This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Tổng hợp các loài rắn tại Việt Nam

W H I T E

Rìu Chiến
Thớt này mình tạo ra nhằm mục đích tổng hợp các loài rắn tại Việt Nam. Bác nào chuyên về loài này thì đóng góp với mình nghen.
1. Rắn cạp nia:
Chúng có tiết diện ngang hình tam giác, đoạn từ hông xuống đến đuôi khá phẳng, hẹp dần thành điểm nhọn. Những con rắn cạp nia thường được phát hiện ở khu vực đồng cỏ, các cánh rừng rậm rạp. Cơ thể một con rắn cạp nia trường thành cũng dài hơn 1m, nọc của nó chứa chất kịch độc có khả năng giết người trong chớp mắt.
 

W H I T E

Rìu Chiến
2. Rắn cạp nong:
Rắn cạp nong sinh sống ở nhiều môi trường khác nhau, chúng có khả năng thích nghi rất cao nên phân bố từ rừng núi đến đồng bằng.
Kích thước cơ thể trung bình dài trên 1m, đặc điểm nhận dạng là những khúc màu đen - vàng khá đều nhau, nằm xen kẽ làm vẻ ngoài của loài rắn này rất nổi bật.
Đầu rắn cạp nong lớn và ngắn, mắt tròn. Đuôi của chúng ngắn, mút đuôi tròn, giữa sống lưng có một gờ dọc. Nọc độc của chúng mạnh đến nỗi được cho rằng trên tầm rắn hổ mang.
Lớp vảy ở sống lưng của rắn cạp nong có hình sáu cạnh, lớn hơn vảy bên.
 

ovinguyen

Life is inherently sweet but also bitter.
3. Rắn hổ mang chúa. (Góp vui cho chủ theard)

a. Giới thiệu:
- Rắn hổ mang chúa có tên khoa học là Ophiophagus hannah, thuộc họ rắn hổ. Nó được coi là chúa tể của loài rắn vì có độc tố nguy hiểm chết người và là loài rắn độc dài nhất thế giới. Chúng phân bố chủ yếu ở các vùng rừng rậm nhiệt đới từ Ấn Độ đến Đông Nam Á.

- Tuy tên gọi là rắn hổ mang chúa nhưng chúng thuộc chi rắn gổ mang thực sự. Những món ăn chính của nó là loài rắn khác thậm chí còn là đồng loại. Khi nguồn thức ăn khan hiếm chúng có thể ăn những loài vật có xương như loài bò sát nhỏ, động vật gặm nhấm.
- Rắn hổ mang là loài vật rất nguy hiểm, chúng không chủ động tấn công con người. Nhưng nếu một khi đã bị nó cắn thì sẽ gây tử vong rất cao. Nhưng với người dân Ấn Độ, đây là một linh vật tín ngưỡng rất cao quý.


b. Kích thước:
- Rắn hổ mang chúa có thể dài 3-4 m và con trưởng thành có thể lên tới 7m. Cân nặng trung bình của 1 con trưởng thành khoảng 6 kg. Kích thước con đực thường lớn hơn so với con cái. Môi trường sống cũng có thể ảnh hưởng đến kích thước và trọng lượng của nó.

c. Da và quá trình lột xác:
- Màu da của rắn hổ mang chúa có thể khác nhau tùy thuộc vào môi trường sống. Những con có màu da sáng sẽ sống ở nơi nhiều ánh sáng, vùng sông suối, ao hồ. Con có màu da tối sẽ sống ở nơi ít ánh sáng, vùng rừng sâu, núi cao, hang động.
- Da phần đầu và lưng của nó có thể thay đổi phạm vi màu sắc từ đen chì, rám nắng, ôliu nâu đến xám nâu, trắng xám. Phần bụng có màu vàng nhạt, vẩy mịn còn phần cổ có màu vàng sáng hoặc màu kem.
- Quá trình lột da của rắn hổ mang chúa là khoảng 4-6 lần/năm đối với con trưởng thành. Đối với con non sẽ lột xác thường xuyên hơn khoảng 1 tháng/lần. Dấu hiệu của rắn chuẩn bị lột xác là mắt đục trắng, nó mất khoảng 10 ngày để lột xong 1 bộ xác.
Nếu rắn hổ mang chúa sống gần khu dân cư thì địa điểm lý tưởng nhất để nó lột xác là nhà bếp. Vì không chỉ là thức ăn mà còn được muốn sưởi ấm nên rất dễ gây nguy hiểm đến con người.

