Nhà quân sự có tài tình đến mấy thì họ cũng chỉ là con người thôi mà, và con người thì ai mà chẳng mắc những sai lầm đáng xấu hổ
1. Tài xế của Franz Ferdinand
Có thể bạn chưa biết, nhưng Thế Chiến 1 đã có thể được tránh rất dễ dàng. Theo các nhà sử học, ít hay nhiều gì thì nguyên nhân dẫn đến thế chiến thứ nhất là do vụ ám sát thái tử Franz Ferdinand của Áo-Hung. Vào ngày 28/6/1914, trước khi vụ ám sát xảy ra, đã từng có một lần thái tử thoát chết, nhờ vào tài xế của chiếc xe may mắn né được một quả bom. Thái tử sau đó yêu cầu vị tài xế chở ông đến bệnh viện nơi những nạn nhân của quả bom đang dưỡng bệnh, vì ông muốn đến thăm những người không được may mắn như ông. Tuy nhiên, tài xế đã cua nhầm vào một con hẻm. Thay vì đến bệnh viện, vị tài xế đã chạy ngang qua Gavrilo Princip, một trong 6 thanh niên muốn lấy mạng thái tử Franz. Nhận thấy cơ hội của mình, Princip rút súng ra, bắn chết Franz cùng với nữ công tước.
Một khúc cua nhầm vào con hẻm bên đường đã châm ngòi cho một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử loài người.
2. Constantinopole thất thủ
Từ năm 1261 đến năm 1453, Constantinople đã được biết đến là thành phố thủ đô của đế chế La Mã Byzantine. Được đặt tên theo Constantine Đại đế, đây là thành phố lớn mạnh và giàu có nhất châu Âu trong suốt nhiều năm liền. Vâng, đó là cho đến khi lỗi lầm cơ bản nhất đã khiến cho toàn bộ thành phố thất thủ.
Trong khoảng thời gian từ ngày 6/4/1453 đến 29/5/1453, dưới sự chỉ huy của quốc vương Mehmed the Conqueror, đế chế Ottoman đã tổ chức bao vây thành phố thủ đô Constantinople. Nhưng vì những bức tường cao dày kín cổng và lối vào khó khăn, quân Thổ không có nhiều cơ hội chiếm lấy thành phố. Thực tế mà nói, số lượng người và quân lính Byzantine bên trong thành phố ít hơn rất nhiều so với quân Thổ, nhưng ít ra họ an toàn sau bức tường.
Nhưng có thật là thế không? Không. Trong lúc tìm đường để vào thành phố, quân Thổ đã tìm thấy một cổng thành lớn chưa đóng. Toàn bộ đại quân của Mehmed tiến vào thành phố, đế chế Ottoman đã thành công chinh phạt thành phố lớn vĩ đại của Byzantine, trong khi những người dân ở đó chỉ còn biết hối hận vì đã…quên không đóng cửa.
3. Tàu ngầm U-1206 của Đức
Khi chiếc tàu ngầm đầu tiên được chế tạo thành công, rất nhiều người đã có cùng một thắc mắc:
Rồi giờ chúng ta đi ị ở đâu nhỉ?
Vào năm 1945, khi chiếc tàu ngầm U-1206 của Đức hoàn thành thi công, họ nghĩ rằng họ đã có được câu trả lời, một hệ thống xả toilet hoàn hảo với những van nước hoạt động ở công suất rất lớn, xả thẳng mọi thứ ra ngoài.
Vấn đề duy nhất ở đây là hệ thống này vận hành phức tạp đến mức mỗi lần có người đi ị, phải có một sĩ quan cấp cao đứng theo dõi và điều hành hệ thống van xả. Là một người đàn ông kiêu hãnh, thuyền trưởng Karl-Adolf Schlitt, từ chối không cho người khác giám sát mình trong lúc mình “xả lũ cứu thân”, và rồi chuyện gì xảy ra thì cũng đã xảy ra.
