi, âm thanh… của súc vật, và bay đến bàn tiệc máu. Vấn đề là (thị giác của muỗi ngu lắm, không giống như thị giác của người) việc đáp xuống trên thân bò của muỗi. Bình thường khi phát hiện một sinh vật để hút máu từ đằng xa, muỗi bay nhanh lại sinh vật đó và giảm tốc độ bay khi tới gần để đáp xuống thân con mồi. Nhưng các vằn của ngựa vằn làm hỗn loạn thị giác của muỗi nên khi tới gần ngựa vằn, muỗi không giảm tốc độ để đáp xuống. Kết quả: Hoặc là muỗi bay tránh ngựa vằn, hoặc là đụng mạnh vào ngựa vằn và rơi xuống.
Ngoài ra, vằn của ngựa vằn đã được con người áp dụng trong cuộc sống như y phục sọc trắng (để dễ nhân ra chứ không phải để khỏi bị muỗi cắn) đặc biết trên đường giành cho người đi bộ (kẻ sọc vằn) ở chỗ đường giao nhau (tiếng Việt). Một số tên gọi của đường dành cho người đi bộ (kẻ sọc vằn) ở chỗ đường giao nhau trong một số ngôn ngữ khác.
Zebrastreifen (Đức)
Zebrapad (Hòa Lan)
Paso de cebra (Tây Ban Nha)
зебра (Nga)
Zebrahitun (Băng Đảo)
Zebra átkelés (Hung Gia Lợi)
Zebra crossing (Anh)
Dưới đây là một clip vui về thuật ảo (optical illusion).