Vì sao chúng ta phải mặc quần? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Vì sao chúng ta phải mặc quần?

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
(Kỳ 1): Thuở ban đầu khi quần là thứ bị cấm đoán

Bạn có biết La Mã từng ban hành lệnh cấm mặc quần, Sa hoàng Nga thì bắt buộc triều đình phải mặc quần, cũng như người Hy Lạp cổ cho rằng quần là trang phục mọi rợ?

hử nhắm mắt lại và tưởng tượng về một nhân vật đình đám nào đó sống vào thời cổ đại ở châu Âu hoặc vùng Cận Đông – người Hy Lạp, người La Mã, người Ai Cập, người Israel, và những nền văn minh đã tác động kha khá vào châu Âu hiện đại. Sẽ có nhiều hơn một điểm khác biệt đáng chú ý giữa bạn và nhân vật đình đám nọ. Hoặc khá nhiều hơn con số một là đằng khác.

Khác biệt rõ ràng ở đây, đó là bạn thì có mặc quần còn họ thì không (ở một vài thời điểm bạn không mặc quần, nhưng phần lớn thời gian thì có, đúng không? ) Làm sao chúng ta phát triển từ việc mặc áo tunic và đủ kiểu áo choàng rộng dài thùng thình cho đến quần short và quần jean? Và làm sao mà những cái quần kia, từ dấu hiệu của sự mọi rợ, giờ đây trở thành yêu cầu cơ bản nhất để bạn có thể ngồi ăn ở một hàng bánh ven đường?

intro.jpg

Buổi hồng hoang của những chiếc quần

Vậy thì điều gì đã dẫn đến việc “phát minh” ra quần? Những nền văn minh của áo choàng và tunic hẳn có một mớ lí do về cả thực tế lẫn văn hóa để tận hưởng cảm giác thoáng đãng phơi phới – giống như khi bạn mặc váy, đầm, áo choàng tắm vậy – và dẹp ngay suy nghĩ về kiểu trang phục quấn đôi chân thành hai bên riêng biệt và ở giữa còn có miếng vải ôm sát cả mông lẫn “họa mi”.

Phần lớn lí do dẫn tới sự ra đời của quần đến từ những con ngựa.

Theo Science News, tổ tiên của những chiếc quần ngày nay đến từ vùng Trung Á khoảng 3000-3300 năm về trước, thuộc về các dân tộc có lối sống du mục và cho rằng quần giúp việc cưỡi ngựa của họ dễ dàng hơn. Việc cưỡi ngựa bắt đầu từ khoảng 4000 năm trước, thế nên quần không thể xuất hiện sau đó quá lâu.

buner_reliefs_scythian_bacchanalian_harp_player_and_dancer.jpg

Cái quần “cao tuổi” nhất được tìm thấy ở khu Lòng chảo Tarim thuộc Trung Quốc, nhưng loại trang phục này cũng được mặc bởi các dân tộc sống du mục và cưỡi ngựa khác, như người Scythia vào khoảng 2500 năm trước. Những chiếc quần ở buổi sơ khai có ống thẳng, đáy rộng, may bằng vải lông cừu xẻ ở hai bên và có dây buộc cùng họa tiết trang trí dệt ở phần ống.

Thú vị hơn, chiếc quần này có vẻ đã được đan và dệt ra mà không hề có sự tham gia của thao tác cắt xén nào cả. Giờ thì tưởng tượng xem chủ nhân của nó phải xấu hổ ra sao khi bước khỏi phòng thay đồ và được mẹ yêu cầu đứng đấy cho cả bộ tộc du mục ngắm nghía mà trầm trồ.

Quần của dân mọi rợ

2-pants-of-the-barbarian.jpg

Người Hy Lạp cổ đại rõ ràng không hề thích quần, và đương nhiên là không thích mặc chúng. Họ mặc trang phục làm từ lông cừu hoặc vải lanh, được ghim hoặc thắt dây cố định. Đàn ông thường vận áo tunic may bằng vải lanh gọi là “chiton”, và khoác thêm áo choàng gọi là “himation” vào mùa lạnh. Phụ nữ thì mặc tunic ghim cố định ở vai có tên gọi “peplos.

