Sự khác nhau giữa đại sứ quán và lãnh sự quán? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, .... We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software. 

All the knowledge we share is completely free. If you are willing, please support us here.

×

Sự khác nhau giữa đại sứ quán và lãnh sự quán?

Business

Rìu Bạc Đôi
Điểm khác biệt chính giữa đại sứ quán và lãnh sự quán nằm ở chức năng và địa vị pháp lý của mỗi đơn vị.
Đại sứ quán là cơ quan đại diện cho chính phủ của một quốc gia với chính phủ của quốc gia sở tại. Lãnh sự quán đại diện cho chính phủ của một quốc gia bên ngoài lãnh thổ của quốc gia đó nhưng ít tương tác hơn với chính phủ nước sở tại.

Về cơ bản, đại sứ quán là cơ chế cho phép chính phủ các quốc gia hình thành các mối quan hệ với nhau. Một đại sứ quán hoàn toàn có thể thực hiện tất cả các chức năng của một lãnh sự quán. Nhưng vai trò cốt lõi của đại sứ quán, vai trò khởi thủy giúp hình thành nên khái niệm đại sứ quán, là đàm phán và tương tác với chính phủ nước sở tại.

Embassy_of_the_Republic_of_Cuba_in_Washington%2C_D.C.jpg

Trong khi đó, một lãnh sự quán phục vụ rất nhiều chức năng. Lãnh sự quán có thể đại diện cho chính phủ ngoại quốc với người dân nước sở tại (ngoại giao công chúng) hoặc với cộng đồng doanh nghiệp của nước sở tại. Lãnh sự quán có thể cấp thị thực cho công dân nước sở tại để đến lãnh thổ quốc gia mình. Lãnh sự quán có thể hỗ trợ người dân mình đang sống ở nước ngoài với bất kỳ các hoạt động pháp lý nào như làm hộ chiếu mới cùng nhiều giấy tờ khác, nộp thuế, bỏ phiếu, v.v. Lãnh sự quán có thể hỗ trợ các doanh nghiệp quốc gia đang kinh doanh ở nước sở tại. Lãnh sự quán thậm chí còn có thể giúp bảo vệ quyền lợi công dân mình tại tòa án của nước sở tại.

Thông thường chỉ có một đại sứ quán tại mỗi quốc gia, bởi vì một quốc gia chỉ có một chính phủ để đại sứ quán có thể thiết lập quan hệ. Trong khi đó, bởi vì nhiệm vụ của lãnh sự quán là tiếp xúc với nhiều người nói chung, nên cơ quan này cần phải có mặt ở nhiều hơn một chỗ. Nếu diện tích nước sở tại đủ lớn, mỗi lãnh sự quán sẽ cần phải phục vụ tại một khu lãnh sự được chỉ định.

Cần nhớ rằng các từ “embassy” và “consulate” ban đầu được dùng để chỉ các nhóm người, không phải tòa nhà. Tòa nhà chính nơi các viên chức ngoại giao làm việc được gọi là “chancery”. Sự phân biệt này thường bị ngay cả các nhà ngoại giao bỏ qua, nhưng vẫn đáng được nói đến. Bởi vì không có bộ luật nào giới hạn số lượng hoặc vị trí các tòa nhà một đại sứ quán có thể sử dụng, nên nếu chúng thuộc sở hữu của đại sứ quán và được sử dụng bởi các viên chức ngoại giao, thì chúng KHÔNG phải là lãnh sự quán. Thế nên, sẽ không thực sự chính xác nếu coi lãnh sự quán như “văn phòng đại diện” của đại sứ quán. Kể cả cho dù các viên chức lãnh sự thường là cấp dưới của đại sứ trong cấp bậc ngoại giao và các lãnh sự quán đúng là đang thực hiện chức năng như một “văn phòng đại diện” của đại sứ quán.

