phukienAS4
Gà con
Phụ kiện vẫn luôn là một thế mạnh của phụ nữ. So với nam giới, phái đẹp sở hữu sự lựa chọn đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Nhưng đáng tiếc là không phải ai cũng có thói quen phối phụ kiện với những trang phục hàng ngày của mình. Trong khi đó, chỉ đôi khuyên tai hay chiếc vòng tay nhỏ nhắn thôi cũng có thể giúp cho ngoại hình của bạn hoàn thiện hơn hẳn.
Nếu bạn thường ngại thử phụ kiện vì không biết phải làm sao để diện chúng cho đúng cách, thì đây chính là bài viết dành cho bạn.
Nhưng hãy đừng quên rằng: nguyên tắc chỉ là nguyên tắc. Đây chỉ là những lời hướng dẫn gợi ý đơn giản để giúp bạn làm quen dần với thế giới phụ kiện. Chúng không tuyệt đối. Vậy nên, khi bạn nhìn thấy một món đồ nào đó thật đẹp nhưng đi ngược lại với một vài điều cơ bản, đừng ngại phá vỡ quy tắc.
NGUYÊN TẮC 1: THỐNG NHẤT VỀ KIM LOẠI
Một bộ đồ đẹp, dù theo phong cách nào đi chăng nữa, vẫn luôn nằm ở việc biết điều phối các yếu tố một cách hợp lý và giữ cho thẩm mỹ tổng thể thật “vững chắc”.
Khi trên tay bạn đeo một chiếc đồng hồ, một chiếc vòng, một vài chiếc nhẫn hay kết hợp tất cả các món phụ kiện đó, hãy cố gắng chọn một loại kim loại duy nhất. Ví dụ như tất cả cùng làm từ bạc, hoặc vàng, cùng trong tông màu đen, vàng hồng…
Khi các món đồ bạn đeo thống nhất trong một chất liệu kim loại, bạn có thể đảm bảo rằng chúng dễ dàng hợp với màu da của mình và thể hiện sự tinh tế trong cách phối phụ kiện.
NGUYÊN TẮC 2: HÒA HỢP CÁC CHẤT LIỆU DA
Tương tự như nguyên tắc một, phối các món đồ da cùng loại cho thấy bạn có chú ý đến tổng thể ngoại hình của mình khi lên đồ. Bạn có thể kết hợp hài hòa thắt lưng với dây đồng hồ, túi xách với đôi giày dưới chân… Dù là cách nào đi nữa, nguyên tắc này sẽ luôn giúp bộ đồ có sự kết nối giữa các phần khác nhau và tạo nên một tổng thể hợp mắt.
Tuy nhiên, nếu các món đồ da của bạn không thực sự tương đồng 100% thì đó cũng không phải là điều quá kinh khủng. Bởi nâu sẫm hoàn toàn có thể kết hợp cùng màu caramel hoặc đen, đó là một vài giải pháp để phá vỡ luật lệ. Tuy nhiên, caramel và đen thì không nên đi với nhau bởi độ tương phản giữa hai tông da này quá lớn.
NGUYÊN TẮC 3: SỰ CÂN BẰNG TRONG TỶ LỆ VÀ MÀU SẮC
Nếu bạn chọn trang phục rộng và phức tạp, hãy biết tiết chế bản thân khi bước sang phần phối phụ kiện. Và ngược lại, đừng chần chừ khi tạo điểm nhấn cho những bộ đồ đơn giản bằng những chiếc nhẫn cocktail “cồng kềnh”, đôi bông tai dài hay túi xách thật lớn và nổi bật.
Nguyên tắc trên cũng áp dụng về mặt họa tiết và sắc màu. Bộ trang phục của bạn càng cơ bản thì bạn càng có “đất” để phối phụ kiện, tự do thoải mái thử mình với những món đồ táo bạo.
NGUYÊN TẮC 4: BIẾT GIỚI HẠN CỦA MÌNH
Khi mới bắt đầu tập phối phụ kiện, nhiều người dễ mắc phải lỗi mang tất cả những thứ mình có lên người. Một trong những điều quan trọng nhất khi phối phụ kiện là phải biết khi nào là đủ. Nếu bạn đeo một đôi bông tai phức tạp, hãy bỏ qua vòng cổ hay khăn quấn. Nên hiểu rõ đâu là món phụ kiện chính mà bạn muốn mọi người chú ý đến.
Về mức giới hạn, vòng tay nên dừng ở số 2 và nhẫn thì một chiếc ở mỗi bên. Nói chung, nếu chưa thực sự tự tin về khả năng phối phụ kiện của bản thân, lời khuyên dành cho bạn là đừng vượt quá 3 món phụ kiện. Bởi mục đích của việc đeo phụ kiện là để thể hiện phong cách cá nhân của mỗi người. Nếu bạn lạm dụng quá nhiều phụ kiện, chúng sẽ chen lấn nhau và trở nên rối rắm. Tốt hơn hết là có một “nhân vật chính” trong 3 món mà bạn chọn, nổi bật lên, đánh dấu cá tính của bạn.
NGUYÊN TẮC 5: GIỮ MỘT TỔNG THỂ HÀI HÒA
Mỗi phụ kiện lại có một nguồn cảm hứng riêng. Trên giá đồ của bạn có thể có những món từ tinh giản, sắc nét đến nhiều chi tiết, đính lông, đính hạt. Khi bạn chọn cho mình một bộ đồ nào đó, hãy cố gắng để hòa hợp phụ kiện với phong cách của quần áo.
NGUYÊN TẮC 6: ĐỪNG NGẠI THỬ NGHIỆM
Để tìm ra phong cách riêng và phù hợp với mình, thử điều mới là điều bạn chắc chắn phải trải qua. Mở rộng tầm nhìn về những thứ bạn chưa từng nghĩ tới chẳng bao giờ có thể hại bạn được.
Ví dụ như gần đây, tôi đã mua thử một đôi kính vuông, gọng nhựa dày để làm mới ngoại hình của mình. Sau bốn năm đeo kính kim loại tròn, sự thay đổi này đã làm tôi suy nghĩ khá nhiều và có phần căng thẳng về việc người khác sẽ thấy thế nào.
Tuy nhiên, tôi chẳng mất bao lâu để lấy lại tự tin và giờ đây tôi đeo cặp kính ấy hàng ngày. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ thích một cặp kính đến thế.
Bài học rút ra ở đây là, đừng ngại thử nghiệm. Tự đẩy mình ra khỏi vùng an toàn là cách duy nhất để tìm thấy những vùng thoải mái mới. Hãy phát triển gu ăn mặc của mình, thử những điều mới và khi đó bạn có thể hoàn toàn tin vào sự đánh giá của mình và phối phụ kiện theo cách mà bạn muốn.
Nếu bạn thường ngại thử phụ kiện vì không biết phải làm sao để diện chúng cho đúng cách, thì đây chính là bài viết dành cho bạn.
Nhưng hãy đừng quên rằng: nguyên tắc chỉ là nguyên tắc. Đây chỉ là những lời hướng dẫn gợi ý đơn giản để giúp bạn làm quen dần với thế giới phụ kiện. Chúng không tuyệt đối. Vậy nên, khi bạn nhìn thấy một món đồ nào đó thật đẹp nhưng đi ngược lại với một vài điều cơ bản, đừng ngại phá vỡ quy tắc.
NGUYÊN TẮC 1: THỐNG NHẤT VỀ KIM LOẠI
Một bộ đồ đẹp, dù theo phong cách nào đi chăng nữa, vẫn luôn nằm ở việc biết điều phối các yếu tố một cách hợp lý và giữ cho thẩm mỹ tổng thể thật “vững chắc”.
Khi trên tay bạn đeo một chiếc đồng hồ, một chiếc vòng, một vài chiếc nhẫn hay kết hợp tất cả các món phụ kiện đó, hãy cố gắng chọn một loại kim loại duy nhất. Ví dụ như tất cả cùng làm từ bạc, hoặc vàng, cùng trong tông màu đen, vàng hồng…
Khi các món đồ bạn đeo thống nhất trong một chất liệu kim loại, bạn có thể đảm bảo rằng chúng dễ dàng hợp với màu da của mình và thể hiện sự tinh tế trong cách phối phụ kiện.
NGUYÊN TẮC 2: HÒA HỢP CÁC CHẤT LIỆU DA
Tương tự như nguyên tắc một, phối các món đồ da cùng loại cho thấy bạn có chú ý đến tổng thể ngoại hình của mình khi lên đồ. Bạn có thể kết hợp hài hòa thắt lưng với dây đồng hồ, túi xách với đôi giày dưới chân… Dù là cách nào đi nữa, nguyên tắc này sẽ luôn giúp bộ đồ có sự kết nối giữa các phần khác nhau và tạo nên một tổng thể hợp mắt.
