Những con số biết nói trong CV | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Những con số biết nói trong CV

Manila1996

Búa Đá
Đối với hầu hết ngành nghề, số liệu là phần quan trọng nhất trong hồ sơ tìm việc của bạn. Điều này gần như là hiển nhiên trong các hồ sơ dự tuyển vị trí quản lý hoặc kinh doanh, và sự thật thì các con số còn có thể được áp dụng với tất cả mọi người. Chúng định lượng trách nhiệm và những thành tựu của ứng viên, vì thế sẽ làm tăng độ tin cậy đối với các kinh nghiệm bạn nhắc đến trong CV.
20180724.jpg

Số liệu là phần quan trọng nhất trong hồ sơ tìm việc của bạn

Những con số không chỉ gói gọn trong giới hạn tạo ra doanh thu như mọi người vẫn nghĩ. Bạn có thể trình bày nó tại vô số điểm trong hồ sơ tìm việc như:
- Khách hàng tìm được trong một khoảng thời gian
- Vị trí/điểm bán mở mới
- Nhân sự được huấn luyện/đào tạo
- Người mới tuyển
- Nhân viên trực tiếp quản lý
- Khách hàng hài lòng
- Giữ chân khách hàng
- Giới thiệu khách hàng mới
Hẳn là bạn đã nắm được điểm mấu chốt? Số và tỷ lệ phần trăm có thể được viện dẫn thông qua số lượng tiền, khách hàng, thành viên trong nhóm, sản phẩm, địa điểm và nhiều tuỳ chọn khác nữa. Sau thông tin trên, nếu hiện tại bạn vẫn chưa có ý định thêm số liệu vào lý lịch thì đây là 3 lý do hàng đầu để CareerBuilder có thể thuyết phục bạn:

1. Định lượng thành tích của bạn
Khi bạn nói với nhà tuyển dụng rằng mình đã phát triển đáng kể lượng khách hàng, họ sẽ nghĩ “Thật tuyệt! Nhưng thế nào là đáng kể?” Nếu đã đưa những con số cụ thể vào CV từ trước, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhìn thấy và nhanh chóng tự làm rõ chi tiết này. Nếu không, những câu hỏi hóc búa sẽ được đặt ra để “đọc vị” bạn ngay trong buổi phỏng vấn. Thế nên, bất kể con số tăng từ 0 - 15 hay 100 - 150.000 thì nó đều cần thiết để có thể định lượng thành tích của bạn.

Việc định lượng thành tích là cực kỳ quan trọng khi bạn đề cập đến những tiến bộ trong vị trí đảm nhiệm.Các con số rất đáng để bạn tự hào, và nếu không đưa nó vào CV thì nhà tuyển dụng không thể biết. Và rồi nhiều khả năng họ giả định rằng bạn chẳng có gì đặc biệt đáng nhớ.

Còn nếu vì lý do bảo mật, bạn không thể đưa số liệu chính xác vào hồ sơ thì lời khuyên là nên mô tả nó theo tỷ lệ phần trăm. Bằng cách này, bạn vẫn có thể cung cấp cho phỏng vấn viên số liệu tổng quát để hình dung thành tích.
2018072401.jpg

Định lượng thành tích của bạn

2. Tạo ra ngữ cảnh
Các con số sẽ cung cấp bối cảnh cho vai trò và năng lực trách nhiệm (khả năng giải trình và chịu trách nhiệm) của bạn.Điều này đặc biệt quan trọng với các ứng viên dự tuyển vị trí quản lý. Ví dụ nếu bạn quản lý 3 bộ phận, mỗi bộ phận có khoảng 45 người thì nên cho nhà tuyển dụng biết vì nó sẽ khiến họ ấn tượng.

Tiếp tục áp dụng ý tưởng này vào làm rõ số lượng báo cáo trực tiếp/ gián tiếp mà bạn phụ trách, một lần nữa nó tạo ra bối cảnh cho vai trò của bạn. Mô tả về công ty đang làm việc cũng là một khía cạnh quan trọng có thể làm rõ thêm bối cảnh. Nếu bạn từng/đang làm việc cho một công ty nhỏ và ít người biết, phần giới thiệu về công ty sẽ khá hữu ích để chuyên viên tuyển dụng hiểu hơn về vai trò của bạn.

Công ty cũ của bạn có thể không tiếng tăm, nhưng con số của họ vẫn có thể cực kỳ ấn tượng. Bạn có thể kể ra các con số như doanh thu hàng năm, tổng số nhân viên, số lượng địa điểm đặt văn phòng hoặc mạng lưới phân phối – bán hàng… Bằng cách này, ngay cả khi người quản lý chưa từng nghe về công ty trước đây, họ vẫn có thể hiểu được phạm vi và chiều sâu vai trò của bạn trong tổ chức cũ.

3. Thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng
Định lượng thành tích và cung cấp bối cảnh là hai ý tưởng được dùng để thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng thông qua nội dung, còn phần thứ 3 này chúng ta đề cập đến cách trình bày trực quan.

Nếu là chuyên viên nhân sự được giao nhiệm vụ đọc 100 hồ sơ mỗi ngày, thế nào rồi bạn cũng sẽ bắt đầu việc lướt nhanh qua các tài liệu để nắm bắt thông tin quan trọng. Trong quá trình sàng lọc, những con số sẽ nổi bật lên và thu hút sự chú ý của người duyệt hồ sơ. Đây chính là lợi ích thuyết phục bạn thêm số liệu vào CV. Nếu chuyên viên tuyển dụng lướt qua hồ sơ, nhìn thấy các số liệu như “giúp tăng thêm 4 triệu USD doanh thu” hay “quản lý nhóm gồm 60 người ở 5 địa phương”, họ sẽ chủ động dừng lại và dành thời gian tìm hiểu về bạn nhiều hơn.

Đó là bản chất của con người, giống như bài viết này vậy, nếu lướt nhanh qua toàn bộ nội dung thì bạn cũng sẽ nhìn thấy các con số trước, bởi vì chúng nổi bật so với phần câu chữ còn lại.

Chúc bạn thực hiện một CV “biết nói” thành công với những tư vấn hữu ích kể trên nhé.​
 

s2kaka

Búa Gỗ Đôi
cám ơn bài viết hữu ích
 


Top