Như bạn đã nói thì ngữ pháp và vốn từ của bạn đã khá ôn, theo như KN tự cá nhân của mình thì:
- Khả năng nghe và phản xạ khi giao tiếp thực tế (thực chiến) của bạn là chưa đạt đến tầm nhất định của nó.
Ngày xưa mình cũng đi học ở các trung tâm tiếng Anh, đến đầu trình độ C thì mình bỏ. Khi đi phỏng vấn, nhìn thấy "Tây" là choáng, nghe họ nói mà chẳng hề biết họ nói gì, mà mình có nói thì... run...
- Nhưng sau khi mình đi học tập ở NN 1 thời gian, lúc đó mình mới thấy "giá trị thật" của ngoại ngữ có giá trị như nào... khi ơ 1 nơi mà mình không thể đọc được báo, không thể xem các chương trình TV của nước sở tại (lưu ý: thời đó chưa có internet và ĐTDĐ như bây giờ...). Sau khi đặt chân ở NN cỡ 1 tuần, mình được học thêm ngôn ngữ của nước sở tại thông qua tiếng Anh. Với "trình độ" tiếng Anh của mình lúc đó, có thể nói chẳng bằng em bé 4-5 tuổi nhà mình nói tiếng Việt...
Tuy nhiên bằng vốn kiến thức như thế của mình và vốn từ vựng cũng không quá nhiều, mình căng tai ra để nghe, hiểu qua cách diễn tả của thầy giáo (body language), mình "phiên âm" - viết kiểu dạng tiếng Việt để lưu lại những gì mình nghe được trong khi học. Nhờ vậy mình ra sức học. Nhờ vậy sau chừng 10 - 15 ngày, mình cũng có vốn từ, nói được "đúng chuẩn" ngôn ngữ của họ trong giao tiếp thông thường hàng ngày và đi mua bán ở siêu thị, chợ búa... mà không có vấn đề gì.
Qua câu chuyện thực ở trên, và sau 12 năm làm việc trong môi trường NN ở Việt Nam, mình rút ra KN để học 1 ngôn ngữ mới của cá nhân mình:
+ Phải xác định được nhu cầu mình học NN để làm gì... --> tạo động lực (motivation: động cơ) cho bạn khi học. Điều này là cực kỳ quan trọng bạn nha!
+ Có môi trường để thực hành NN đẫ học.
+ Phải cố gắng nghe hiểu được người ta nói gì (cố gắng nghe và nhớ được xem 1 trong vài từ trong câu khi họ nói, chứ ko nhất thiết phải nhớ hết mọi thứ). Để ý các động tác chân tay, ánh mắt, trọng âm trong câu họ nhấn vào đâu... Để ý các từ đầu tiên họ bắt đầu để xác định dạng câu gì
+ Trong giao tiếng TA đời thường, người NN họ hay nói tắt, không theo ngữ pháp và hay dùng thành ngữ nhiều.
+ Đừng ngại khi phải dùng TA, đừng sợ nói sai, nói không đúng...
+ Hãy bắt trước cách người NN khi họ nói và dùng từ (nhấn nhá, nối từ, luyến láy...). Lưu ý: cách dùng TA của NN họ khác, nên chúng ta không tư duy theo kiểu tiếng Việt mà dịch ngược sang TA. Để nói được TA để người NN họ hiểu mình nói gì và mình hiểu được họ nói gì: cách duy nhất là phải nghe các hội thoại giao tiếp của người bản xứ nói tiếng Anh, nghe thật nhiều...
**** Luyện nghe:
Có 3 cách luyện nghe chính mà bạn có thể tham gia:
1) Tham gia khóa học trực tuyến: học phí rẻ (chừng 200k/năm)
2) Khóa học trên lớp: Dạng này học phí cao
3) Luyện nghe qua các kênh Youtube, tiếng Anh trên BBC, VOA English... (Mình thích các kênh này, miễn phí, học khi nào cũng ok).
Lúc đầu mới nghe: nên nghe và dõi theo transcript nếu trong Youtube hoặc các tài liệu học tiếng Anh đi kèm, sau đó tập bỏ không nhìn vào transcript đó, cố gắng nghe được và hiểu, nếu không hiểu thì quay lại xem trong transcript. Bạn không thể vội vàng bỏ qua các bước trong khi học TA, nếu chăm chỉ, theo thời gian nhất định bạn sẽ có 1 kỹ năng nghe hiểu và nói theo phản xạ tự nhiên...
LỜI KHUYÊN CỦA MÌNH:
BẠN HÃY CHĂM CHỈ LUYỆN NGHE HÀNG NÀY- 30 PHÚT MỖI NGÀY. MÌNH KHẲNG ĐỊNH SAU 2 - 3 THÁNG, TA CỦA BẠN SẼ KHÔNG CÒN NHƯ BẠN ĐANG NGHĨ ĐÂU... HÃY THỰC HÀNH... THỰC HÀNH...
TA SẼ KHÔNG KHÓ NẾU BẠN LÀM THEO CÁCH CỦA MÌNH VÀ CŨNG NHƯ NHIỀU NGƯỜI KHÁC...
Trên đây mình chia xẻ đôi điều về KN học TA của mình. Mình sẽ quay lại bổ sung thêm, có gì các bạn cùng nhau chia xẻ...(luôn lắng nghe và học hỏi những điều mới từ các bạn)