Trung Quốc có thực sự sử dụng Huawei như công cụ gián điệp? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Trung Quốc có thực sự sử dụng Huawei như công cụ gián điệp?

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Huawei là một trong những nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, tuy nhiên, ngày càng có nhiều quốc gia hạn chế sử dụng công nghệ và thiết bị của công ty này vì lo ngại vấn đề bảo mật. Chuyện gì đang xảy ra ở đây?

Việc kinh doanh điện thoại thông minh của Huawei đang phát triển khá tốt nhưng mảng thiết bị mạng (router, máy chủ, thiết bị chuyển mạch,…) lại gặp nhiều khó khăn, điều này đặc biệt nghiêm trọng khi đây là mảng sinh lời nhiều hơn so với điện thoại thông minh.

huawei-world_iosu.jpg

Chuyện gì đang xảy ra với Huawei?

Những lo ngại liên quan đến Huawei vốn chẳng phải mới. Hồi năm 2012, quốc hội Mỹ đã đưa ra lời cảnh báo rằng Huawei và ZTE có thể là mối đe dọa an ninh.

Vào tháng 1-2018, tờ nhật báo tiếng Pháp, Le Monde xuất bản một bài báo tuyên bố chính phủ Trung Quốc đã do thám trụ sở của Liên minh châu Phi.

Tháng 8-2018, Chính phủ Úc tuyên bố Huawei và ZTE sẽ không được tham gia vào việc xây dựng mạng 5G tại quốc gia này. Không lâu sau, đến lượt New Zealand cũng ban hành lệnh cấm tương tự.

Trong thời gian này, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA), trong đó có một phần cấm chính phủ sử dụng công nghệ của Huawei và ZTE.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho biết Huawei đang bị các công tố viên Mỹ điều tra vì cáo buộc ăn cắp công nghệ được T-Mobile sử dụng để thử nghiệm điện thoại thông minh.

Ông Richard Fadden, cựu cố vấn an ninh quốc gia Canada cho biết trên tờ The Globe and Mail: “Chính phủ nên cấm Huawei tham gia vào việc xây dựng mạng 5G để bảo vệ an ninh của người dùng Canada”.

Bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của Huawei (cũng là con gái của người sáng lập công ty - Ren Zhengfei) đã bị bắt tại Canada vào tháng 12-2018 vì bị buộc tội bán thiết bị viễn thông cho Iran, trái với lệnh trừng phạt của Mỹ.


Hiện bà Mạnh đang phải đối mặt với một phiên tòa vào tháng 2-2019 và lệnh dẫn độ sang Mỹ.

Tháng 1-2019, Ba Lan bắt giữ giám đốc bán hàng của Huawei (người Trung Quốc) cùng một cựu quan chức cấp cao vì cáo buộc gián điệp, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo EU và NATO đưa ra quyết định chung về việc có nên cấm thiết bị cơ sở hạ tầng của Huawei hay không.

Tại sao nhiều nước lại “để mắt” đến Huawei?

Martin Thorley, một nhà nghiên cứu tại Viện Chính sách Trung Quốc của Đại học Nottingham cho biết tất cả bắt nguồn từ mối nghi ngờ Huawei có liên hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc. Điều này cũng không có gì khó hiểu khi người sáng lập công ty, Ren Zhengfei vốn là kĩ sư trong quân đội và gia nhập Đảng -censor- từ năm 1978.

ren-zhengfei_qwgk.jpg

Nhiều người lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể gây áp lực với Huawei để buộc công ty cài đặt “backdoor” (cửa hậu) trên sản phẩm, điều này cho phép Trung Quốc có thể theo dõi lưu lượng mạng trên quy mô toàn cầu.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, có rất ít bằng chứng chống lại Huawei được đưa ra. Tim Stevens, giảng viên an ninh mạng thuộc Đại học King (Anh) cho biết: “Hiện tại, tôi không biết về bất kì lỗ hổng nào được Huawei khai thác, có thể các cơ quan tình báo đang nắm giữ thông tin nhưng họ không muốn tiết lộ”.