d. Vảy:
- Vảy của rắn được cấu tạo từ chất keratin và bao phủ khắp cơ thể. Trên lưng rắn có khoảng 15 hàng vảy. Ở bụng con đực có khoảng 235-250 vảy và con cái là 239-265 vảy. Ở đuôi có thể xép đơn lẻ hoặc theo cặp từ 83-96 chiếc ở con đực và 77-98 ở con cái.
- Kích thước vảy trên lưng nhỏ và tròn hơn còn vảy bụng dài, rộng, căng ra toàn thân bộ chiều rộng bụng rắn và xếp thành một cột duy nhất theo chiều hướng xuống.

e. Cấu trúc xương sọ:
- Những con trưởng thành sẽ có phần xương đầu khá to và đồ sộ. Cũng giống như loài rắn khác, hổ mang chúa có thể nới lỏng phần hàm dưới để nuốt chẳng con mồi to. Hàm trên có một cặp răng nanh giúp giữ chắc con mồi và tiết ra nọc độc.

f. Mang:
- Với nếp gấp của lớp da lỏng lẻo ở hai bên cổ giúp nó có khả năng phổng mang sang 2 bên. Khi gặp nguy hiểm hay bị kích động thì mang sẽ phòng ra tạo thành hình dạng như mui xe phía trước cơ thể để đe dọa kẻ thù.

g. Mắt:
- Mắt của rắn hổ mang chúa tròn sáng và có màu đen. Mi mắt trong suốt nên nó không bao giờ phải chớp mắt, điều này giúp nó có thể săn mồi dễ dàng hơn. Khi phần mi mắt bị xước thì lớp mi mắt mới sẽ nhanh chóng được tạo ra.

h. Tuổi thọ:
- Tuổi thọ trung bình của rắn hổ mang chúa là khoảng 20 năm và tuổi thọ tối đa là khoảng 30 năm tuổi.

i. Phân bố và môi trường sống:
- Rắn hổ mang chúa thường phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới nóng ẩm từ Ấn Độ đến Đông Nam Á và Đông Á như: Bhutan, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Philippines, Thái Lan, Bangladesh, Myanmar, Trung Quốc, Indonesia, Nepal, Singapore và Việt Nam.
- Môi trường sống lý tưởng nhất của rắn hổ mang chúa là rừng rậm, rừng nhiệt đới ẩm, ao hồ.

j. Săn mồi:
- Rắn hổ mang chúa săn mồi và đánh hơi con mồi bằng lưỡi. Cơ quan thụ cảm ở lưỡi sẽ truyền thông tin đến não, giác quan này giống khứu giác ở con người. Mắt của răn rất tính có thể giúp nó quan sát con mồi cách khoảng 100m. Rắn không có tai ngoài để nghe nhưng lại có thể tiếp nhận âm thanh qua da rất nhạy.
- Trong vòng họng của rắn hổ mang chúa có 1 túi chứa nọc độc. Nó sẽ co bóp tiết ra nọc độc khi tấn công con mồi. Chất độc của nó tác động mạnh đến hẹ thần kinh khiến con mồi nhanh chóng bị tê liệt.
- Rắn hổ mang chúa có thân hình to lớn nhưng lại không hề chậm chạp. Nó có thể leo cây và bơi rất tốt, do đó nó thường săn mồi vào ban ngày.

k. Thức ăn:
- Đây là loài động vật ăn thịt, những động vật mà nó thường ăn là loài rắn khác, trăn nhỏ chim, thằn lằn và động vật gặm nhấm thậm chí là cả đồng loại.

l. Phòng vệ:
- Khi gặp nguy hiểm rắn hổ mang chúa sẽ nâng cao 1/3 phần đầu cơ thể lên để phòng vệ. Thông thường chúng sẽ cố gắng bỏ trốn không va chạm với đối thủ, nhưng nếu tiếp tục khiêu khích thì chúng có thể trở nên rất hung dữ.

