Business
Rìu Bạc Đôi
Có rất nhiều cách để chính phủ một nước tăng cường xuất khẩu. Ngoài những đường “chính ngạch” như ký FTA, giảm thuế, thì còn một “mưu hèn kế bẩn” cũng rất hay được sử dụng là thao túng tiền tệ. Năm ngoái Mỹ đã gán cho Trung Quốc cái mác thao túng này, một nấc thang mới trong thương chiến giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo định nghĩa phổ thông, thao túng tiền tệ là cách mà chính phủ các nước hạ giá đồng nội tệ so với một đồng ngoại tệ (thường là USD, vì Mỹ rất hay gán cho các nước mác thao túng tiền tệ), nhằm khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Hay đây là một cách nhằm giúp hàng hóa xuất đi nước ngoài rẻ hơn.
Hãy xem xét các ví dụ trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung để dễ hiểu hơn nhé
Giả sử tỷ giá của đồng USD của nước Mỹ so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc là 1:10 (ví dụ cho tròn vậy thôi chứ thật ra tỷ giá USD/NDT rất lẻ).
Người Trung Quốc bán một cái bánh với giá 1 NDT. Như vậy, nếu Mỹ muốn mua 100 cái bánh của Trung Quốc, thì sẽ phải bỏ ra là 100 x 1 NDT = 100 NDT, tương đương 10 USD
Nhưng khi Mỹ áp đặt thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc với trị giá 10%. Vậy bây giờ Mỹ nếu muốn mua 100 cái bánh của Trung Quốc, thì sẽ phải bỏ ra là 10 USD x 1,1 = 11 USD.
Và như vậy, giá của 100 cái bánh Trung Quốc đã đắt hơn trước 1 USD, từ đó làm giảm lợi thế về giá của hàng hóa Trung Quốc. Lúc này, chính phủ Trung Quốc bắt đầu phá giá đồng NDT, thay đổi tỷ giá USD/NDT từ 1/10 xuống còn 1/10,5
Như vậy, 100 NDT của Trung Quốc giờ chia theo tỷ giá mới sẽ là 100/ 10,5 = 9,52 USD. Cộng thêm thuế là 9,52 x 1,1 = 10,47 USD. Rẻ hơn giá lúc chưa phá giá đồng NDT tận 0,53 USD. Như vậy, hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn, khiến người tiêu dùng Mỹ mua nhiều hàng Trung Quốc hơn.
Kể cả trong trường hợp không có thuế nhập khẩu, chính phủ vẫn có thể phá giá tiền tệ để kích thích xuất khẩu. Giả sử 100 cái bánh của Trung Quốc vẫn được bán với giá 100 NDT, với tỷ giá 1/10, thì người Mỹ sẽ bỏ ra 10 USD để mua 100 cái bánh của Trung Quốc. Nhưng với tỷ giá 1/10,5, thì 10 USD bây giờ đổi được tận 105
NDT mua được tới 105 cái bánh. Như vậy, việc thao túng tiền tệ giúp Trung Quốc bán được nhiều hàng hơn, và với giá rẻ hơn.
Ở chiều ngược lại, thao túng tiền tệ khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Trước ông bà chỉ mất 10 NDT là đổi được 1 USD, giờ phải mất 10,5 NDT mới đổi được 1 USD thì đương nhiên là hàng Mỹ đắt hơn hàng Trung Quốc rồi.
Thao túng tiền tệ thường được xem là một cạnh tranh không công bằng, vì nó đem lại lợi thế cho hàng xuất khẩu, nhưng không phải là do chất lượng, cũng không phải là do các biện pháp cải thiện năng suất lao động, mà chỉ đơn giản là sự can thiệp của chính phủ. Mỹ thì tất nhiên không thích điều này rồi.
Cre: Little Birds News
----------------
Tổng hợp, phân tích thêm một số kiến thức từ dưới cmt của các bạn:
Mỹ đặt ra 4 tiêu chí để gắn mác thao túng tiền tệ: (1) Tổng thương mại song phương với Mỹ (NK+XK) vượt quá 40 tỷ USD; (2) Tổng hàng hóa thặng dư với Mỹ vượt quá 20 tỷ USD; (3) Tài khoản vãng lai vượt quá 2% của GDP; (4) Chính phủ nước ngoài nếu mua ngoại tệ (ở đây là USD) vượt quá 2% của GDP và mua ròng liên tục 6 tháng trong 12 tháng.