Cho đến nay, chính phủ Anh đã không thực hiện bất kỳ động thái nào để cấm hoặc chặn công nghệ của Huawei khỏi hệ thống. Điều này cũng không có gì khó hiểu khi Huawei cam kết đầu tư 3 tỉ bảng Anh vào năm 2023, hiện công ty đã làm việc với hơn 20 trường đại học ở nước này và có hai trung tâm nghiên cứu tại Anh. Huawei cũng đã kí thỏa thuận để giúp phát triển thành phố thông minh tại đây.

Alex Younger, người đứng đầu MI6, đã đặt câu hỏi liệu Anh có nên sử dụng công nghệ của Trung Quốc trong cơ sở hạ tầng của mình hay không. Tương tự, Jeremy Wright, ngoại trưởng Anh chia sẻ với tờ Telegraph rằng quốc gia nên “thận trọng” với Huawei.

Trong một động thái khác, đại học Oxford và Đại học Queen's Belfast cho biết họ sẽ ngừng nhận các khoản đóng góp mới và tài trợ nghiên cứu từ Huawei.

Huawei nói gì?

Huawei phủ nhận các sản phẩm của họ có thể được sử dụng để làm gián điệp. Vào ngày 15-1-2019, người sáng lập Ren đã có một cuộc phỏng vấn hiếm hoi trước giới truyền thông. “Tôi yêu đất nước của mình, tôi ủng hộ Đảng -censor-. Nhưng tôi sẽ không làm gì để gây hại cho thế giới, tôi không thấy mối liên hệ giữa niềm tin chính trị và Huawei”, ông nói với các phóng viên.

Ren cho biết có thể giảm quy mô kinh doanh ở những quốc gia không được chào đón, miễn là công ty có thể tồn tại và nuôi sống nhân viên của mình.
 

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Lúc trước mình có làm thủ tục pháp lý cho các nhà mạng VN xây dựng các trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS), những năm đầu thì họ sử dụng thiết bị của Ericsson nhưng sau đó thì toàn sử dụng thiết bị của Huawei nhất là Viettel (còn thuê Huawei gia công điện thoại để bán tại VN). Các chuyên gia đều cảnh báo Huawei sử dụng cổng hậu để truyền dữ liệu về TQ nhưng các sếp hầu như phớt lờ vì họ lobby kinh lắm.

Các nước phương Tây không phải tự nhiên mà cấm Huawei đâu.
 

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Bloomberg: "Ông Tập Cận Bình muốn gì, Huawei đều làm được"

28huaweiprobe-1-articlelarge-1544691308719207026900-crop-1544691312561908925483.jpg

Ảnh minh họa: Eric Gaillard/Reuters

Năng lực kĩ thuật của Huawei - kết hợp cùng mối quan hệ với các doanh nghiệp lớn và chính phủ Trung Quốc - có thể xây dựng và chế tạo ra "xương sống" của công nghệ tương lai.

Những công nghệ định hình tương lai

Vụ bắt giữ bất ngờ bà Mạnh Vãn Chu - Giám đốc tài chính (CFO) của Huawei - đã đẩy công ty này vào bê bối chính trị lớn nhất trong mảng công nghệ và ngày càng khắc sâu thêm lo ngại về những thiệt hại của hãng.

Nhiều quốc gia đã đưa sản phẩm của Huawei - bao gồm thiết bị chuyển mạch, bộ định tuyến và điện thoại - vào danh sách đen để đề phòng các rủi ro an ninh và nguy cơ bị gián điệp Trung Quốc "nhòm ngó".

Tuy nhiên, trong trụ sở của Huawei ở Thâm Quyến, một nhóm các kĩ sư bí mật dường như không quá quan tâm tới các mối lo ngại nói trên. Những người này đang nghiên cứu các công nghệ tiên tiến nhất: từ trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây tới chip máy tính với sự ưu tiên của chính phủ Trung Quốc và mang tầm ảnh hưởng đặc biệt lớn tới tương lai của Huawei.