m. Sinh sản:
- Hổ mang chúa thường giao phối nhiều vào thời điểm tháng 1 đến tháng 3 trong năm. Rắn cái sẽ tiết chất pheromone để thu hút sự chú ý của rắn đực. Hầu hết rắn đực sẽ thăm dò con cái bằng cách ngửi và xoa đầu vào thân rắn cái. Nếu rắn cái có biểu hiện đồng ý thì chúng sẽ tiến hành giao phối, thời gian giao phối khoảng vài giờ.
- Sau 1 tháng giao phối, nó sẽ làm 1 chiếc tổ 2 hốc. Hốc dưới là để đẻ trứng, hốc trên là để rắn cái ở. Mỗi lần nó để từ 20-50 quả trứng và ấp ở nhiệt độ 28 °C (82 °F). Rắn hổ mang chúa có khả năng lưu trữ tinh trfng trong mấy năm để thụ thai cho chính nó vào mùa sau, mặc dù vậy hiện tượng này không phổ biến.
- Rắn non khi nở có chiều dài trung bình từ 45-55 cm. Da có các vạch màu sáng, nhưng những vạch màu sẽ nhạt dần hoặc biến mất khi chúng trưởng thành. Chúng sẽ có đầy đủ tuyến nọc độc như con trưởng thành.

n. Nọc độc:
- Trong nọc độc của rắn hổ mang chúa là nhóm neurotoxin (độc tố thần kinh). Nó có khả năng cắn và tiết khoảng 200-500 mg nọc độc vào con mồi.
Khi nọc độc vào cơ thể con mồi sẽ tấn công hệ thần kinh trung ương dẫn đến mờ mắt, buồn ngủ, đau mắt, chóng mặt và gây tê liệt. Nếu chúng tấn công con người có thể gây nghiêm trọng đến hệ tuần hoàn, suy hô hấp, suy thận và tử vong sau khoảng 30 phút.
 

W H I T E

Rìu Chiến
4. Rắn lục đuôi đỏ:
Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn có vảy với tên khoa học là Trimeresurus albolabris. Chiều dài thân của rắn lục đuôi đỏ vào khoảng 60 - 81cm.
Theo đúng mô tả, rắn lục đuôi đỏ có phần đuôi đỏ ửng - rất dễ nhận biết, sống chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Theo các chuyên gia, rắn lục đuôi đỏ sinh sống ở vùng thấp, thường lẩn trong các bụi tre, vườn nhà hay gần nơi con người sinh sống.
Thị lực ban ngày của rắn lục đuôi đỏ rất kém nên chúng thường ra ngoài kiếm mồi vào ban đêm.
Trong số các loài rắn lục, rắn lục đuôi đỏ là loài rắn độc. Khi cắn, chúng truyền chất độc với 20 thành phần khác nhau sang cơ thể nạn nhân.
Chất độc này gây tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh hay thậm chí trụy tim. Đồng thời, theo các chuyên gia, khi rắn cái mang thai, nọc độc của chúng sẽ mạnh và tiết nhiều hơn bình thường.
Theo các nhà sinh vật học, rắn lục đuôi đỏ không hung dữ nhưng nếu bị kích động, chúng có thể tấn công người bất cứ lúc nào.
Mặc dù mang độc tố mạnh nhưng có rất ít ca tử vong bởi rắn lục đuôi đỏ cắn trên thế giới. Tuy nhiên người bệnh cần được chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để tiêm huyết thanh bởi hợp chất này phát huy tác dụng tốt nhất trong khoảng 4 giờ sau khi bị rắn cắn.
Một điểm lưu ý nhỏ là khi sơ cứu cho nạn nhân, không nên sử dụng gạc garô hay rạch rộng vết thương để hút nọc độc bằng miệng.
Cả hai việc làm trên sẽ khiến vết thương sưng to và dễ hoại tử hơn. Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng băng ép, tẩy sạch nọc độc bên ngoài và chuyển nạn nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
 
Sửa lần cuối:

W H I T E

Rìu Chiến
5. Rắn lục đầu bạc:

Còn gọi là lục đầu bạc Azemiops feae, loài rắn họ rắn lục này cũng là một trong số ít những loài rắn sống ở độ cao khoảng 1.000 mét so với mặt nước biển.
Azemiops feae là một trong các loài rắn lục nguyên thủy nhất, chúng được tìm thấy phổ biến tại Fansipan và các vùng núi thuộc Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc (ở Tam Đảo).
Đặc điểm kỳ dị và đáng sợ nhất của loài rắn dài 80cm này là cái đầu bạc trắng, trong khi thân mình thì màu đen điểm xuyết các viền đỏ đầy chết chóc.
Một số loài trên thế giới, lại có màu bạc sáng với viền vàng nhạt khắp cơ thể, nhưng cái đầu thì vẫn có màu bạc/trắng hoặc vàng nhạt.
Rắn lục đầu bạc có khả năng sản sinh ra độc tố thần kinh và độc tố tế bào nên cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của con người.
Nhiều người đi rừng chuyên nghiệp khuyên không nên chủ động tấn công loài này vì chúng rất hung dữ.
 

W H I T E

Rìu Chiến
6. Rắn lục Jerdon Protobothrops jerdonii

Rắn lục Jerdon Protobothrops jerdonii nằm trong danh sách những loài rắn cực độc của Việt Nam.
Chúng thường sinh sống ở các vùng núi cao do đó loài bò sát này sở hữu khả năng chịu lạnh giỏi nhất mà các nhà nghiên cứu bò sát tại Việt Nam từng phát hiện được.
Nhà sinh vật rừng Phùng Mỹ Trung cho biết, bức ảnh anh chụp được loài rắn lục cực độc này là khi anh gặp nó ở độ cao 2.900 mét tại "nóc nhà Đông Dương". Loài rắn dài gần 1 mét này thường đi săn tại các con suối cạn thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên.
Rắn lục Jerdon có tên Latin là Protobothrops jerdonii, thuộc họ rắn lục Viperidae. Loài rắn chuyên sống trong rừng rú này sở hữu vẻ đẹp bên ngoài đầy chết chóc: Toàn thân bao phủ bởi lớp da hoa văn vàng đen; cái đầu hình tam giác lúc nào cũng sẵn sàng "tợp" con mồi trong nháy mắt.
Nọc độc của loài rắn lục này thuộc loại độc tố tế bào. Sau cú "tợp" nhanh như chớp mắt, toàn bộ bạch cầu và hồng cầu của nạn nhân bị phá hủy, khiến cho nạn nhân bị chảy máu trong và tử vong sau ít phút.
 

W H I T E

Rìu Chiến
7. Rắn lục cườm Protobothrops mucrosquamatus

Thường gặp ở các vùng núi cao 1.000 mét so với mặt nước biển, rắn lục cườm Protobothrops mucrosquamatus cũng là loài rắn khá phổ biến ở Fansipan.
Rắn lục cườm có chiều dài tối đa là 112cm. Toàn thân của rắn được bao phủ bởi các hoa văn màu nâu đậm và nâu nhạt.
Loài này có đặc tính chuyên đi săn đêm tại các vùng ven suối và các con suối cạn, thức ăn khoái khẩu của chúng là ếch nhái, các loài thú ăn thịt nhỏ...
Tại Việt Nam, chúng được tìm thấy nhiều ở Hà Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Gia Lai và nhiều vùng khác.
 

W H I T E

Rìu Chiến
8. Rắn rồng:


Rắn rồng còn được gọi là rắn hổ ngựa hay rắn sọc dưa, thuộc loài rắn nước. Chiều dài tối đa của loài rắn này có thể đạt được là 2 m. Loài rắn này rất hung dữ và chúng rất dễ bị kích động. Đặc biệt vào mùa sinh sản, chúng sẵn sàng tấn công đối thủ để bảo vệ trứng của mình.
Loài rắn này có tên khoa học là Elaphe radiata Snake, có đầu tương đối nhỏ thuôn dài, màu nâu xám phân biệt rõ với cổ. Lưng có màu nâu xám, có bốn đường màu đen chạy từ gáy xuống tới quá nửa thân, hai đường giữa to chạy dài liên tục, hai đường bên cạnh nhỏ hơn và đứt đoạn.
Những con rắn rồng khi gặp nguy hiểm có tập tính tự vệ đặc biệt, dựng đứng một phần ba thân về phía trước lên khỏi mặt đất. Phần thân sau không cuộn tròn mà làm thành hình chữ S trên mặt đất.
Chúng thường phình to cổ theo chiều trước sau làm da cổ căng rộng để lộ rõ màu vàng và đen ở da giữa các vảy cổ. Miệng há rộng, hung hăng, dọa nạt, dữ tợn như tập tính của rắn ráo hoặc rắn hổ trâu khi chuẩn bị cắn vào kẻ thù.
Loài rắn này đẻ trứng từ tháng 5 - 7, khoảng từ 5 - 12 trứng trong bụi cây hoặc trên lá khô và có tập tính canh trứng.
Trong dân gian có câu nói về loại rắn này: ‘Vào nhà là rắn rồng ra đồng là rắn hổ ngựa' nó di chuyển rất nhanh và thích ăn thịt chuột nên đôi khi chúng hay lân la vào các nhà kho để tìm chuột.
Ở miền Bắc Việt Nam rắn sọc dưa có tập tính trú đông trong hang chuột bỏ trống từ cuối tháng 11 đến khoảng giữa tháng 3.
 

W H I T E

Rìu Chiến
9. Rắn ráo (rắn lãi):

Rắn ráo hay rắn lải (danh pháp khoa học: Ptyas korros) là một loài rắn thuộc họ Rắn nước (Colubridae). Đây là một loài rắn không có nọc độc sinh sống trong các khu vực đồng bằng và rừng núi có môi trường ẩm ướt, có thể tới độ cao 3.000 m
Chúng săn bắt chuột, ếch, nhái và các loài động vật có xương sống nhỏ khác nhưng không thấy ăn cá như rắn nước. Chúng là loài kiếm ăn ban ngày và chủ yếu là bò trên mặt đất, trong các bụi cây hay bãi cỏ rrậm, mặc dù bơi lội cũng như leo trèo cây khá tốt.
Loài rắn này phân bổ rộng khắp trong khu vực Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á, kéo dài tới một vài đảo thuộc Indonesia.
Tại Việt Nam, người ta thường bắt Rắn giáo để ngâm rượu cùng một số loài rắn như hổ mang, rắn lục, cạp nong, cạp nia hay các vị thuốc khác trong các loại rượu tam xà, ngũ xà v.v.
Đuôi có màu ôliu và các vảy có màu sẫm ở phần rìa, trên các phần dày nhất của thân có các dải màu nâu nhạt mờ, nhưng mất dần đi khi chúng lớn. Mắt tương đối lớn. Chiều dài khoảng 1,6 m-3,5 m (5,2-11,5 ft).
Rắn đực có hai dương hành, khi giao phối rắn đực chỉ sử dụng một dương hành. Con đực có thể giao phối với nhiều con cái, trái lại con cái chỉ giao phối một lần. Thời gian giao phối có thể kéo dài từ nửa giờ đến vài giờ hay hơn nữa. Sau khi giao phối, tinh trùng nằm trong ống dẫn trứng của rắn cái trong nhiều tháng đến vài năm.
Mùa sinh sản thay đổi tùy theo địa phương, nhưng nói chung trong phạm vi từ tháng 5 tới tháng 8, thường đẻ trứng trong các tổ mối nhằm đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm ổn định của một lò ấp trứng tự nhiên, và khi những con non nở ra chúng có thể tìm ngay mối và ấu trùng mối để ăn. Rắn giáo đẻ 4 lứa/năm.
 

dungltcd

Lạt Ma
Con cạp nong này mới gọi là bá đạo về Độc.
 
1 đợt đi ngủ toàn mê thấy rắn thôi. Toàn kiểu mê bị nó cắn xong không làm gì đc ấy ạ!
 