Vì không rõ cách hoạt động của hệ thống van, dòng nước của biển Đại Tây Dương chảy ngược lại vào thuyền, và ngập khu vực chứa pin, tiện nghi nằm ngay dưới toilet. Khi kho chứa ngập, một lượng lớn khí clo đã bị xả ra, buộc đoàn tàu phải thoát lên mặt nước, và vị trí lúc đó của họ là cách bờ biển nước Anh chỉ vỏn vẹn 16km. Họ ngay lập tức bị phát hiện, toàn bộ đoàn tàu đã bị bắt sống.
4. Sự kiện Vịnh Con Lợn
Vào năm 1961, tổng thống John F. Kennedy và cơ quan tình báo trung ương của Mỹ đã thiết lập một chiến dịch bí mật để xâm chiếm Cuba và hạ bệ Fidel Castro. Lữ đoàn 2506, bao gồm những người bị Cuba trục xuất cùng với một số người khác chống đối chính phủ Cuba đã được rèn luyện cho chiến dịch này. Vào ngày 17/3/1961, nhiệm vụ đã được đưa ra từ Guatemala và Nicaragua, nhưng chỉ trong 3 ngày ngắn ngủi, toàn bộ lữ đoàn 2506 đã bị đánh bại dưới tay lực lượng vũ trang cách mạng Cuba của Fidel Castro.
Sai lầm của nước Mỹ ở đâu trong chuyện này? Thật ra, đơn vị được gửi đi làm nhiệm vụ hoàn toàn không biết gì vệ nhiệm vụ này cả, và kế hoạch của họ gần như đã sụp đổ ngay lập tức. Giống như là có một khẩu súng nhưng không biết cách nhắm bắn vật. Và cũng chính sự thất bại này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba ngay năm sau đó.
5. Tướng quân Wallace
Bất cứ ai cũng có thể phạm sai lầm, nhưng phải đặc biệt đến thế nào mới có thể đưa ra những quyết định dẫn đến việc bại trận trên một chiến trường với 25,000 quân lính, và con người siêu phàm đó chính là tướng quân Lew Wallace, một luật sư người Mỹ và thiếu tướng cho chính phủ liên bang miền Bắc trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ từ năm 1861 đến năm 1865. Trong trận Shiloh vào ngày 6/4/1862, ông được lệnh từ tướng Grant mang theo quân đội của mình đến chiến trường để hỗ trợ, nhưng kiến thức về địa lý lúc đó của Wallace không tốt lắm. Không có bản đồ, Wallace dẫn đầu 5,800 người lính hành quân nhiều giờ liền đến một khu vực không hề liên quan.
Liên bang miền Nam lúc đó đã tiến xa đến mức khi quân của Wallace tới được chiến trường, liên bang miền Nam đã vào được bên trong lãnh thổ của liên minh miền Bắc. Đây là cơ hội vàng để họ đánh úp đối thủ từ phía sau và tiêu diệt toàn bộ liên minh miền Nam. Nhưng một lần nữa, Wallace lại không nắm bắt cơ hội này. Thay vì tấn công, ông ra lệnh cho toàn bộ quân của mình quay về vị trí ban đầu họ được gửi đi, và tất nhiên ở đó đã không còn ai vì liên bang miền Nam đã tiến sâu vào lãnh thổ của mình, và khi họ tiếp tục quay lại vị trí mà họ đã đến lúc nãy, ở đó cũng không còn gì ngoài một bãi chiến trường đầy những người lính chết, cùng một tướng quân Grant vô cùng tức giận.
6. Đảo Kiska
Vào ngày 6/6/1942, lực lượng Nhật Bản đã xâm chiếm Kiska, một hòn đảo thuộc lãnh thổ của Mỹ ở ngoài khơi Alaska. Mặc dù thắng lợi này gây nhiều phiền toái cho quân Nhật Bản, nhưng tác động tinh thần mà hòn đảo này có so với người Mỹ là quá lớn đến mức họ buộc phải đấu tranh lấy lại hòn đảo này, và họ đã làm chính xác như vậy.