Khi cuộc chiến tranh thương mại kéo dài, chính quyền Bắc Kinh đã tăng cường đẩy mạnh nền công nghiệp và thúc giục lĩnh vực này bớt phụ thuộc vào các thiết bị bán dẫn và phần mềm đời mới của Mỹ.

Vụ bắt giữ bà Mạnh dường như không thể cản bước được hoạt động của Huawei. Trái lại, vụ việc sẽ đẩy nhanh tốc độ và dẫn tới kết quả cuối cùng là Mỹ và Trung Quốc sẽ không còn phải cung cấp chip điện tử cho nhau nữa.

photo-1-1544691215625935060872.jpg

Bà Mạnh Vãn Chu rời nhà trong sự kiểm soát của nhân viên an ninh. Ảnh: Ben Nelms/Bloomberg

Gus Richard, một nhà phân tích tại Northland Capital Markets, viết trong một báo cáo gần đây: "Huawei là biểu tượng của sức mạnh công nghiệp Trung Quốc".

Mặc dù bà Mạnh đã được bảo lãnh tại ngoại bởi tòa án Canada, bà vẫn phải ở lại khu vực Vancouver trước nguy cơ bị yêu cầu dẫn độ sang Mỹ để xét xử các cáo trạng gian lận và vi phạm cấm vận của Mỹ đối với Iran.

Công ty Huawei đang đầu tư nguồn lực khổng lồ vào công nghệ thế hệ tiếp theo, tìm cách lặp lại thành công mà hãng đã gặt hái được ở những lĩnh vực khác. Trong suốt thập kỉ qua, hãng công nghệ này đã thầm lặng từng bước trở thành "gã khổng lồ" trong lĩnh vực thiết bị mạng và viễn thông. Hiện nay, Huawei chỉ xếp sau công ty Cisco Systems tại San Jose, California.

Khi gia nhập thị trường điện thoại thông minh, Huawei đã khiến giới quan sát sửng sốt vì "hạ gục" Apple về thị phần trong đầu năm nay. Vào tháng 9, công ty Trung Quốc chiếm tới 15% sản phẩm công nghệ được giao dịch trên thế giới, chỉ sau Samsung Electronics - theo số liệu từ Công ty Dữ liệu Quốc tế (IDC). Hai năm trước đây, Huawei chỉ có 9% thị phần.

Năng lực kĩ thuật của Huawei - kết hợp cùng mối quan hệ của hãng với các doanh nghiệp blue-chip và chính phủ - có thể xây dựng và chế tạo ra "xương sống" của công nghệ tương lai.

Những tham vọng này của Huawei đồng bộ với mục tiêu của chính phủ Trung Quốc. Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình muốn Trung Quốc trở thành cường quốc đi đầu trong lĩnh vực thiết bị bán dẫn - Huawei đang chứng tỏ là tập đoàn này có thể làm được.

Ông Tập muốn Trung Quốc có dấu ấn lớn trên thị trường - Huawei đã thể hiện được điều đó. Ông Tập muốn Trung Quốc đi từ sản xuất đơn giản tới ngành công nghiệp sinh lợi và đem lại lợi ích cho đất nước - Huawei đã không khiến Bắc Kinh thất vọng.

Sản phẩm kĩ thuật của Huawei

photo-1-15446911951961356381605.jpg

Tòa nhà của Huawei tại Thẩm Quyến. Ảnh: Brent Lewin/Bloomberg

Một căn phòng rộng lớn tại khuôn viên của Huawei ở Thâm Quyến chứa đầy các mô hình kỹ thuật số về cách các ngân hàng, cửa hàng bán lẻ và các con đường trong thành phố hoạt động với năng lực công nghệ của Huawei.