W H I T E

Rìu Chiến
10. Rắn cạp nong đầu đỏ:


  • HÌNH DẠNG
Đầu và đuôi rắn màu đỏ sáng, thân chắc nịch và đen bóng. Ngoài ra, chúng có những đốm nhỏ màu trắng chạy dọc sống lưng và hai bên thân. Phần trắng của bụng mở rộng tới những chiếc vảy đầu tiên trên thân. Phần chót đuôi màu đỏ.
  • HÀNH VI, THỨC ĂN VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
Thức ăn ưa thích của chúng là các loài rắn khác và thằn lằn bóng chân ngắn. Chúng là loài rắn hiếm, sống ở khu vực rừng mưa thấp. Chúng được ghi nhận xuất hiện ở Núi Dinh thuộc tỉnh Đồng Nai và Thanh Hóa, Việt Nam.
Hoạt động cả ban ngày và ban đêm. ¾ thời gian trong ngày chúng ở trong khu vực của mình cho đến khi nắng tắt. Thức ăn ưa thích của chúng là ếch, thằn lằn, trứng, chuột hay cả những loài rắn khác. Có những trường hợp chúng ăn cả bản thân chúng (có nhiều người thấy chúng nuốt đuôi của mình).
Chúng không cắn người khi có ánh nắng mặt trời
  • NỌC ĐỘC VÀ TRIỆU CHỨNG
Gây độc thần kinh, ngăn các mối nối truyền tải thông tin từ thần kinh đến cơ bắp, khiến cho nạn nhân/ con mồi của chúng ngưng hô hấp hoặc không thể di chuyển. Tại vùng bị cắn: nạn nhân đau, sưng nề, có thể bị hoại tử, da bầm tìm chuyển sang đen, nhiễm trùng vết cắn (sưng đỏ, sốt, có mủ). Vết rắn cắn không có gì đặc biệt. Toàn thân đau đớn, không nói được, liệt toàn thân, khó thở, loạn nhịp tim, có hiện tượng “đái láu”-đái nhỏ giọt,… Không chữa trị kịp thời nạn nhân có thể dẫn đến tử vong
  • THÔNG TIN THÊM
Hiện tại số lượng chúng còn rất ít, chỉ còn rải rác ở một vài nơi; tập trung nhiều ở núi Dinh thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Đây là loài cần được đưa vào bảo vệ.
 

W H I T E

Rìu Chiến
11. Rắn hổ mang (hổ phì):


  • HÌNH DẠNG
Khi rắn bạnh cổ, trên cổ ở mặt lưng có hình tròn màu sáng như mắt kính, chính giữa có vệt nâu đen. Ở cổ bề mặt bụng có một đôi vết nhỏ nằm ngang. Màu sắc ở lưng đa dạng thay đổi từ màu vàng, đến nâu xẫm nâu xám hoặc đen. Đa số cá thể mặt lưng đồng màu, một số ít cá thể có những vạch ngang hơi sáng nhưng không rõ rệt. Chúng có thể có màu xanh olive hay ngả nâu đến đen cùng có thể có màu vàng hay cam, dấu chữ O có trên mang ở lưng. Những đóm đen xuất hiện ở phần dưới của mang tại 2 bên, và có thêm 1 hay 2 sọc đen ở vảy bụng. Phần còn lại của vảy bụng thường chỉ có 1 màu đen nhạt, con trưởng thành thì có màu ngả nâu hay xanh olive. Các xương sườn ở gáy nối dài giúp con rắn có thể mở rộng phần cổ ra thành một cái “mũ trùm”. Chúng có nanh trước cố định. Chiếc nanh to nhất được ghi chép có kích cỡ 0.67 cm. Cá thể trường thành dài khoảng 1.3 đến 2 m, đuôi dài 23 cm. Có rất nhiều cá thể to hơn thế nhiều được ghi nhận nhưng hiếm. Cơ thể chúng có thể dài tối đa là 2.3 m. Tuổi thọ rắn kéo dài đến 30 năm.
  • HÀNH VI, THỨC ĂN VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
Chúng thường sống ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Rắn hổ đất thích nghi với nhiều môi trường sống, cả môi trường tự nhiên lẫn nhân tạo, ưu tiên môi trường sống liên quan đến nước. Chúng thường ở những ruộng lúa, đầm lầy, rừng ngập mặn, hang gậm nhấm, nhưng vẫn có thể tìm thấy chúng ở các đồng cỏ, bụi cây và rừng rậm. Chúng còn xuất hiện ở các khu nông nghiệp và khu dân cư của con người, bao gồm cả thành phố. Chúng sống ở độ cao 1000m so với mực nước biển. Hổ đất sống trên cạn và rất năng hoạt động vào hoàng hôn và chiều tối. Là loài sống về đêm, ban ngày trú trong hang mối hoặc hang chuột gần nơi ở của con người. Rắn trưởng thành chủ yếu ăn chuột, cóc, rắn… rắn non, ăn ếch nhái, lưỡng cư. Con non thường săn lưỡng cư, con lớn săn thú có vú nhỏ, rắn, cá. Khi bị quấy nhiễu chúng đa phần chạy trốn, nhưng khi bị đe dọa nó sẽ nâng cao thân trên và phình mang ra, tạo những tiếng rít lớn đầy đe dọa, và cắn để tự vệ. Đôi lúc chúng bò ra từ những lỗ mục trên thân cây hay những khu vực mà chuột sinh sống và làm tổ
Rắn hổ đất giao phối sau mùa mưa, đẻ trứng vào tháng 1 đến tháng 3, chúng thường đẻ khoảng 16-40 trứng trong một vòng đời, có hiện tượng con cái canh giữ trứng. Trứng nở sau 53-73 ngày, con non mới nở dài 20- 35 cm và đã có khả năng bạnh cổ, hung dữ và có nọc độc gây nguy hiểm cho con người
  • PHÂN BỐ
Chúng chủ yếu phân bố ở miền Nam và Nam Trung Bộ, hiếm gặp ở miền Bắc. Ngoài ra, phạm vi phân bố của chúng cũng mở rộng ở các nước lân cận Việt Nam: Banglađét, Bắc Ấn Độ, Nêpan, Nam Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Cămpuchia, Bắc Malaixia.
  • NỌC ĐỘC
Nọc của rắn hổ đất gây độc thần kinh sau synap (postsynaptic neurotoxins), ngăn chặn sự truyền thông tin bằng cách kết hợp đặc biệt với các thụ thể nicotinic acetylcholine, gây liệt cơ và có thể suy hô hấp mà chết. Độc của chúng còn chứa cả cardiotoxin (tác dụng lên tim, làm rối loạn các xung truyền giữa các cơ tim do đó gây rối loạn nhịp tim) và Myotoxin (gây hoại tử cơ nhanh chống). Vết cắn thường gây hoại tử cục bộ diện rộng, biểu hiện trên toàn thân ở mức độ thấp. Buồn ngủ, những biểu hiện về thần kinh và thần kinh cơ bắp là những biểu hiện sớm nhất, hạ huyết áp, cơ thể đỏ bừng, thân nhiệt tăng, vết cắn đau xung quanh. Biểu hiện bắt đầu từ 1 – 4 giờ sau khi nạn nhân bị tiêm nọc. Sau đó sẽ bị tê liệt, cơ hoành ngưng hoạt động làm suy hô hấp và tử vong. Có thể xảy ra rất nhanh chóng. Độc chúng độc hơn cả một số loài cạp nong và hơn cả hổ chúa. Dù chỉ là một vết trầy, xước rất nhỏ từ nanh hổ đất, hãy đến bệnh viện nhanh nhất có thể!
  • VAI TRÒ
Nọc độc của chúng làm thuốc chữa đau các khớp xương, tê thấp, còn dùng làm thuốc tê. Rắn hổ mang cùng với rắn cạp nong, rắn ráo làm thành bộ 3 ngâm rượu để điều chế thành rượu tam xà chữa tê thấp và viêm đau khớp xương. Ngoài ra rắn sống còn là mặt hàng xuất khẩu để lấy thịt và da.
 

W H I T E

Rìu Chiến
12. Rắn hổ trâu:


Rắn hổ trâu hay rắn long thừa, rắn hổ hèo, rắn hổ dện (vện), rắn ráo trâu (danh pháp hai phần: Ptyas mucosa) là một loài rắn thuộc họ Rắn nước.
Loài rắn này có thể dài tới 2 m. Màu của nó biến thiên từ nâu nhạt ở những vùng khô tới gần như đen ở những khu rừng ẩm ướt. Nói chung nó hay được tìm thấy ở khu vực ven đô thị, nơi số lượng các loài gặm nhấm khá phong phú. Nó hoạt động về ban ngày, không độc và di chuyển nhanh. rắn không độc, nguy hiểm, có nhiều công dụng trong y học, nhất là sản xuất thuốc chữa bệnh