Sau khi đánh bom những bãi biển, tiêu diệt các đồn bốt sử dụng hơn 35,000 quân lính, người Mỹ đã tiêu diệt gần như mọi thứ họ tìm thấy trên hòn đảo, và chỉ mất đi 122 người lính. Nhưng đã có cái gì đó sai sai khi người Mỹ chiếm lại hòn đảo. Họ nhận ra rằng không có một xác chết nào ở đó là người Nhật cả. Vì trên thực tế, người Nhật đã rút lui khỏi hòn đảo đó từ 2 tuần trước. Nhưng khoan đã, nếu như không có người Nhật nào ở đó thì quân đội Mỹ đã giết ai ở đó? Thật ra, quân đội Mỹ đã vô tình bắn chết 24 binh sĩ của mình, một nhóm lính khác thì bước vào một quả mìn ẩn, phá hủy một con tàu của người Mỹ, và 47 người khác thì đi lạc trong rừng và bị mất xác.
Đúng vậy, người Mỹ đã đánh bại chính họ trong việc giành lấy một hòn đảo ma.
7. Trận Solway Moss
Đây là sự kiện chứng minh cho việc quân đội dù có áp đảo mạnh về số lượng thì cũng sẽ vô dụng nếu không có chỉ huy.
Vào ngày 24/11/1542, sau khi vua Scotland James V từ chối tách ra khỏi Giáo hội Công giáo La Mã, chú của ông, vua Henry VIII của Anh đã gửi 3,000 lính đến để cướp bóc và phá hoại vùng đất Solway Moss bên bờ sông Esk. Người Scotland rõ ràng có ý định chống trả, sử dụng 18,000 lính, áp đảo rất mạnh về số lượng so với quân Anh. Nhưng chỉ huy của họ, Robert Maxwell, hôm đó bị ốm rất nặng. Tình hình của ông tệ đến mức ông còn không có đủ khả năng để chỉ định ai đó lãnh đạo thay mình. Thế là khi người Anh đến, quân lính Scotland chỉ biết đứng đó, và không làm gì cả.
Aaaaaaaaaaaaaaaaaa, họ đang cầm súng lao vào chúng ta! Giờ làm gì đây?
Một số người lính đã bỏ chạy, một số người chỉ đứng xem mà không làm gì cả, cũng có một nhóm nhỏ lính đã chống trả, nhưng tất nhiên là không khả quan gì rồi. Cuối cùng, nhóm lính Anh mặc dù thua về số lượng nhưng đã thành công bắt giữ 12,000 lính Scotland trong số 18,000 lính.
8. Fort Michilimackinac
Vào năm 1761, khi người Anh tiếp quản Fort Michilimackinac, ngày nay là Michigan, họ thấy rằng bên cạnh họ là bộ lạc Ojibwa. Trong nhiều tháng liền sau đó, hai bên sống ôn hòa với nhau, thậm chí còn phát minh một trò chơi tên là Begadwe, tiền thân của môn thể thao bóng vợt mà chúng ta biết ngày nay. Họ thường chơi trò chơi ở gần khu vực pháo đài, nhưng một điều mà những người lính Anh không biết là những người của bộ lạc Ojibwa vô cùng ghét họ. Ban đầu, những người lính Anh thường xem các trận đấu từ phía bên trong pháo đài, nhưng dần dần, họ cảm thấy thoải mái và bắt đầu ra ngoài xem, bên cạnh sân bóng, thậm chí đã từng có những cuộc cá cược trong trò chơi.
Một ngày nọ, quả bóng vô tình bay vào bên trong pháo đài, những người lính Anh mở cửa ra cho đội bóng của bộ lạc Ojibwa vào lấy, và họ đột nhiên tấn công, giết sạch những người lính bên trong pháo đài, chiếm quyền kiểm soát trong suốt 1 năm tiếp theo.