Người La Mã bắt chước phần trang phục của Hy Lạp, cũng giống cách họ “mượn ý tưởng” Hy Lạp trong thần thoại, kiến trúc, triết học và nhiều thứ khác. Đàn ông mặc áo tunic dài đến gối với thắt lưng, còn phụ nữ mặc tunic dài đến mắt cá với thắt lưng ở hông và dưới ngực. Loại trang phục này được gọi là “stola”. Trong những dịp trọng đại như đi làm ở Viện nguyên lão La Mã chẳng hạn, các nam công dân vận một miếng vải len khổng lồ được quấn và xếp xung quanh áo tunic của họ. Đây được gọi là “toga”.

Vậy tại sao người Hy Lạp cổ ghét quần? Theo tờ Vintage News, ngoài việc cho rằng quần thật lố bịch, họ còn coi nó là trang phục của người ngoại quốc – người Ba Tư, người Scythia, người châu Á, những kẻ mọi rợ trong mắt dân tộc văn minh như người Hy Lạp. La Mã cũng học theo Hy Lạp trong thái độ đối với những cái quần. Từ “bracatus” trong tiếng Latin có nghĩa là “mặc quần”, được dân La Mã dùng để chỉ những ai mà họ xem là ngoại quốc, mọi rợ và ẻo lả. Thật mỉa mai thay cho cái nhìn hiện tại của chúng ta về chiếc quần.

Những chiếc quần bị cấm đoán trong Đế quốc La Mã

Như quyển Atlas Obscura chỉ ra, mối thù mà người La Mã dành cho quần mang tính phân biệt đối xử khá cao. Họ tư duy rằng vì những người tinh tế không mặc quần nên rõ là quần cũng không lấy gì làm tinh tế. Khi nhà hùng biện vĩ đại Cicero công kích người Gaul, ông nói đến “áo choàng quân đội và quần ống túm của họ”, như một cách chỉ ra tính xâm lược hiếu chiến bẩm sinh của dân tộc này.

3-forbidden-pants-of-the-roman-empire.jpg

Tuy vậy, ở buổi sơ khai của đế chế, khi thời tiết vùng Địa Trung Hải không ủng hộ binh lính La Mã thực hiện nhiệm vụ duy trì vùng lãnh thổ ở Đức, Thụy Sĩ, Anh và các nơi khác, họ nhận ra những túi khoai tây có lỗ xỏ tay khá là hữu dụng. Học tập theo đồng minh mới là dân tộc Gaul, lính La Mã bắt đầu mặc quần để bảo vệ bờ cõi khỏi người Goth. Sau đó, thường dân cũng chạy theo kiểu thời trang quân đội này.

Năm Công Nguyên thứ 397, ở buổi tàn lụi của đế chế, cặp anh em Hoàng đế La Mã Honorius và Arcadius ban hành sắc lệnh cấm thường dân mặc quần. Hành động này nhằm củng cố nền văn hóa La Mã và phân biệt lính với thường dân trong một cộng đồng khá ưa thích việc ám sát.

Tin xấu đến với La Mã cũng là lúc tin tốt lành đến với những cái quần: lệnh cấm trên kết thúc khi Alaric và đội quân Visigoth có mặc quần của ông ta cướp phá Rome, góp phần vào sự sụp đổ không thể tránh khỏi của Đế quốc Tây La Mã vào năm 476. Quần trở thành trang phục chính thức cho triều đình Đế quốc Đông La Mã một thế kỷ sau đó.

Những chiếc quần mang tính bắt buộc trong Đế quốc Nga

Ngược lại 180 độ so với lệnh cấm quần từ Hoàng đế Honorius và Arcadius của Đế chế La Mã xa xưa, Peter Đại Đế của Nga ở thế kỷ 17 đã đưa ra cải cách bắt buộc mặc quần. Ngày trước, nếu quần bị coi là mọi rợ và cần bị dẹp bỏ thì đến thời của Peter Đại Đế, ngài cho rằng nó là dấu hiệu của sự văn minh và hiện đại mà nhân loại cần phải được tiếp cận bằng mọi giá.

Năm 1696, thời điểm mà Peter trở thàng Sa hoàng, nước Nga đã tụt hậu trong khoảng sáu thế kỷ. Chế độ Sa hoàng cô lập do tầng lớp những quý tộc quyền thế (gọi là “boyar”) nắm quyền. Họ, cùng với Nhà thờ Chính thống giáo quyền lực tột bậc, đã duy trì sự giàu có và sức mạnh của mình nhờ vào tầng lớp nông nô đông đảo và bất lực. Thời trang chuẩn mực là áo choàng dài, áo khoác dài và râu dài.

Sự tiến bộ trong công nghệ và thương mại – vốn đã lan rộng khắp châu Âu – bắt đầu tìm đến nước Nga. Còn Peter Đại Đế thì lớn lên bên cạnh người mẹ được giáo dục theo phong cách phương Tây, chưa kể ông đã thăm thú và đắm mình trong văn hóa châu Âu Thời kỳ Khai Sáng. Vậy nên Peter Đại Đế kiên quyết lôi nước Nga vào thế kỷ 18.

4-the-mandatory-pants-of-the-russian-empire.jpg

Một trong những yếu tố chính trong công cuộc hiện đại hóa của ông, đó là cải cách tủ quần áo. Tức là những quý tộc thích áo choàng giờ đây bị buộc mặc quần cùng đủ kiểu trang phục phương Tây khác (và bị buộc cạo râu), kèm theo hình phạt nặng nếu cố vào Moscow. Cuộc cải cách của Peter Đại Đế gặp phải khá nhiều phản đối, nhưng cuối cùng thì quần (và cả sự hiện đại hóa nữa), đã thắng.

(Còn tiếp...)
 

vnsotara

Búa Đá Đôi
Khi đọc tựa bài, cứ nghĩ là Mod đang đùa, càng đọc càng thấy sự uyên thâm của nền khoa học cổ xưa !
 

malemkhoang

Rìu Chiến
Làng mình, có một thằng bé.
Từ lúc nó sinh ra, bố mẹ nó không bắt nó phải mặc quần
(để đi tiểu cho tiện và đại tiện).
Nó đã quen với điều đó.
Cả làng cũng quen với điều đó.
Chợt một hôm, cả nhà nó phát hiện ra rằng:
nó đã đến tuổi đến trường!
Nó phải mặc quần.
Nó không thích điều đó.
Cả làng không quen điều đó.
Bà nó dắt nó ra đầu làng và bảo nó:
- Con mặc quần vào rồi bà đưa đi chợ,
ai lại ra chợ mà không mặc quần.
Nó im lặng mặc quần rồi theo bà đi chợ.
Bà nó thấy vui vui, nó thì im lặng bên bà.
Cả chợ không ai để ý đến nó.
Từ chợ về, đến đúng đầu làng,
chỗ ban sáng nó cùng bà dừng lại mặc quần,
nó dừng lại và tụt quần trả lại bà nó.
Bà nó thất vọng, hỏi nó:
- Từ sáng tới giờ con đã mặc quần, sao bây giờ con không mặc quần về làng?
Nó trả lời bà chắc như đinh đóng cột:
- Mặc quần về làng bây giờ để mọi người nói là
ơ cái thằng này hôm nay nó đã mặc quần à.

Nó đi học mà không mặc quần.
Nhà trường không chấp nhận điều này...
 

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
(Kỳ 2): Lịch sử rắc rối của tên gọi những chiếc quần

Cách gọi tên những loại quần đã có một lịch sử xoắn não và rắc rối, còn ở Pháp thì từng tồn tại một đội quân… không quần.

