(PLO) - Sự phổ biến của TikTok đang làm dấy lên mối lo ngại về quyền riêng tư khi mọi dữ liệu của người dùng đều được gửi về Trung Quốc.
Không giống như Instagram hay Facebook, TikTok thiếu rất nhiều các biện pháp để bảo vệ quyền riêng tư, điều này làm dấy lên lo ngại khi tất cả dữ liệu người dùng đều được gửi về Trung Quốc. Chính phủ có thể sử dụng những thông tin này để tạo ra phần mềm giám sát hoặc trích xuất thông tin tình báo về hoạt động quân sự của phương Tây.
Về cơ bản, TikTok là ứng dụng cho phép người dùng tạo ra những đoạn video ngắn (khoảng 15 giây) và chia sẻ với bạn bè. TikTok và Musical.ly đều thuộc sở hữu của ByteDance, một startup có giá trị khoảng 20 tỉ USD.
Theo công ty nghiên cứu thị trường SensorTower, tính đến tháng 10-2018, TikTok đã vượt mặt Instagram, Facebook, Netflix… về số lượng lượt tải về hàng tháng.
ByteDance ước tính TikTok có khoảng 400 triệu người dùng hàng tháng tại Trung Quốc. Chỉ tính riêng ở Mỹ, TikTok đã có hơn 80 triệu lượt tải về kể từ khi nó xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2017.
TikTok thu hút khá nhiều người dùng trẻ tuổi, bao gồm cả những thành viên trong quân đội Mỹ. Họ thường xuyên đăng tải video về các bài tập thể dục, cở sở quân sự với đầy đủ thông tin cá nhân trên áo. Giống như nhiều ứng dụng mạng xã hội khác, TikTok cũng thu thập dữ liệu vị trí của người dùng, điều này có thể làm lộ vị trí các căn cứ quan trọng.
Theo trang South China Morning Post, trong phần thỏa thuận dịch vụ của TikTok, ứng dụng không dành cho người dùng dưới 16 tuổi và công ty có quyền xóa tài khoản khi cần thiết. Tuy nhiên, thực tế thì có hàng trăm trẻ em bị công khai thông tin cá nhân trên nền tảng này, nhiều video bị phát hiện có những hàng động gợi dục, tán tỉnh các cô gái tuổi teen.
Cựu cảnh sát Úc Susan McLean, một chuyên gia về an ninh mạng, đã cảnh báo công chúng về những rủi ro an toàn đối với trẻ em khi sử dụng ứng dụng Musical.ly, rất phổ biến trong giới trẻ ở Mỹ, Châu Âu và Úc. Một số báo cáo khác còn đề cập đến việc có rất nhiều “kẻ săn mồi” gửi tin nhắn cho trẻ em trên Musical.ly yêu cầu chụp ảnh khỏa thân, bao gồm một bé gái tám tuổi ở Melbourne và một bé bảy tuổi ở Mỹ.
Mặc định, khi đăng tải video trên TikTok, bạn chỉ có hai lựa chọn chia sẻ riêng tư hoặc công khai, không hề có lựa chọn chia sẻ riêng cho bạn bè.
Billy Wong Wai-yuk, thư ký điều hành của Ủy ban Quyền trẻ em Hồng Kông, cho biết cô lo lắng TikTok sẽ trở thành nơi để những “kẻ săn mồi” lạm dụng để làm hại trẻ em, đồng thời kêu gọi chính phủ học hỏi kinh nghiệm từ những quốc gia khác.
Quyền riêng tư được xem như một thứ xa xỉ tại Trung Quốc, bởi chính quyền có thể yêu cầu công ty cung cấp thông tin, dữ liệu người dùng khi cần thiết. Trang Piie nhận định, các ứng dụng có vẻ ngoài ngây thơ như TikTok có thể là những con ngựa thành Troia, cho phép Trung Quốc tiếp cận với nhiều công ty và quốc gia trên thế giới mà không cần tốn nhiều công sức.
Không giống như Instagram hay Facebook, TikTok thiếu rất nhiều các biện pháp để bảo vệ quyền riêng tư, điều này làm dấy lên lo ngại khi tất cả dữ liệu người dùng đều được gửi về Trung Quốc. Chính phủ có thể sử dụng những thông tin này để tạo ra phần mềm giám sát hoặc trích xuất thông tin tình báo về hoạt động quân sự của phương Tây.
Theo công ty nghiên cứu thị trường SensorTower, tính đến tháng 10-2018, TikTok đã vượt mặt Instagram, Facebook, Netflix… về số lượng lượt tải về hàng tháng.
ByteDance ước tính TikTok có khoảng 400 triệu người dùng hàng tháng tại Trung Quốc. Chỉ tính riêng ở Mỹ, TikTok đã có hơn 80 triệu lượt tải về kể từ khi nó xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2017.
TikTok thu hút khá nhiều người dùng trẻ tuổi, bao gồm cả những thành viên trong quân đội Mỹ. Họ thường xuyên đăng tải video về các bài tập thể dục, cở sở quân sự với đầy đủ thông tin cá nhân trên áo. Giống như nhiều ứng dụng mạng xã hội khác, TikTok cũng thu thập dữ liệu vị trí của người dùng, điều này có thể làm lộ vị trí các căn cứ quan trọng.
Cựu cảnh sát Úc Susan McLean, một chuyên gia về an ninh mạng, đã cảnh báo công chúng về những rủi ro an toàn đối với trẻ em khi sử dụng ứng dụng Musical.ly, rất phổ biến trong giới trẻ ở Mỹ, Châu Âu và Úc. Một số báo cáo khác còn đề cập đến việc có rất nhiều “kẻ săn mồi” gửi tin nhắn cho trẻ em trên Musical.ly yêu cầu chụp ảnh khỏa thân, bao gồm một bé gái tám tuổi ở Melbourne và một bé bảy tuổi ở Mỹ.
Mặc định, khi đăng tải video trên TikTok, bạn chỉ có hai lựa chọn chia sẻ riêng tư hoặc công khai, không hề có lựa chọn chia sẻ riêng cho bạn bè.
Billy Wong Wai-yuk, thư ký điều hành của Ủy ban Quyền trẻ em Hồng Kông, cho biết cô lo lắng TikTok sẽ trở thành nơi để những “kẻ săn mồi” lạm dụng để làm hại trẻ em, đồng thời kêu gọi chính phủ học hỏi kinh nghiệm từ những quốc gia khác.
Quyền riêng tư được xem như một thứ xa xỉ tại Trung Quốc, bởi chính quyền có thể yêu cầu công ty cung cấp thông tin, dữ liệu người dùng khi cần thiết. Trang Piie nhận định, các ứng dụng có vẻ ngoài ngây thơ như TikTok có thể là những con ngựa thành Troia, cho phép Trung Quốc tiếp cận với nhiều công ty và quốc gia trên thế giới mà không cần tốn nhiều công sức.
Nguồn: PLO