Lại một bài học đáng giá về việc đóng cửa thành cẩn thận.
9. USS William D. Porter
Sau khi bạn biết về những lỗi lầm mà con tàu này cùng với đoàn thủy thủ của nó mắc phải, bạn sẽ cực kì thắc mắc tại sao họ còn sống được hay vậy.
Vào năm 1943, sau khi rời cảng, thủy thủ của chiếc USS William D. Porter đã quên nâng neo, mỏ neo sau đó cào và làm hư hại một con tàu khác gần đó. Sau đó chỉ 24 tiếng, một quả bom chìm chậm rãi lăn ra khỏi con tàu và phát nổ gần Iowa trên một con tàu đang chứa tổng thống Roosevelt. Tới đây vẫn chưa có thiệt hại gì đáng kể, nhưng những lỗi lầm cũng không hề dừng lại tại đây.
Trong lúc bắn tập với ngư lôi giả, một chiếc ngư lôi thật đã được phóng thẳng vào con tàu trước đó bị đánh bom. Nhưng may mắn là Iowa đã được cảnh báo kịp thời, và tổng thống Roosevelt lại được cứu sống. Và rồi cuối cùng thì chính con tàu này lại là nguyên nhân mà nó gục ngã. Vào ngày 10/6/1945, D. Porter bắn hạ một chiếc máy bay của Nhật Bản. Chiếc tàu tìm cách né vụ nổ từ chiếc máy bay, nhưng cuối cùng lại đậu ngay trên chiếc máy bay chuẩn bị phát nổ. Vụ nổ từ chiếc máy bay mạnh đến mức cả con tàu đã bay lên không trung trong một khoảng thời gian ngắn, và sau đó bắt đầu chìm.
Nhưng đây mới là điều đáng ngạc nhiên, đã không có ai phải mất mạng trên đoàn tàu này cả! Từ vụ đánh bom con tàu có tổng thống, đến chiếc ngư lôi thật bị phóng, cho đến vụ nổ máy bay, đã không có ai phải bỏ mạng trên con tàu xui xẻo USS William D. Porter.
1. Tài xế của Franz Ferdinand
Có thể bạn chưa biết, nhưng Thế Chiến 1 đã có thể được tránh rất dễ dàng. Theo các nhà sử học, ít hay nhiều gì thì nguyên nhân dẫn đến thế chiến thứ nhất là do vụ ám sát thái tử Franz Ferdinand của Áo-Hung. Vào ngày 28/6/1914, trước khi vụ ám sát xảy ra, đã từng có một lần thái tử thoát chết, nhờ vào tài xế của chiếc xe may mắn né được một quả bom. Thái tử sau đó yêu cầu vị tài xế chở ông đến bệnh viện nơi những nạn nhân của quả bom đang dưỡng bệnh, vì ông muốn đến thăm những người không được may mắn như ông. Tuy nhiên, tài xế đã cua nhầm vào một con hẻm. Thay vì đến bệnh viện, vị tài xế đã chạy ngang qua Gavrilo Princip, một trong 6 thanh niên muốn lấy mạng thái tử Franz. Nhận thấy cơ hội của mình, Princip rút súng ra, bắn chết Franz cùng với nữ công tước.
Một khúc cua nhầm vào con hẻm bên đường đã châm ngòi cho một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử loài người.
2. Constantinopole thất thủ
Từ năm 1261 đến năm 1453, Constantinople đã được biết đến là thành phố thủ đô của đế chế La Mã Byzantine. Được đặt tên theo Constantine Đại đế, đây là thành phố lớn mạnh và giàu có nhất châu Âu trong suốt nhiều năm liền. Vâng, đó là cho đến khi lỗi lầm cơ bản nhất đã khiến cho toàn bộ thành phố thất thủ.
