This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Những sản phẩm Việt Nam đầu tiên của dự án YouTube

VoDanhPhD

Rìu Chiến Chấm
* Nhà sáng tạo thay đổi ra đời

Như tin đã đưa đầu năm 2020, YouTube đã chọn được 3 nhà sáng tạo video clip để làm Đại sứ Nhà sáng tạo thay đổi (Creators for Change) đầu tiên của Việt Nam. Sau 4 tháng, sản phẩm tham gia dự án của 3 đại sứ này chính thức được công chiếu trên kênh YouTube của họ và được chia sẻ trong danh sách video thuộc chương trình Nhà sáng tạo thay đổi trên kênh YouTube của UNDP (Chương trình Phát triển của LHQ) vào thứ sáu ngày 12-6-2020.




Ba đại sứ Nhà sáng tạo thay đổi và sản phẩm của họ như sau:

* Giang Ơi: Đàn ông đọc câu chuyện của phụ nữ


Giang Ơi đã mời 4 nam YouTube Creator quen thuộc với khán giả - Khoai Lang Thang, bộ đôi 1977 Vlog Việt Anh - Trung Anh và Đích Lép từ kênh Tizi Đích Lép góp mặt trong video của mình. Cả 4 khách mời đã cùng đọc những câu chuyện được lọc ra từ hơn 500 câu chuyện được gửi về cho Giang Ơi từ những người phụ nữ trên khắp Việt Nam. Những câu chuyện có vẻ mang tính cá nhân của nhiều nhân vật khác nhau, nhưng lại là hoàn cảnh chung của phụ nữ ở nhiều địa phương, vùng miền. Bằng việc trao cơ hội để phụ nữ nói lên lòng mình, đây cũng là cơ hội để thế giới hiểu người phụ nữ cảm nhận như thế nào về những vấn đề tưởng chừng của riêng họ.


* 1977 Vlog: Chiếc thuyền ngoài xa


Cũng nói về câu chuyện nữ quyền, 1977 Vlog đã tận dụng phong cách quen thuộc của mình là lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học. Tác phẩm được lựa chọn để truyền tải là một cái tên gắn liền với nhiều thế hệ học sinh Việt Nam - Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Nếu như người đàn bà trong tác phẩm chỉ cam chịu và chấp nhận hoàn cảnh, thì người phụ nữ trong phiên bản của 1977 Vlog đã đứng lên giành lấy quyền quyết định số phận cuộc đời mình, quyền được sống hạnh phúc bằng việc tiếp cận tri thức và nâng cao giá trị của bản thân.

* Tizi Đích Lép: Phía sau màn hình


Tizi Đích Lép lựa chọn nói về vấn đề bắt nạt mạng, một câu chuyện khá mới nhưng cũng không kém phần nóng bỏng trong những năm gần đây. Tizi Đích Lép tiếp cận vấn đề theo một hướng khác biệt, từ góc độ của kẻ bắt nạt. Video cho thấy kẻ bắt nạt thật ra cũng có thể là những nạn nhân trong chính cuộc sống của họ, đồng thời kêu gọi chấm dứt nạn bắt nạn, bạo lực mạng.