Công nghệ được tạo ra bên trong một phòng thí nghiệm nghiên cứu có tên gọi là "Nhà Trắng". Rất ít du khách tới đây thăm quan.

Tuy nhiên, phòng mô phỏng - hay còn được gọi là "phòng triển lãm công nghiệp" - đã cho thấy một tương lai "kì diệu", nơi các công ty và chính phủ các quốc gia sử dụng AI và điện toán đám mây của Huawei để xử lí dữ liệu, thúc đẩy doanh số bán hàng và khiến thành phố trở nên sống động, "nghe và nhìn được mọi thứ".

Nhóm doanh nghiệp kinh doanh của Huawei bán ra các sản phẩm và dịch vụ cho thiết bị kết nối mạng và thành phố thông minh. Trong năm nay, nhóm này dự tính có doanh thu 10 tỉ - tương đương với 1/10 doanh thu của tổng công ty.

Qiu Heng, giám đốc tiếp thị của hãng, dự tính doanh thu của công ty sẽ gấp đôi sau mỗi hai năm. Nói cách khác, nhóm doanh nghiệp này sẽ thu về 100 tỉ USD vào năm 2025 - trùng thời điểm chính phủ Trung Quốc đặt ra mục tiêu tự lập về các sản phẩm kĩ thuật.

Trong hai năm vừa qua, những công ty Internet lớn nhất thế giới đã sản xuất thiết bị bán dẫn để cải thiện dịch vụ điện toán đám mây và các ứng dụng AI - ví dụ như nhận dạng hình ảnh và hỗ trợ giọng nói. HiSilicon - công ty con của Huawei - đã bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất chip điện tử từ năm 2004.

Công ty này đã đầu tư vào nghiên cứu sản xuất chip công nghệ cao để xử lí những thuật toán phức tạp. Nhà nghiên cứu doanh nghiệp Alliance Bernstein ước tính rằng HiSilicon đang trên đà thu về 7,6 tỉ USD trong năm nay, gần như gấp đôi so với năm 2015.

Trong khi Huawei đang đi đầu với các nghiên cứu của hãng, có dấu hiệu cho thấy vụ bắt giữ bà Mạnh đã làm ảnh hưởng tới hoạt động của công ty. Một nhà cung cấp robot công nghiệp Nhật Bản cho biết Huawei đã ngừng đơn mua hàng sau vụ bắt giữ.

Huawei còn nhiều thị trường ngoài Mỹ

Về mặt phần mềm, Huawei đang bị các đối thủ bỏ lại phía sau. Trong lĩnh vực AI, ví dụ như "deep learning" và hệ thống quan sát cho máy tính, Huawei đang "tìm cách bắt kịp" những hãng công nghệ khổng lồ của Mỹ.

Oren Etzioni, người đứng đầu Viện Trí tuệ nhân tạo Allen, cho biết: "Huawei có dữ liệu và hỗ trợ của chính phủ, nhưng gặp bất lợi đáng kể khi nói đến AI". Tuy nhiên, nếu có bất kì công ty nào có thể xóa nhòa khoảng cách đó nhanh chóng, thì đó chỉ có thể là Huawei.

Các hãng nghiên cứu máy tính tại Zurich hiện đang tìm hiểu về chip cho điện thoại Android và đánh giá chip của HiSilicon đang đi đầu. Ngoài ra, Huawei mới đây đã cho ra đời một bộ công cụ phần mềm AI và hồi tháng 10 đã xuất xưởng một chip chuyên dụng mới có tên Ascend.

photo-1-15446912382221348037796.jpg

Chip Ascend 310 được Huawei ra mắt vào tháng 11/2018. Ảnh: AP Photo

"Không con chip nào có khả năng xử lí giống con chip này," ông Qiu nói.

Rất ít nhà sản xuất chip có thể tiếp cận các khách hàng sẵn lòng đầu tư một khoản lớn vào AI. Trong trường hợp của Huawei, khách hàng đó là chính phủ Trung Quốc. Công ty này hiện đang thực hiện tham vọng của Bắc Kinh trong việc đưa mọi ngõ ngách, cơ sở hạ tầng và camera đường phố vào một hệ thống điện tử.

Mục tiêu của Huawei là trở thành "đầu não" của thành phố thông minh trong tương lai. Cảnh sát tại Thâm Quyến đã bắt đầu sử dụng chip của Huawei trong hệ thống camera đường phố.

Theo ông Qiu, một bộ chip đơn lẻ của Huawei có thể xử lí dữ liệu hình ảnh từ tối đa 16 camera - gấp 4 lần năng lực máy tính hiện tại.

Trong một thông báo, phát ngôn viên của Huawei cho biết công ty này đã hoạt động tại hơn 170 quốc gia và chỉ trích những động thái từ phía chính phủ Mỹ.

"Nếu hành vi của chính phủ vượt quá giới hạn pháp lí thông thường, thì những hành động đó cần bị ngăn cản," phát ngôn viên nói.

Một chuyên gia cho rằng Huawei nên tập trung mở rộng thị trường tại những quốc gia Mỹ La Tinh và châu Phi, đặc biệt sau khi bà Mạnh bị bắt tại Canada. "Nếu họ tuân thủ luật chơi, Huawei sẽ có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Trừ khi chính phủ Mỹ có thể thuyết phục đồng minh không mua hàng của Huawei nữa," vị chuyên gia kết luận.

P/s: Bác @haivu đã thấy sự nhập nhằng giữa Huawei và chính phủ TQ chưa? Đây là yếu tố dẫn đến sự nghi ngờ của các nước phương Tây và họ đã cấm vận hàng loạt.
 

Ntbichphuong

Búa Đá Đôi
Gián điệp cho Tàu chắc luôn.
 

haivu

Administrator
Thành viên BQT
Vụ bắt giữ bà Mạnh dường như không thể cản bước được hoạt động của Huawei. Trái lại, vụ việc sẽ đẩy nhanh tốc độ và dẫn tới kết quả cuối cùng là Mỹ và Trung Quốc sẽ không còn phải cung cấp chip điện tử cho nhau nữa.

Hiện tại Huawei vẫn đang hải nhập những thứ cốt lõi từ mẽo - và khi nhìn thấy những gì ZTE gặp phải thì cả họ lẫn chí.nh ph.ủ đều lo sốt vó nên phải bằng mọi cách đẩy nhanh quá trình thoát mẽo thôi.
Còn nói đến bà Mạnh, tụi mẽo nó đeo theo từ hàng chục năm nay rồi, trát tòa bắt bà ta cũng ra từ thời tổng Obama lận, nhưng đến thời Trump thì mới chính thức đánh tàu, khả năng Huawei đi theo ZTE khá cao - dù anh tập quyết k để số phận của xương sống mình giống ZTE.
 

dammage

Rìu Chiến
Lúc trước mình có làm thủ tục pháp lý cho các nhà mạng VN xây dựng các trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS), những năm đầu thì họ sử dụng thiết bị của Ericsson nhưng sau đó thì toàn sử dụng thiết bị của Huawei nhất là Viettel (còn thuê Huawei gia công điện thoại để bán tại VN). Các chuyên gia đều cảnh báo Huawei sử dụng cổng hậu để truyền dữ liệu về TQ nhưng các sếp hầu như phớt lờ vì họ lobby kinh lắm.

Các nước phương Tây không phải tự nhiên mà cấm Huawei đâu.
mỹ đã cáo buộc thẳng thừng, thậm chí có hành động cụ thể là bắt người luôn như vậy thì theo tui chắc là phải có đầy đủ bằng chứng và lý do ở đằng sau rồi
Cn2bbod.gif
, không biết họa quỳ đã có "thành tựu" chôm được những dữ liệu nào rồi
 


Top