Trong khoảng thời gian từ ngày 6/4/1453 đến 29/5/1453, dưới sự chỉ huy của quốc vương Mehmed the Conqueror, đế chế Ottoman đã tổ chức bao vây thành phố thủ đô Constantinople. Nhưng vì những bức tường cao dày kín cổng và lối vào khó khăn, quân Thổ không có nhiều cơ hội chiếm lấy thành phố. Thực tế mà nói, số lượng người và quân lính Byzantine bên trong thành phố ít hơn rất nhiều so với quân Thổ, nhưng ít ra họ an toàn sau bức tường.
Nhưng có thật là thế không? Không. Trong lúc tìm đường để vào thành phố, quân Thổ đã tìm thấy một cổng thành lớn chưa đóng. Toàn bộ đại quân của Mehmed tiến vào thành phố, đế chế Ottoman đã thành công chinh phạt thành phố lớn vĩ đại của Byzantine, trong khi những người dân ở đó chỉ còn biết hối hận vì đã…quên không đóng cửa.
3. Tàu ngầm U-1206 của Đức
Khi chiếc tàu ngầm đầu tiên được chế tạo thành công, rất nhiều người đã có cùng một thắc mắc:
Rồi giờ chúng ta đi ị ở đâu nhỉ?
Vào năm 1945, khi chiếc tàu ngầm U-1206 của Đức hoàn thành thi công, họ nghĩ rằng họ đã có được câu trả lời, một hệ thống xả toilet hoàn hảo với những van nước hoạt động ở công suất rất lớn, xả thẳng mọi thứ ra ngoài.
Vấn đề duy nhất ở đây là hệ thống này vận hành phức tạp đến mức mỗi lần có người đi ị, phải có một sĩ quan cấp cao đứng theo dõi và điều hành hệ thống van xả. Là một người đàn ông kiêu hãnh, thuyền trưởng Karl-Adolf Schlitt, từ chối không cho người khác giám sát mình trong lúc mình “xả lũ cứu thân”, và rồi chuyện gì xảy ra thì cũng đã xảy ra.
Vì không rõ cách hoạt động của hệ thống van, dòng nước của biển Đại Tây Dương chảy ngược lại vào thuyền, và ngập khu vực chứa pin, tiện nghi nằm ngay dưới toilet. Khi kho chứa ngập, một lượng lớn khí clo đã bị xả ra, buộc đoàn tàu phải thoát lên mặt nước, và vị trí lúc đó của họ là cách bờ biển nước Anh chỉ vỏn vẹn 16km. Họ ngay lập tức bị phát hiện, toàn bộ đoàn tàu đã bị bắt sống.
4. Sự kiện Vịnh Con Lợn
Vào năm 1961, tổng thống John F. Kennedy và cơ quan tình báo trung ương của Mỹ đã thiết lập một chiến dịch bí mật để xâm chiếm Cuba và hạ bệ Fidel Castro. Lữ đoàn 2506, bao gồm những người bị Cuba trục xuất cùng với một số người khác chống đối chính phủ Cuba đã được rèn luyện cho chiến dịch này. Vào ngày 17/3/1961, nhiệm vụ đã được đưa ra từ Guatemala và Nicaragua, nhưng chỉ trong 3 ngày ngắn ngủi, toàn bộ lữ đoàn 2506 đã bị đánh bại dưới tay lực lượng vũ trang cách mạng Cuba của Fidel Castro.
Sai lầm của nước Mỹ ở đâu trong chuyện này? Thật ra, đơn vị được gửi đi làm nhiệm vụ hoàn toàn không biết gì vệ nhiệm vụ này cả, và kế hoạch của họ gần như đã sụp đổ ngay lập tức. Giống như là có một khẩu súng nhưng không biết cách nhắm bắn vật. Và cũng chính sự thất bại này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba ngay năm sau đó.
5. Tướng quân Wallace
Bất cứ ai cũng có thể phạm sai lầm, nhưng phải đặc biệt đến thế nào mới có thể đưa ra những quyết định dẫn đến việc bại trận trên một chiến trường với 25,000 quân lính, và con người siêu phàm đó chính là tướng quân Lew Wallace, một luật sư người Mỹ và thiếu tướng cho chính phủ liên bang miền Bắc trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ từ năm 1861 đến năm 1865. Trong trận Shiloh vào ngày 6/4/1862, ông được lệnh từ tướng Grant mang theo quân đội của mình đến chiến trường để hỗ trợ, nhưng kiến thức về địa lý lúc đó của Wallace không tốt lắm. Không có bản đồ, Wallace dẫn đầu 5,800 người lính hành quân nhiều giờ liền đến một khu vực không hề liên quan.
Liên bang miền Nam lúc đó đã tiến xa đến mức khi quân của Wallace tới được chiến trường, liên bang miền Nam đã vào được bên trong lãnh thổ của liên minh miền Bắc. Đây là cơ hội vàng để họ đánh úp đối thủ từ phía sau và tiêu diệt toàn bộ liên minh miền Nam. Nhưng một lần nữa, Wallace lại không nắm bắt cơ hội này. Thay vì tấn công, ông ra lệnh cho toàn bộ quân của mình quay về vị trí ban đầu họ được gửi đi, và tất nhiên ở đó đã không còn ai vì liên bang miền Nam đã tiến sâu vào lãnh thổ của mình, và khi họ tiếp tục quay lại vị trí mà họ đã đến lúc nãy, ở đó cũng không còn gì ngoài một bãi chiến trường đầy những người lính chết, cùng một tướng quân Grant vô cùng tức giận.
6. Đảo Kiska
Vào ngày 6/6/1942, lực lượng Nhật Bản đã xâm chiếm Kiska, một hòn đảo thuộc lãnh thổ của Mỹ ở ngoài khơi Alaska. Mặc dù thắng lợi này gây nhiều phiền toái cho quân Nhật Bản, nhưng tác động tinh thần mà hòn đảo này có so với người Mỹ là quá lớn đến mức họ buộc phải đấu tranh lấy lại hòn đảo này, và họ đã làm chính xác như vậy.
Sau khi đánh bom những bãi biển, tiêu diệt các đồn bốt sử dụng hơn 35,000 quân lính, người Mỹ đã tiêu diệt gần như mọi thứ họ tìm thấy trên hòn đảo, và chỉ mất đi 122 người lính. Nhưng đã có cái gì đó sai sai khi người Mỹ chiếm lại hòn đảo. Họ nhận ra rằng không có một xác chết nào ở đó là người Nhật cả. Vì trên thực tế, người Nhật đã rút lui khỏi hòn đảo đó từ 2 tuần trước. Nhưng khoan đã, nếu như không có người Nhật nào ở đó thì quân đội Mỹ đã giết ai ở đó? Thật ra, quân đội Mỹ đã vô tình bắn chết 24 binh sĩ của mình, một nhóm lính khác thì bước vào một quả mìn ẩn, phá hủy một con tàu của người Mỹ, và 47 người khác thì đi lạc trong rừng và bị mất xác.
Đúng vậy, người Mỹ đã đánh bại chính họ trong việc giành lấy một hòn đảo ma.
7. Trận Solway Moss
Đây là sự kiện chứng minh cho việc quân đội dù có áp đảo mạnh về số lượng thì cũng sẽ vô dụng nếu không có chỉ huy.
Vào ngày 24/11/1542, sau khi vua Scotland James V từ chối tách ra khỏi Giáo hội Công giáo La Mã, chú của ông, vua Henry VIII của Anh đã gửi 3,000 lính đến để cướp bóc và phá hoại vùng đất Solway Moss bên bờ sông Esk. Người Scotland rõ ràng có ý định chống trả, sử dụng 18,000 lính, áp đảo rất mạnh về số lượng so với quân Anh. Nhưng chỉ huy của họ, Robert Maxwell, hôm đó bị ốm rất nặng. Tình hình của ông tệ đến mức ông còn không có đủ khả năng để chỉ định ai đó lãnh đạo thay mình. Thế là khi người Anh đến, quân lính Scotland chỉ biết đứng đó, và không làm gì cả.