Tuy nhiên, nếu các món đồ da của bạn không thực sự tương đồng 100% thì đó cũng không phải là điều quá kinh khủng. Bởi nâu sẫm hoàn toàn có thể kết hợp cùng màu caramel hoặc đen, đó là một vài giải pháp để phá vỡ luật lệ. Tuy nhiên, caramel và đen thì không nên đi với nhau bởi độ tương phản giữa hai tông da này quá lớn.
NGUYÊN TẮC 3: SỰ CÂN BẰNG TRONG TỶ LỆ VÀ MÀU SẮC
Nếu bạn chọn trang phục rộng và phức tạp, hãy biết tiết chế bản thân khi bước sang phần phối phụ kiện. Và ngược lại, đừng chần chừ khi tạo điểm nhấn cho những bộ đồ đơn giản bằng những chiếc nhẫn cocktail “cồng kềnh”, đôi bông tai dài hay túi xách thật lớn và nổi bật.
Nguyên tắc trên cũng áp dụng về mặt họa tiết và sắc màu. Bộ trang phục của bạn càng cơ bản thì bạn càng có “đất” để phối phụ kiện, tự do thoải mái thử mình với những món đồ táo bạo.
NGUYÊN TẮC 4: BIẾT GIỚI HẠN CỦA MÌNH
Khi mới bắt đầu tập phối phụ kiện, nhiều người dễ mắc phải lỗi mang tất cả những thứ mình có lên người. Một trong những điều quan trọng nhất khi phối phụ kiện là phải biết khi nào là đủ. Nếu bạn đeo một đôi bông tai phức tạp, hãy bỏ qua vòng cổ hay khăn quấn. Nên hiểu rõ đâu là món phụ kiện chính mà bạn muốn mọi người chú ý đến.
Về mức giới hạn, vòng tay nên dừng ở số 2 và nhẫn thì một chiếc ở mỗi bên. Nói chung, nếu chưa thực sự tự tin về khả năng phối phụ kiện của bản thân, lời khuyên dành cho bạn là đừng vượt quá 3 món phụ kiện. Bởi mục đích của việc đeo phụ kiện là để thể hiện phong cách cá nhân của mỗi người. Nếu bạn lạm dụng quá nhiều phụ kiện, chúng sẽ chen lấn nhau và trở nên rối rắm. Tốt hơn hết là có một “nhân vật chính” trong 3 món mà bạn chọn, nổi bật lên, đánh dấu cá tính của bạn.
NGUYÊN TẮC 5: GIỮ MỘT TỔNG THỂ HÀI HÒA
Mỗi phụ kiện lại có một nguồn cảm hứng riêng. Trên giá đồ của bạn có thể có những món từ tinh giản, sắc nét đến nhiều chi tiết, đính lông, đính hạt. Khi bạn chọn cho mình một bộ đồ nào đó, hãy cố gắng để hòa hợp phụ kiện với phong cách của quần áo.
NGUYÊN TẮC 6: ĐỪNG NGẠI THỬ NGHIỆM
Để tìm ra phong cách riêng và phù hợp với mình, thử điều mới là điều bạn chắc chắn phải trải qua. Mở rộng tầm nhìn về những thứ bạn chưa từng nghĩ tới chẳng bao giờ có thể hại bạn được.
Ví dụ như gần đây, tôi đã mua thử một đôi kính vuông, gọng nhựa dày để làm mới ngoại hình của mình. Sau bốn năm đeo kính kim loại tròn, sự thay đổi này đã làm tôi suy nghĩ khá nhiều và có phần căng thẳng về việc người khác sẽ thấy thế nào.
Tuy nhiên, tôi chẳng mất bao lâu để lấy lại tự tin và giờ đây tôi đeo cặp kính ấy hàng ngày. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ thích một cặp kính đến thế.
Bài học rút ra ở đây là, đừng ngại thử nghiệm. Tự đẩy mình ra khỏi vùng an toàn là cách duy nhất để tìm thấy những vùng thoải mái mới. Hãy phát triển gu ăn mặc của mình, thử những điều mới và khi đó bạn có thể hoàn toàn tin vào sự đánh giá của mình và phối phụ kiện theo cách mà bạn muốn.