Quy tắc ngầm là những quy tắc và chuẩn mực mà không được quy định rõ ràng, nhưng lại được chấp nhận và tuân thủ bởi đa số thành viên trong một xã hội. Đây là những quy tắc không được viết ra thành luật, nhưng lại ảnh hưởng đến cách mọi người hành xử và tương tác với nhau trong xã hội.
Một số ví dụ về quy tắc ngầm trong xã hội bao gồm: Quy tắc về không gian cá nhân: Mỗi người đều có không gian cá nhân của riêng mình và khi tiếp xúc với người khác cần phải tôn trọng không gian cá nhân đó . Quy tắc về đạo đức: Các quy tắc và chuẩn mực đạo đức cần phải được tuân thủ trong các tình huống tương tác xã hội, bao gồm sự trung thực, tôn trọng, và trách nhiệm đối với hành động của mình. . Quy tắc về lễ phép: Việc tuân thủ các quy tắc về lễ phép như khi chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, và tôn trọng người khác là rất quan trọng trong xã hội. . Quy tắc về giới tính: Các quy tắc và chuẩn mực về giới tính được xây dựng dựa trên các giá trị văn hóa và xã hội, bao gồm quy tắc về vai trò của nam và nữ trong gia đình và xã hội. Quy tắc về địa vị xã hội: Những quy tắc về địa vị xã hội là những quy tắc về sự tôn trọng và đối xử với những người thuộc các tầng lớp, địa vị khác nhau trong xã hội.
Tuy nhiên, quy tắc ngầm cũng có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử và kỳ thị đối với những người không tuân thủ các quy tắc này. Do đó, cần phải đối xử công bằng và tôn trọng những người khác nhau, bất kể họ có tuân thủ các quy tắc ngầm hay không.
Dưới đây là những quy tắc ngầm mà của xã hội
1. Những người làm nên đại sự đều biết cách giả ngốc và giấu tài.
2. Cái gọi là lỡ lời, thực ra chính là không cẩn thận mà nói ra sự thực.
3. Không chịu học cách chịu đánh thì cũng đừng đi học cách đánh người.
4. Người không có tiền còn chẳng bằng quỷ, canh không có muối còn thua nước lã.
5. Người càng lợi hại càng biết cách hạ mình.
6. Khi bạn thành công có kẻ đối kị, khi bạn thất bại có kẻ cười chê.
7. Một người quá chú ý đến điểm nào đó, nghĩa là anh ta đang cảm thấy tự ti ở chỗ đấy.
8. Ngàn vạn con đường đều dẫn tới đích, nhưng có một số người sinh ra đã ở vạch đích rồi.
9. Tiền bạc có thể giải quyết 99% vấn đề, những cái còn sót lại quyền lực sẽ giải quyết nốt.
10. Trước khi xong việc đừng to mồm, nếu thất bại là đang tự vả mặt mình.
11. Phải luôn giữ 30% bí mật cho mình khi tiếp xúc với người khác, có như thế họ mới không dễ dàng mạo phạm bạn.
12. Khi kết bạn với người khác cần chậm một chút, khi tuyệt giao với họ cần nhanh một chút.
13. Tuyệt đối không được tự mình cho là thế này thế kia dù có thực sự đúng đi chăng nữa. Thế giới luôn xoay vần, phải giữ tỉnh táo, một chút nghi ngờ và hành sự cẩn thận.
14. Bàn luận về 1 đồng nghiệp trước mặt đồng nghiệp khác chẳng khác nào bạn đang bàn luận ngay trước mặt anh ta, kiểu gì rồi những lời nói này chẳng truyền đến tai người ta.
15. Có rất nhiều người ngoài miệng luôn nói hi vọng bạn sống tốt nhưng thực ra trong lòng họ không mong bạn sống tốt hơn họ đâu.
16. Không cần phải đi so sánh với người nọ người kia, bạn là người bình thường, sẽ luôn có người giỏi hơn bạn và người kém hơn bạn.
17. Nhất định phải giữ quan hệ tốt với người lanh lợi lại có hậu thuẫn tốt, 10 năm sau bạn sẽ thấy việc này có ích như nào đấy.
18. Những cuộc nói chuyện diễn ra trong cuộc sống thường ngày, mọi người thướng sẽ chỉ nhớ cảm giác khi cùng bạn nói chuyện chứ không để ý nội dung.
19. Phải tàn nhẫn một chút mới có thể sinh tồn.
20. Tình cảm trao đi cần có hạn, không nên đối xử quá tốt với người khác.
21. Bạn trong mắt người khác không hề quan trọng như bạn nghĩ, nhưng đương nhiên đây cũng không hoàn toàn là chuyện xấu.
22. Sự thiện lương phải thêm chút sắc sảo mới có giá trị, sự thân thiết phải có chút cảm giác xa cách mới được trân trọng.
23. Đừng trông chờ vào người khác sẽ thay đổi vì mình, các mối quan hệ xã hội không có cảm giác thất vọng, khoan dung với người khác chính là đang thiện đãi bản thân.