Việc phá giá đồng nội địa có thể thực hiện bằng cách: Tăng thu mua USD dự trữ, đồng thời in thêm tiền tương ứng ra, hậu quả là dẫn tới lạm phát, đồng tiền mất giá. Bản chất là đưa một phần USD ra khỏi lưu thông, dẫn tới giảm bớt nguồn cung USD, đồng thời in thêm tiền nội địa đẩy vào lưu thông làm tăng nguồn cung tiền nội địa, dẫn tới tăng giá USD và mất giá tiền nội địa.
Nếu đồng tiền Việt Nam mạnh hơn, nghĩa là tốn ít VNĐ hơn để mua 1 USD, điều này là có hại bởi mọi người sẽ mua đồ ngoại dễ hơn. Ví dụ trước kia tốn 25 nghìn đồng = 1 USD mua một chiếc áo giá 1 USD, thì nếu VNĐ mạnh lên, chỉ cần tốn 10 nghìn đồng = 1 USD đã có thể mua được chiếc áo đó. Nền sản xuất trong nước mất đi thị trường và động lực phát triển, đồng thời xuất khẩu cũng khó hơn.
Việc chênh lệch tỷ giá cao giữa Việt Nam đồng với tiền nước ngoài còn có lợi ở chỗ. Ví dụ bạn đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, được trả lương 1 USD/ 1 giờ. Đem quy đổi 1 giờ công này sang VNĐ, bạn có 25 nghìn đồng (ví dụ tỷ giá). Nhưng nếu VNĐ mạnh hơn thì 1 giờ công của bạn chỉ đổi được 10 nghìn đồng. Trong khi điều kiện sinh hoạt, chi tiêu và mức sống trong nước vẫn không đổi, bất lợi hơn. Điều này đồng thời cũng thu hút nhiều ngoại tệ đổ về Việt Nam hơn từ các nguồn như xuất khẩu lao động hay du lịch...
--------
Ngân hàng nhà nước Việt Nam lên tiếng về việc Mỹ cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ
Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua, vốn nằm trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung, nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.
Thặng dư thương mại song phương với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của hàng loạt các yếu tố liên quan tới các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc mua ngoại tệ can thiệp thời gian qua nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời củng cố Dự trữ ngoại hối Nhà nước vốn ở mức thấp so với các nước trong khu vực để tăng cường an ninh tài chính tiền tệ quốc gia.
Ngoài ra, cơ quan này nhấn mạnh rằng Việt Nam coi trọng mối quan hệ kinh tế-thương mại ổn định và bền vững với Mỹ. Theo đó, sẽ phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi, tiến đến quan hệ thương mại hài hòa, công bằng theo Kế hoạch hành động hợp tác giữa hai nước.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.
Cre: Dubaotiente.
Cre: Khắc Tú
Theo định nghĩa phổ thông, thao túng tiền tệ là cách mà chính phủ các nước hạ giá đồng nội tệ so với một đồng ngoại tệ (thường là USD, vì Mỹ rất hay gán cho các nước mác thao túng tiền tệ), nhằm khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Hay đây là một cách nhằm giúp hàng hóa xuất đi nước ngoài rẻ hơn.
Hãy xem xét các ví dụ trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung để dễ hiểu hơn nhé
Giả sử tỷ giá của đồng USD của nước Mỹ so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc là 1:10 (ví dụ cho tròn vậy thôi chứ thật ra tỷ giá USD/NDT rất lẻ).
Người Trung Quốc bán một cái bánh với giá 1 NDT. Như vậy, nếu Mỹ muốn mua 100 cái bánh của Trung Quốc, thì sẽ phải bỏ ra là 100 x 1 NDT = 100 NDT, tương đương 10 USD
Nhưng khi Mỹ áp đặt thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc với trị giá 10%. Vậy bây giờ Mỹ nếu muốn mua 100 cái bánh của Trung Quốc, thì sẽ phải bỏ ra là 10 USD x 1,1 = 11 USD.
Và như vậy, giá của 100 cái bánh Trung Quốc đã đắt hơn trước 1 USD, từ đó làm giảm lợi thế về giá của hàng hóa Trung Quốc. Lúc này, chính phủ Trung Quốc bắt đầu phá giá đồng NDT, thay đổi tỷ giá USD/NDT từ 1/10 xuống còn 1/10,5
Như vậy, 100 NDT của Trung Quốc giờ chia theo tỷ giá mới sẽ là 100/ 10,5 = 9,52 USD. Cộng thêm thuế là 9,52 x 1,1 = 10,47 USD. Rẻ hơn giá lúc chưa phá giá đồng NDT tận 0,53 USD. Như vậy, hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn, khiến người tiêu dùng Mỹ mua nhiều hàng Trung Quốc hơn.