Nguồn gốc hài hước của cái quần

Thú nhận đi, từ “cái quần” nghe khá là hài hước. Càng hài hước hơn nữa nếu biết rằng trong tiếng Anh của người Anh, từ này thường có nghĩa chỉ quần lót thay vì quần mặc ngoài. Bắt đầu từ những năm 1990, người nói tiếng Anh Anh (và cả những người nói tiếng Anh khác nữa) dùng từ “quần” để chỉ những thứ lố bịch, vô lý, ví dụ như “Toàn bộ khái niệm về ngành thời trang chỉ là một cái quần xinh đẹp”.

Tính hài hước của nó may thay vẫn khá là vui khi chuyển về tiếng Anh của người Mỹ, nhờ vào mấy từ kiểu “quần lót”, “quần mặc trong” chẳng hạn. Giờ thì nói nào, cái quần. Nghe vẫn mắc cười nhỉ?
Nhưng sự thật ở đây đó là danh từ trên nghe buồn cười vì gốc rễ của nó có liên quan đến hài kịch. Nếu là một người thông minh ham học hỏi đang đọc về lịch sử của những cái quần trên Internet, hẳn bạn đã biết từ “pants - quần” vốn được rút gọn từ “pantaloons”. Nhưng có thể bạn chưa biết “pantaloons” đã được Anh hóa từ “Pantalone” trong tiếng Ý. Pantalone là một nhân vật trong những vở hài kịch Phục Hưng Ý.

pantalone.jpg


Theo Merriam-Webster, Pantalone là “một lão già tham lam, láu cá, mưu mô và sau cùng thường bị lừa gạt và nhục mạ”. Có thể nhận diện ông ta với trang phục gồm chiếc mũ không vành, áo choàng đen không cài khuy và quần dài. Khi kiểu quần tương tự trở nên phổ biến trong Thời kỳ khôi phục chế độ Quân chủ ở Anh, người ta gọi nó theo tên của Pantalone.

Dù có mang tên gì thì cũng là cái quần

Quần là tên gọi chung của loại trang phục dài từ thắt lưng đến mắt cá chân và có hai ống riêng biệt, ít ra trong tiếng Anh Mỹ thì như thế. Trong tiếng Anh Anh, “pants” thường mang nghĩa là quần lót, còn “trousers” mới là quần mặc ngoài.

Nguồn gốc của “trousers” là từ “triubhas” trong tiếng Ireland, mang nghĩa “quần ngắn vừa khít”. Từ những năm 1570, trong tiếng Anh đã có từ “trouse” và khoảng một thập kỷ sau là từ “trouzes”. Chữ r cuối từ được thêm vào bởi sự phổ biến của từ “drawers - quần đùi” và những từ chỉ các thứ đi theo cặp, như “tweezers - cái nhíp”, “pliers - cái kìm”.

6-pants-by-any-other-name.jpg

Tuy vậy, “trousers” vẫn xuất hiện trong tiếng Anh Mỹ. Nó từng mang nghĩa là quần được may đo, có cạp quần, lỗ xỏ thắt lưng và dải mở cửa quần. “Slacks” là quần thường được may sẵn từ len mịn, trông có hơi thùng thình. “Khakis” là quần mặc thường ngày thường có màu rám nắng sáng, “chinos” không xếp li và có màu be sáng, ngoài ra còn có quần jeans nữa.

Nhưng chắc bạn biết quần jeans là gì mà phải không?

Đừng để quần chẽn của bạn bị xoắn

Trước khi “tiến hóa” đến hình dạng như hiện nay, quần ở châu Âu đã trải qua muôn loại kiểu dáng với những tên gọi cổ lỗ sĩ như quần ống túm, quần chẽn, quần chẽn gối.

