This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Thực tập và việc làm

Manila1996

Búa Đá
Thực tập không phải là khái niệm xa lạ đối với sinh viên. Nếu xác định thực tập là một trong những con đường tìm việc nhanh và hiệu quả, các bạn sinh viên sẽ có thái độ và tinh thần tích cực khi thực tập và có kết quả sau cùng, về lâu dài chắc chắn có lợi cho con đường sự nghiệp của bản thân sinh viên.


Nhu cầu tăng
Theo “Báo cáo thông số nhân lực trực tuyến quí 4-2007” của trang web việc làm hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, nhu cầu tuyển dụng sinh viên thực tập hoặc các sinh viên mới ra trường tăng 200% so với năm 2006.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh, giám đốc bộ phận tuyển dụng nhân sự cao cấp của Navigos Group, cho biết: “Giải pháp hữu hiệu và lâu dài cho các công ty trong tình hình căng thẳng nhân sự hiện nay không phải là lấy người của các doanh nghiệp khác mà là xây dựng đội ngũ nhân lực của riêng mình. Do đó, việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên thông qua các chương trình thực tập hoặc quản trị viên tập sự là một trong những việc mà các nhà quản trị nhân sự sẽ quan tâm thực hiện”.

Học hỏi nhiều, cơ hội càng nhiều
Thực tập giúp cụ thể hóa những điều đã học trong nhà trường, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về ngành học và xác định lại mong muốn, khả năng, sức khỏe... có phù hợp hay không. Nhờ nửa tháng thực tập, B.Ngọc, cựu sinh viên khoa xã hội học Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM), nhận ra mình khó có thể trụ lại với ngành điều tra xã hội học lâu dài nên đã mạnh dạn chuyển hướng nghề nghiệp sau khi ra trường. Ngoài ra, quá trình thực tập và những mối quan hệ tạo dựng được có thể sẽ giúp sinh viên tìm được hướng đi phù hợp nhất cho mình trên con đường sự nghiệp.

Các chương trình quản trị viên tập sự cũng là cơ hội rất tốt để khởi nghiệp, thậm chí còn thuận lợi hơn nhiều so với con đường lập nghiệp truyền thống. Một sinh viên mới ra trường phải mất ít nhất từ 3-5 năm làm việc và cống hiến để có thể đạt đến vị trí quản lý. Trong khi đó, bằng cách tham gia chương trình quản trị viên tập sự, các bạn được chính công ty cam kết đào tạo trở thành nhà quản lý trong thời gian trung bình 1-3 năm...

Hương Giang, từng tham gia chương trình quản trị viên tập sự của BAT và hiện đang làm việc cho tập đoàn này, cho biết thêm: “Chương trình quản trị viên tập sự đem đến cơ hội học tập và làm việc ở môi trường đa quốc gia; được tham gia các dự án lớn và được cung cấp những kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương vị trí quản lý sau khi hoàn thành chương trình...”. Đồng thời, các công ty/tập đoàn đều đặt ra những mục tiêu rất cụ thể trong từng giai đoạn của chương trình nên các quản trị viên tập sự sẽ có định hướng rõ ràng và có động lực phấn đấu.

Trong quá trình làm việc, các quản trị viên tập sự cũng được cấp trên và đồng sự chú ý, quan tâm, tạo điều kiện nhiều hơn, cơ hội thăng tiến vì vậy cũng tốt hơn. K. Vân, từng tham gia chương trình quản trị viên tập sự của Siemens, chia sẻ: “Quá trình luân chuyển qua các phòng ban trong công ty giúp Vân có được bức tranh tổng thể về hoạt động của cả công ty”. Vân cho biết thêm sau khi tham gia chương trình bạn thấy mình có khả năng thích nghi tốt hơn, vốn sống tăng thêm và còn được giao lưu văn hóa với các bạn đến từ các quốc gia châu Á khác.

Thậm chí nếu không trúng tuyển, quá trình dự tuyển cũng là dịp tích lũy kinh nghiệm xin việc. Thông qua các bước dự tuyển, sinh viên sẽ biết được qui trình tuyển dụng của những công ty, tập đoàn lớn, quen biết thêm nhiều bạn bè, mở rộng quan hệ (thậm chí là tạo mối quan hệ với người phỏng vấn), nhờ đó tăng thêm cơ hội nghề nghiệp cho mình.

Không bỏ lỡ cơ hội
Chương trình đào tạo ở đa số các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hiện nay đều dành một thời lượng nhất định cho việc thực tập. Tùy theo từng trường và từng ngành, sinh viên có thể được phân công hoặc tự chọn nơi thực tập. Lời khuyên của các chuyên gia tư vấn nhân sự là sinh viên nên chủ động liên lạc với nơi thực tập và thực tập với tinh thần nghiêm túc và cầu thị. Đồng thời cần tranh thủ tối đa thời gian thực tập để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm cũng như tạo lập các mối quan hệ. Sau khi kết thúc đợt thực tập, các bạn nên giữ liên lạc thường xuyên với nơi thực tập.

Bên cạnh đó, nhiều công ty, tập đoàn lớn đều có chương trình quản trị viên tập sự dành cho các sinh viên năm cuối và sinh viên mới tốt nghiệp. Hầu hết các chương trình này đều được quảng bá đến tận các trường. Sinh viên có thể trực tiếp vào trang web của các công ty để tìm hiểu thông tin về chương trình cụ thể xem mình có thích hợp hay không, cách thức đăng ký... hoặc các trang web việc làm. Một cách khác là tham gia những buổi hướng nghiệp ở trường hoặc các cuộc giao lưu với cựu sinh viên - những người đã có kinh nghiệm tham gia các chương trình quản trị viên tập sự.​
 

AlexanderTN

Gà con
Mình đồng ý với bài viết này, các bạn sinh viên lưu ý là ngay cả khi doanh nghiệp không trả tiền cho các bạn nhưng bản thân họ đã bỏ ra 1 khoản chi phí (trang thiết bị, môi trường làm việc, đặt bạn vào trong 1 nhóm và thực hiện mentoring cho các bạn, đôi khi bạn may mắn được 1 senior kèm cặp thì quý giá vô cùng). Cho nên là nên tìm hiểu kỹ (hỏi han các anh chị đi trước, research trên internet về việc thực tập ở công ty đó hoặc hỏi trực tiếp HR - họ sẽ không dám nói sai đâu) để biết là đợt thực tập đó có mang lại cho mình nhiều giá trị kiến thức như vậy hay không để lựa chọn cho đúng.

Chúc những người có liên quan đọc được những dòng này sẽ thấy có ích (từ 1 người đã đi thực tập và đã từng follow up các thực tập sinh 1 thời gian không ngắn).
 

moitinhdaukiss

Rìu Chiến Bạc Chấm
Sinh viên thời này tư tưởng "cổ suý" như 1 ông vua bột, làm gì họ chú ý đến mấy chuyện này.