Kể cả trong trường hợp không có thuế nhập khẩu, chính phủ vẫn có thể phá giá tiền tệ để kích thích xuất khẩu. Giả sử 100 cái bánh của Trung Quốc vẫn được bán với giá 100 NDT, với tỷ giá 1/10, thì người Mỹ sẽ bỏ ra 10 USD để mua 100 cái bánh của Trung Quốc. Nhưng với tỷ giá 1/10,5, thì 10 USD bây giờ đổi được tận 105
NDT mua được tới 105 cái bánh. Như vậy, việc thao túng tiền tệ giúp Trung Quốc bán được nhiều hàng hơn, và với giá rẻ hơn.
Ở chiều ngược lại, thao túng tiền tệ khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Trước ông bà chỉ mất 10 NDT là đổi được 1 USD, giờ phải mất 10,5 NDT mới đổi được 1 USD thì đương nhiên là hàng Mỹ đắt hơn hàng Trung Quốc rồi.
Thao túng tiền tệ thường được xem là một cạnh tranh không công bằng, vì nó đem lại lợi thế cho hàng xuất khẩu, nhưng không phải là do chất lượng, cũng không phải là do các biện pháp cải thiện năng suất lao động, mà chỉ đơn giản là sự can thiệp của chính phủ. Mỹ thì tất nhiên không thích điều này rồi.
Cre: Little Birds News
----------------
Tổng hợp, phân tích thêm một số kiến thức từ dưới cmt của các bạn:
Mỹ đặt ra 4 tiêu chí để gắn mác thao túng tiền tệ: (1) Tổng thương mại song phương với Mỹ (NK+XK) vượt quá 40 tỷ USD; (2) Tổng hàng hóa thặng dư với Mỹ vượt quá 20 tỷ USD; (3) Tài khoản vãng lai vượt quá 2% của GDP; (4) Chính phủ nước ngoài nếu mua ngoại tệ (ở đây là USD) vượt quá 2% của GDP và mua ròng liên tục 6 tháng trong 12 tháng.
Việc phá giá đồng nội địa có thể thực hiện bằng cách: Tăng thu mua USD dự trữ, đồng thời in thêm tiền tương ứng ra, hậu quả là dẫn tới lạm phát, đồng tiền mất giá. Bản chất là đưa một phần USD ra khỏi lưu thông, dẫn tới giảm bớt nguồn cung USD, đồng thời in thêm tiền nội địa đẩy vào lưu thông làm tăng nguồn cung tiền nội địa, dẫn tới tăng giá USD và mất giá tiền nội địa.
Nếu đồng tiền Việt Nam mạnh hơn, nghĩa là tốn ít VNĐ hơn để mua 1 USD, điều này là có hại bởi mọi người sẽ mua đồ ngoại dễ hơn. Ví dụ trước kia tốn 25 nghìn đồng = 1 USD mua một chiếc áo giá 1 USD, thì nếu VNĐ mạnh lên, chỉ cần tốn 10 nghìn đồng = 1 USD đã có thể mua được chiếc áo đó. Nền sản xuất trong nước mất đi thị trường và động lực phát triển, đồng thời xuất khẩu cũng khó hơn.
Việc chênh lệch tỷ giá cao giữa Việt Nam đồng với tiền nước ngoài còn có lợi ở chỗ. Ví dụ bạn đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, được trả lương 1 USD/ 1 giờ. Đem quy đổi 1 giờ công này sang VNĐ, bạn có 25 nghìn đồng (ví dụ tỷ giá). Nhưng nếu VNĐ mạnh hơn thì 1 giờ công của bạn chỉ đổi được 10 nghìn đồng. Trong khi điều kiện sinh hoạt, chi tiêu và mức sống trong nước vẫn không đổi, bất lợi hơn. Điều này đồng thời cũng thu hút nhiều ngoại tệ đổ về Việt Nam hơn từ các nguồn như xuất khẩu lao động hay du lịch...
--------
Ngân hàng nhà nước Việt Nam lên tiếng về việc Mỹ cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ
Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua, vốn nằm trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung, nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.
Thặng dư thương mại song phương với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của hàng loạt các yếu tố liên quan tới các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc mua ngoại tệ can thiệp thời gian qua nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời củng cố Dự trữ ngoại hối Nhà nước vốn ở mức thấp so với các nước trong khu vực để tăng cường an ninh tài chính tiền tệ quốc gia.
Ngoài ra, cơ quan này nhấn mạnh rằng Việt Nam coi trọng mối quan hệ kinh tế-thương mại ổn định và bền vững với Mỹ. Theo đó, sẽ phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi, tiến đến quan hệ thương mại hài hòa, công bằng theo Kế hoạch hành động hợp tác giữa hai nước.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.
Cre: Dubaotiente.
Cre: Khắc Tú