7-dont-get-your-knickers-in-a-twist.jpg

Trước thế kỷ 16, loại trang phục để che đi đôi chân là một dạng tất chia làm hai phần riêng biệt cho mỗi chân, ở giữa có túi hoặc nắp đậy che vùng nhạy cảm. Sau đó chúng bị thay thế bởi quần ống túm, loại quần dài đến dưới gối hoặc giữa bắp chân, mang kèm tất hoặc bốt ngay bên dưới nếu các quý ông muốn khoe trọn đôi chân quyến rũ của mình.

Năm 1820, quần ống túm trở nên lỗi thời và bị thay thế bởi quần chẽn. Loại quần dài đến mắt cá chân này có vẻ đã đặt nền móng cho kiểu quần skinny jean về sau, khi có khá nhiều biếm họa vẽ lại những chàng trai mũm mĩm vật vã để cởi cái quần ôm khít này ra khỏi người.

Rồi đến những năm 1840, trang phục của các thủy thủ bắt đầu tạo cảm hứng cho kiểu quần hơi rộng rãi hơn quần ống túm, và thế kỷ 20 là thời điểm chứng kiến sự nổi bật của loại trang phục có tên gọi “knickerbockers” – kiểu quần thụng dài đến gối hoặc dưới gối một chút – và có thể xem như kiểu quần dài đến gối đã được hồi sinh. Chúng được mặc bởi các chàng trai trẻ ở thế kỷ 20 và vẫn thông dụng ở hiện tại khi được sử dụng trong các môn thể thao như bóng chày, bóng đá, ngoài ra còn có cả golf (mặc dù ở hiện tại, quần không quá thùng thình như ngày trước).

Đội quân “không quần” nước Pháp

Có lẽ chưa bao giờ sự khác biệt giữa hai kiểu quần lại trở nên máu lửa và sặc mùi chính trị như trong cuộc Cách mạng Pháp. Cả cuộc chiến giữa hai hãng quần Zubaz và JNCO hồi những năm 90 của thế kỷ trước vẫn không bì được. Những người ủng hộ tư tưởng cấp tiến thuộc tầng lớp thường dân cấp thấp trong Cách mạng Pháp và thời kỳ Triều đại Khủng bố thường được biết đến với tên gọi “sans-culottes”, hiểu nôm na là “without breeches - không quần”.

Đừng tưởng tượng ra bất cứ hình ảnh gợi cảm nào (cũng đừng tưởng tượng ra vịt Donald), vì bạn nên nhận ra rằng “without breeches - không quần” không có nghĩa là họ không mặc quần. Họ chỉ không mặc một loại quần nhất định nào đó thôi.

"Culottes", trong trường hợp này, chỉ một loại quần bằng lụa dài đến gối vốn rất được ưa thích bởi giai cấp tư sản và quý tộc thuộc Chế độ cũ – tầng lớp mà những người nổi dậy chống đối. Dân lao động theo tư tưởng cấp tiến thường mặc quần chẽn dài đến mắt cá chân, áo jacket ngắn có tên gọi “carmagnole”, mũ Phrygian màu đỏ được biết đến với tên “chiếc mũ tự do” và guốc đế gỗ.

c68adcee230eaba2fde8d8eec2be5df7.jpg

Dù sao thì “sans-culottes” là những người theo tư tưởng cấp tiến phải chịu án tử hình mà không trải qua bất cứ phiên tòa nào, và điều này đã dẫn đến Triều đại Khủng bố. Rõ ràng những sự kiện trên không hề đẹp đẽ và dễ thương như câu “Có một đội quân ở Pháp và họ không mặc quần”.

Đọng lại sau cùng là mối liên hệ giữa loại quần dài đến gối kể trên với tầng lớp quý tộc, và thế là nó trở nên lỗi thời ở những năm 1800.

Quần của phụ nữ: trỗi dậy, suy thoái rồi lại trỗi dậy

Suốt một thời gian dài trong lịch sử, quần được mặc định là trang phục của nam giới. Nhưng này, ai cũng có thể mặc quần mà phải không? Khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ 19, nhà ủng hộ quyền lợi phụ nữ Amelia Jenks Bloomer đã khởi xướng kiểu trang phục bao gồm áo jacket ngắn, quần thụng dài đến mắt cá chân mặc dưới lớp váy ngắn đến dầu gối.

