Tuyến cáp quang AAG và IA đã được sửa xong, Internet Việt Nam đi quốc tế trở lại bình thường

Administrator
Theo thông tin cập nhật mới nhất thì hai tuyến cáp quang AAG, IA đã được sửa xong, Internet Việt Nam đi quốc tế trở lại bình thường từ 03/03/2020.
Tuyến cáp biển Asia America Gateway – AAG,là một hệ thống cáp truyền thông ngầm dưới biển dài 20.000 kilômét nối Đông Nam Á với Hoa Kỳ, đi qua các nước và vùng lãnh thổ như: Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Hong Kong, Philippines và Hoa Kỳ. AAG được thiết kế với lưu lượng ban đầu là 2Tbps và được nâng cấp theo thời gian. ( Wiki)
Tuyến cáp biển này đã được đối tác quốc tế xử lý xong vào hôm qua, ngày 2/3/2020. Toàn bộ lưu lượng trên tuyến cáp AAG đã được khôi phục hoàn toàn.

Cap-quang-bien-TVH-800x450.jpg


Còn tuyến cáp biển quốc tế Liên Á (Intra Asia - IA), sau nhiều lần phải lùi lịch sửa vì nhiều lý do điều kiện thời tiết bất lợi, hôm nay, ngày 3/3/2020, nhánh S2 của tuyến cáp quang biển này đã được sửa xong, tín hiệu internet được khôi phục 100% .

Như vậy, với việc hoàn tất sửa chữa tuyến IA (nhánh S2) và tuyến các AAG, ba tuyến cáp quang biển AAG, IA và AAE-1 đều đã được khắc phục xong, lưu lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế được đảm bảo hoạt động ổn định trở lại.

Trước đó internet Việt Nam đi quốc tế bị mất ổn định liên tục và phải điều chỉnh lịch sửa chữa từ cuối năm 2019 đến đầu tháng 3 năm 2020 gây ảnh hưởng lớn đối với người dùng Internet Việt Nam



Về tuyến cáp quang biển AAG
  • Bắt đầu hoạt động: tháng 11/2009
  • Dung lượng: 2.88 Terabit/s
  • Chiều dài: 20.000 km
  • Website: https://www.asia-america-gateway.com
  • Kết nối: Châu Á với miền Tây Hoa Kỳ đi qua 9 nước: Singapore, Hoa Kỳ, Philippines, Hồng Kông, Malaysia, Thái Lan, đảo Guam, Brunei và Việt Nam.
  • Chủ sở hữu: AT & T (Hoa Kỳ), BayanTel (Philippines), Bharti (Ấn Độ), BT Global Network Services (Anh), CAT Telecom (Thái Lan), ETPI (Philippines), Cơ quan quản lý ngành công nghệ thông tin truyền thông (Brunei Darussalam), Indosat (Indonesia), PLDT (Philippines), StarHub (Singapore), Ezecom-Công nghệ viễn thông(Campuchia), Telkom Indonesia (Indonesia), Telstra (Úc), Telekom Malaysia (Malaysia), Viễn thông New Zealand (New Zealand), Saigon Postal Corporation ( Việt Nam), FPT Telecom (Việt Nam), Viettel (Việt Nam) và VNPT (Việt Nam) .
Cáp quang AAG có tên đầy đủ là Asia — America Gateway, sự ra đời của nó là một cuộc cách mạng về kết nối băng thông rộng giữa Châu Á và Hoa Kỳ. Hiện tại đường truyền quốc tế, tốc độ Internet Việt Nam ra thế giới phụ thuộc chính vào tuyến cáp quang này.

Cáp quang AAG khá nổi tiếng với cộng đồng mạng tại Việt Nam vì thường xuyên bị đứt và ngừng hoạt động kể từ khi được đưa vào sử dụng năm 2009. Đa phần những trục trặc xảy ra trong đoạn S1 tại vùng biển Việt Nam giữa Hong Kong và Singapo với chiều dài là 314 Km.

Trước năm 2009, Internet Việt Nam kết nối quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào hai tuyến cáp quang biển là T-V-H (Thailand-Vietnam-Hong Kong) và SMW3 (SEA-ME-WE 3) với lưu lượng khá thấp. TVH có lưu lượng thiết kế mỗi hướng chỉ 560Mbps, SMW3 lên đến 320Gbps, còn lại kết nối qua các tuyến cáp đất liền.

Hầu hết các nhà mạng lớn tại Việt Nam đều đang khai thác tuyến cáp AAG này, gồm VNPT, FPT Telecom, Viettel và SPT
 
Trả lời

Radium

Búa Đá
Cuối cùng những ngày mạng như rùa đã chấm dứt :))
 

caniquyvnz

Rìu Bạc
của mình tạm tạm đo lần 1 {sure}
1.png


lần 2: {ah} giảm nhanh dử dằng -cùng 1địa điểm + hệ thống +chênh nhau có 1-2 phút?
111.png