Aaaaaaaaaaaaaaaaaa, họ đang cầm súng lao vào chúng ta! Giờ làm gì đây?
Một số người lính đã bỏ chạy, một số người chỉ đứng xem mà không làm gì cả, cũng có một nhóm nhỏ lính đã chống trả, nhưng tất nhiên là không khả quan gì rồi. Cuối cùng, nhóm lính Anh mặc dù thua về số lượng nhưng đã thành công bắt giữ 12,000 lính Scotland trong số 18,000 lính.
8. Fort Michilimackinac
Vào năm 1761, khi người Anh tiếp quản Fort Michilimackinac, ngày nay là Michigan, họ thấy rằng bên cạnh họ là bộ lạc Ojibwa. Trong nhiều tháng liền sau đó, hai bên sống ôn hòa với nhau, thậm chí còn phát minh một trò chơi tên là Begadwe, tiền thân của môn thể thao bóng vợt mà chúng ta biết ngày nay. Họ thường chơi trò chơi ở gần khu vực pháo đài, nhưng một điều mà những người lính Anh không biết là những người của bộ lạc Ojibwa vô cùng ghét họ. Ban đầu, những người lính Anh thường xem các trận đấu từ phía bên trong pháo đài, nhưng dần dần, họ cảm thấy thoải mái và bắt đầu ra ngoài xem, bên cạnh sân bóng, thậm chí đã từng có những cuộc cá cược trong trò chơi.
Một ngày nọ, quả bóng vô tình bay vào bên trong pháo đài, những người lính Anh mở cửa ra cho đội bóng của bộ lạc Ojibwa vào lấy, và họ đột nhiên tấn công, giết sạch những người lính bên trong pháo đài, chiếm quyền kiểm soát trong suốt 1 năm tiếp theo.
Lại một bài học đáng giá về việc đóng cửa thành cẩn thận.
9. USS William D. Porter
Sau khi bạn biết về những lỗi lầm mà con tàu này cùng với đoàn thủy thủ của nó mắc phải, bạn sẽ cực kì thắc mắc tại sao họ còn sống được hay vậy.
Vào năm 1943, sau khi rời cảng, thủy thủ của chiếc USS William D. Porter đã quên nâng neo, mỏ neo sau đó cào và làm hư hại một con tàu khác gần đó. Sau đó chỉ 24 tiếng, một quả bom chìm chậm rãi lăn ra khỏi con tàu và phát nổ gần Iowa trên một con tàu đang chứa tổng thống Roosevelt. Tới đây vẫn chưa có thiệt hại gì đáng kể, nhưng những lỗi lầm cũng không hề dừng lại tại đây.
Trong lúc bắn tập với ngư lôi giả, một chiếc ngư lôi thật đã được phóng thẳng vào con tàu trước đó bị đánh bom. Nhưng may mắn là Iowa đã được cảnh báo kịp thời, và tổng thống Roosevelt lại được cứu sống. Và rồi cuối cùng thì chính con tàu này lại là nguyên nhân mà nó gục ngã. Vào ngày 10/6/1945, D. Porter bắn hạ một chiếc máy bay của Nhật Bản. Chiếc tàu tìm cách né vụ nổ từ chiếc máy bay, nhưng cuối cùng lại đậu ngay trên chiếc máy bay chuẩn bị phát nổ. Vụ nổ từ chiếc máy bay mạnh đến mức cả con tàu đã bay lên không trung trong một khoảng thời gian ngắn, và sau đó bắt đầu chìm.
Nhưng đây mới là điều đáng ngạc nhiên, đã không có ai phải mất mạng trên đoàn tàu này cả! Từ vụ đánh bom con tàu có tổng thống, đến chiếc ngư lôi thật bị phóng, cho đến vụ nổ máy bay, đã không có ai phải bỏ mạng trên con tàu xui xẻo USS William D. Porter.
Nguồn bài: Tổng Hợp