Amelia Jenks Bloomer gọi đây là “trang phục hợp lý” cho nữ giới, và cho dù nó không tồn tại lâu, tên của bà, “bloomers”, đã được dùng để gọi loại quần lót thụng và kiểu quần thụng mà nữ giới mặc khi đạp xe.

Nỗ lực đấu tranh để quần trở thành loại phục trang bình đẳng giới ở Mỹ và châu Âu là một công cuộc dài. Ngày trước, việc nữ giới mặc quần bị xem là bất hợp pháp ở Paris, nhờ vào danh tiếng lẫy lừng của đội quân không quần sans-culottes.

Đến thế kỷ 19, 20, quần lại trở thành một phụ kiện khá phổ biến cho phụ nữ lao động, đặc biệt là các thợ mỏ và phi công. Các nhà thiết kế bắt đầu may những kiểu quần cho nữ giới, và tuy chỉ được xem như trang phục cho những lúc vui chơi giải trí, việc phụ nữ mặc quần ở nơi công cộng vẫn bị coi là scandal (như những thứ mà huyền thoại điện ảnh Katharine Hepburn đã vướng vào).

9-the-rise-and-fall-and-rise-of-womens-pants.jpg

May thay, Thế chiến thứ hai đã giúp bình thường hóa việc nữ giới mặc quần, nhất là vào thời điểm có rất nhiều phụ nữ mặc nó và đi làm việc ở nhà máy. Cho dù không nhanh, không ổn định và không đi theo một hướng, tiến trình “bình thường hóa” trên cũng đã giúp nữ giới được thoải mái mặc quần bất cứ lúc nào họ muốn.

“Rối não” với cách gọi quần trong tiếng Anh

Đến cả người nói tiếng Anh bản ngữ đôi lúc cũng phải bối rối với câu hỏi: Tại sao lại gọi quần bằng từ “pair”, nghĩa là một đôi, một cặp, trong khi nó chỉ là một cái quần? “Two pairs of pants - hai cặp quần” nghe có vẻ như thứ gì đó mang số lượng là bốn, nhưng thật ra chỉ có hai cái quần.

Cách giải thích nổi tiếng nhất có lẽ là vì quần chẽn ngày xưa vốn có hai mảnh riêng biệt, tròng vào mỗi bên chân rồi được thắt lại ở giữa. Nhưng nếu tinh ý, bạn sẽ nhận ra đó là cách mô tả những đôi tất ở thời Trung cổ chứ không phải quần chẽn, cho dù có là phiên bản cổ xưa nhất của nó.

Trang Britannica cũng nói rằng cách giải thích trên sai bét, và không có một chứng cứ cụ thể nào để củng cố giả thuyết “quần hai mảnh”. Có một hiện tượng ngôn ngữ mà trong tiếng Latin nghĩa là “chỉ số nhiều”, và tiếng Anh không thiếu ví dụ cho hiện tượng đó. Chúng ta có “electronics - điện”, “odds - tỉ lệ cược”, “surroundings - môi trường xung quanh”, và “thanks - cảm ơn”.

10-why-a-pair.jpg

Tuy nhiên phải kể đến chính tiếng Anh, ngôn ngữ vốn rất yêu thích việc gọi những vật rẽ đôi, chia làm hai nhánh, bằng số nhiều. Có thể lấy ví dụ với quần – hai ống quần gặp nhau ở giữa, kéo, nhíp, kìm, và…cơ quan sinh dục. Nếu đã không thể dùng số ít để gọi cái kéo (ví dụ: a scissor), thì bạn cũng không thể làm điều tương tự với cái quần (a trouser). Có thể nói đây là cách gọi của những vật “tuy hai mà một, tuy một mà hai”.
 


Top