Tại sao cần phải phân biệt hai thứ này? Vâng, nó rất quan trọng đấy.
Về mặt pháp lý, đại sứ quán được công nhận theo Công ước Viên năm 1961 về Quan Hệ Ngoại Giao. Lãnh sự quán được công nhận theo Công ước Viên năm 1963 về Quan Hệ Lãnh Sự. Việc tòa nhà nào và viên chức nào thuộc về đại sứ quán hay lãnh sự quán luôn phải được chỉ định rõ ràng, bởi chính phủ trước khi thực hiện tất cả những việc đó cần phải xin phép, hoặc ít nhất là thông báo cho chính phủ nước sở tại.

Sự phân biệt pháp lý này vì thế đã dẫn đến hai hệ quả sau. Cán bộ ngoại giao tại đại sứ quán được hưởng toàn bộ quyền miễn trừ truy tố ngoại giao theo luật pháp của nước sở tại. Viên chức lãnh sự được hưởng quyền miễn trừ hạn chế hơn nhiều và chỉ được áp dụng cho các hành vi được thực hiện trong thời gian thực hiện nhiệm vụ lãnh sự. Các quan chức lãnh sự có thể bị bắt, bị truy tố, và bị tống vào tù vì những tội mà họ phạm phải. Các nhà ngoại giao thì không thể bị bắt.

Hai quốc gia hoàn toàn có thể có quan hệ lãnh sự với nhau, nhưng không đặt quan hệ ngoại giao. Nói một cách đơn giản hơn, ở mỗi quốc gia sẽ có lãnh sự quán, nhưng không có đại sứ quán. Trong trường hợp đó, vì không có đại sứ quán, lãnh sự quán được phép thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao như đàm phán các hiệp ước, thế nhưng họ vẫn chỉ nhận được sự bảo vệ pháp lý của một lãnh sự quán chứ không thể của một đại sứ quán.

Điều cuối cùng, một nước có thể cùng có hai đại sứ quán ở một quốc gia sở tại, nhưng không phải như bạn nghĩ đâu. Một vài quốc gia có nhiều thủ đô, nhưng họ vẫn chỉ có một chính phủ. Vì vậy, trong trường hợp đó, các viên chức ngoại giao của đại sứ quán sẽ được phân chia giữa các cơ sở ngoại giao ở mỗi thủ đô. Hãy nhớ rằng, “embassy” là con người, không phải tòa nhà.

À còn một điều nữa, lý do có thể có hai đại sứ quán là vì các quốc gia không chỉ cử các viên chức ngoại giao đại diện đến các chính phủ nước khác, họ còn cử các viên chức ngoại giao đại diện đến các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc (điều này khác với việc công dân của họ phục vụ trong biên chế của các tổ chức quốc tế đó). Các nhóm người này thường được gọi là “phái bộ ngoại giao” chứ không phải “đại sứ”, nhưng về bản chất là giống nhau, và các phái bộ này hoàn toàn độc lập với đại sứ quán. Đoàn phái bộ của một quốc gia tại LHQ, New York là một thực thể tách biệt với đại sứ quán của họ ở Washington, D.C., đại sứ tại LHQ không phải là cấp dưới của đại sứ tại Hoa Kỳ.

Nguồn: https://www.quora.com/What-is-the-d...tes-but-only-one-embassy/answer/Mark-Binfield
Cảm ơn bài dịch của bạn Huỳnh Gia Bảo đăng trong group QRVN: fb.com/groups/vietnamquora/permalink/2760053460894439/
 

mathiu

Búa Gỗ Đôi
Như khúc cuối trích dẫn "có thể có hai đại sứ quán..." Theo như mình biết thì mỗi quốc gia chỉ có 1 đại sứ quán tại nước khác và nằm tại thủ đô của nước đó thôi. Còn nếu là phái bộ ngoại giao thì tên gọi có thể là "cơ quan đại diện thường trực" chứ không phải là "Đại sứ quán" nhé.
 


Top