Nếu quá trình sáp nhập diễn ra thành công, cả hai sẽ loại bỏ bớt một đối thủ mạnh, đồng thời sẽ tạo ra một nền tảng mới, có đủ tiềm lực để "đấu" với các doanh nghiệp ngoại lai như Shopee và Lazada.
Theo nguồn tin từ DealStreetAsia, hai sàn thương mại điện tử nội địa lớn nhất của Việt Nam là Tiki và Sendo hiện tại đang trong quá trình đàm phán về việc sáp nhập.
Nếu quá trình sáp nhập diễn ra thành công, cả hai sẽ loại bỏ bớt một đối thủ mạnh, đồng thời sẽ tạo ra một nền tảng mới, có đủ tiềm lực để "đấu" với các doanh nghiệp ngoại lai như Shopee và Lazada.
Thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh Tiki.vn vẫn đang cần vốn để phát triển. Tháng 3/2019 Tiki đã gọi vốn được 75 triệu USD dẫn dắt bởi Northstar Group. Tuy nhiên, công ty này vẫn tiếp tục các vòng gọi vốn khác, được cho là lên đến 100 triệu USD.
Trong khi đó, Sendo vừa nhận khoản đầu tư 61 triệu USD từ năm ngoái. Đây cũng là sàn thương mại điện thử Việt Nam duy nhất có giấy phép thanh toán trung gian tính đến thời điểm hiện tại.
Được biết, tại thị trường Việt Nam, cả Tiki và Sendo đều có xếp hạng cao về lượng truy cập và lượng tải xuống ứng dụng. Tuy vậy, áp lực cạnh tranh căng thẳng với hai trang thương mại điện tử khác là Lazada (của Alibaba) và Shopee (của Garena) đã khiến hoạt động của hai sàn thương mại điện tử nội địa bị ảnh hưởng.
Theo số liệu từ các trang thống kê như iPrice, App Annie và SimilarWeb, hiện Shopee và Lazada đang là hai sàn thương mại điện tử có lượng truy cập cao nhất tại Việt Nam, đồng thời đứng đầu về lượng truy cập hàng tháng.
Trong khi đó, Tiki chủ yếu phục vụ cho người tiêu dùng sống ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó, Sendo lại phổ biến hơn đối với người dùng ở khu vực ngoại ô và nông thôn của Việt Nam.
DealStreetAsia nhận định, các trang thương mại điện tử tại Việt Nam chỉ có thể trụ lại được "cuộc đua" nhờ vào tiềm lực tài chính mạnh. Trên thực tế, các doanh nghiệp này hiện đang gồng khoản lỗ rất lớn và được dự đoán sẽ tiếp tục lỗ thêm để duy trì vị trí của mình. Tính đến cuối năm 2018, lỗ lũy kế của Tiki và Sendo lần lượt đạt 1.400 tỷ đồng và 1.300 tỷ đồng.
------
Cá nhân thấy chất lượng của các mặt hàng cũng sẽ được nâng cấp lên cùng dịch vụ đi kèm !
Ngoài các sàn thương mại điện tử lớn, mình thấy các shop tư nhân có đầu tư quảng cáo marketing hợp lý vẫn có được chỗ đứng riêng của mình !!
Lướt qua mấy shop thời trang của Hàn Quốc thấy khá đẹp trong cách Marketing sản phẩm ! Đáng tham khảo !
Ví dụ: