Đối với một người thích khám phá thì việc tìm hiểu nguồn gốc tên gọi các địa danh trên đất nước Việt Nam quả thật rất thú vị.
Mỗi thành phố thường gắn liền với tên một dòng sông.
Hà Nội thì nằm ven sông Hồng.
Thành phố Hồ Chí Minh thì có sông Sài Gòn.
Cố đô Huế thơ mộng với dòng Hương Giang bắc qua như dải lụa mềm mại.
Đà Nẵng với sông Hàn êm đềm nhiều dấu tích.
Bình Phước với con sông Bé – cũng là tên gọi cũ của Bình Dương và Bình Phước.
Nguồn ảnh: Thanhcadu.com
Nói chung đúng với câu trên, tuy nhiên đôi lúc ta thường tò mò nhiều hơn thế, về cái tên gọi nơi ta sống, hay nơi ta đi qua. Tính xác thực là không có, do đó nếu có sai sót mong anh em comment đóng góp để mình biết mình sửa.
Nguồn gốc tên gọi Hà Nội:
Hai nhánh của sông Hồng chảy qua bao bọc lấy thành phố. Hà là sông, Nội là bên trong. Hà Nội là thành phố nằm bên trong sông.
Nguồn gốc tên gọi Đăk-lăk:
Mình ở Đăk Lăk. Theo tiếng dân Ê-đê thì Đăk có nghĩa là Hồ. Còn Lăk có nghĩa là Nước.
=> Đăk Lăk = Hồ Nước nhé anh em.
Có ý kiến cho rằng Đăk là Đất, mình cũng méo biết nên mang tính tìm hiểu chứ không chính xác đâu nhé anh em!
Nguồn gốc tên gọi Rạch Giá – Kiên Giang:
Rạch Giá vì vùng này ngày xưa mọc nhiều cây giá – giống cây đước chứ ko phải giá ăn phở.
Nguồn gốc tên gọi Quảng Bình:
Quảng Bình là tên gọi được Chúa Nguyễn Hoàng đặt năm 1558. Trước đó nó có tên Tiên Bình. Trước đó nữa thì đất này thuộc địa phận của người Chăm.
Nguồn gốc tên gọi Điện Biên:
Điện Biên nghĩa là vùng đất biên cương vững chắc. Do ông vua thời Nguyễn đặt, tìm hiểu thì biết vậy.
Nguồn gốc tên gọi Đồng Nai:
Trước kia có thành Gia Định, Biên Hòa…. sau khi Pháp vào thì họ xây dựng Sài Gòn – hòn ngọc viễn đông. Họ rất thích đi săn nai ở vùng đất Biên Hòa, đến thời kỳ sau hình thành, chia nhỏ các tỉnh thì tên Đồng Nai xuất hiện.
Cái biểu tượng 1 con nai có 2 bông lúa hình tròn là logo của tỉnh, trên nốc tòa nhà máu xanh gắn sở giáo dục tỉnh – gần bờ kè cầu Hóa An có biểu tượng này đó.
Mảnh đất này là nơi mình sinh ra, con người nhìn chung khá là thân thiện. Khu vực mình sống thì rất nhiều người theo đạo Thiên Chúa và nhiều người Hoa.
Nguồn gốc tên gọi Vĩnh Long:
Tên gọi Nha Trang quê em xuất phát từ tiếng chăm Eatrang đọc chệch mà ra. Eatrang nghĩa là dòng sông lau sậy vì do ngày xưa dọc 2 bờ sông cái Nha Trang lau sậy mọc rất nhiều.
Nguồn gốc tên gọi Tiền Giang:
Tiền Giang, đơn giản là vì do sông Tiền. Trước đây Tiền Giang tên là Mỹ Tho Đại Phố, một trong những vùng đất lâu đời và sầm uất bậc nhất Nam bộ (thời điểm đó).
Cái tên Mỹ Tho bắt nguồn từ tiếng Khmer còn ý nghĩa là gì thì mình chịu. Sau đổi thành Định Tường rồi lại đổi thành Mỹ Tho. Cuối cùng mới là Tiền Giang.
Tại sao các tỉnh miền Tây cũng đều có huyện Châu Thành?
Ngoài ra thì 2 đặc điểm rất thường gặp trong tên gọi các địa danh ở miền Tây là Cái (Cái Bè, Cái Thia, Cái Mơn, Cái Cam,… và Châu Thành (gần như tỉnh nào ở miền Tây cũng đều có huyện Châu Thành).
Còn Châu Thành miền tây tỉnh nào cũng có là do khi xưa người ta gọi vùng trung tâm, thủ phủ của tỉnh, là “Châu Thành”.
Nguồn gốc tên gọi Hải Dương:
Xuất xứ tên gọi Hải Dương: Tên gọi Hải Dương (海陽) chính thức có từ năm 1469[3]. Hải (海) là biển. Dương (陽) là ánh sáng, ánh mặt trời. Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là “ánh mặt trời biển Đông” hay “ánh sáng từ miền duyên hải (phía đông) chiếu về”.
Nguồn gốc tên gọi Mỹ Tho:
Có nhiều ý kiến về nguồn gốc địa danh Mỹ Tho. Đa số ý kiến cho rằng Mỹ Tho bắt nguồn từ phương ngữ gốc Khmer như Mi Sâr biến thể thành Mỹ và Tho, có nghĩa là xứ có người con gái da trắng, đẹp. Từ đó Mỹ, chữ Hánnghĩa là đẹp, nhưng từ Tho không có trong chữ Hán nên có lối viết khác nhau qua chữ Nôm, có hai lối viết, để chỉ vùng nước thơm hay cỏ thơm.
Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn Việt Nam, “mỹ” và “tho”, không tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu trong tiếng Việt. Những tài liệu về lịch sử và sinh hoạt của người Khmer trong vùng thời xa xưa đã xác định địa phương này có lúc đã được gọi là “Srock Mỳ Xó” (xứ nàng trắng). Người Việt gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ Srock, chỉ còn giữ lại Mỳ Xó. Confirm gái Mỹ Tho đẹp mà. Như bao cô gái, như bao cô gái ở Mỹ Tho, gái Mỹ Tho cái gì cũng to… :v
Người đẹp nổi tiếng: Từ Dũ, Nam Phương hoàng hậu, Võ Sông Hương, Tăng Thanh Hà, Nam Em…
Nguồn gốc tên gọi Cà Mau:
“Kha-mau” trong tiếng Khmer có nghĩa là nước đen, nói về đặc điểm của vùng rừng tràm, lá cây tràm ủ xuống mục ra làm cho nước có màu đen. Sau được vietsub là là “Cà Mâu” nay là tỉnh “Cà Mau” vùng đất cực Nam của Tổ quốc.
Nhắc tới Cà Mau là mình nhớ ngay tới Bác Ba Phi hay bộ phim Đất Rừng Phương Nam 1 thời tuổi thơ.
Nguồn gốc mấy tên địa danh ở Sài Gòn:
Ngày xưa người ta thương lấy những cái gì dễ nhớ để chỉ địa điểm nên mới có tên như vậy:
Như ngã 4 hàng xanh vì xưa trồng toàn cây sanh
Lăng cha cả vì ngày xưa chỗ đó có cái mộ của ông cha xứ.
Sài gòn thì hình như đó là dấu tín hay đai loại mật khẩu của chiếu chỉ triều đình khi gửi về Gia Định( sài: đốt, gòn là cây gòn).
Mình đọc Sài Gòn Xưa và Nay thì thấy phân tích thế.
Cái tên ngã 5 chuồng chó thì xuất phát từ đâu?
Sau 1954, chính quyền cũ cho xây trường huấn luyện quân khuyển tại đây.
Mỗi khi đi tuần tra, mỗi tiểu đoàn được dắt theo từ 2 -3 con chó nhằm đánh mùi và phát hiện bộ đội ta. Người Sài Gòn lúc đó khi qua đây, đều nghe tiếng chó sủa và thấy lính dắt chó huấn luyện nên dần dần người ta quen hình ảnh này rồi gọi tên ngã năm Chuồng Chó.
Năm 1966, trường này được nâng cấp thành Trung tâm huấn luyện và bổ sung Quân khuyển với quy mô mở rộng, kỹ thuật huấn luyện cũng được cập nhật từ Mỹ. Các chú chó nghiệp vụ này được luyện đánh hơi để kiêm thêm công việc tuần tiễu. Có thời, tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á đều sử dụng quân khuyển do nơi này huấn luyện.
Nguồn gốc tên gọi Đà Nẵng:
Nguồn gốc từ “Đà Nẵng” bắt nguồn từ tiếng Chăm cổ “DAKNAN”, nghĩa là vùng nước rộng lớn. Trong đó, chữ DAK có nghĩa là nước, NAN là rộng, lớn, hoặc già.
Nhiều ý kiến cho rằng Đà Nẵng xuất phát từ nghĩa trong tiếng dân tộc là vùng đất có con sông lớn – chính là sông Hàn ngày nay.
Địa danh DAKNAN hàm ý chỉ vùng sông nước rộng mênh mông (sông lớn hoặc sông già – cửa sông Hàn bây giờ). Người Việt phiên âm ra thành Đà Nẵng. Vào thời Pháp thuộc (và trước đó), địa danh Đà Nẵng thường được gọi là Tourane. vì chữ DAKNAN của dân tộc Chăm mà người Trung Hoa gốc Hải Nam đọc là TOUNAN, do đó mà phiên âm thành Tourane.
Hi vọng bài viết này cung cấp nhiều thông tin để giúp anh em tăng hiểu biết. Chúc anh em buổi sáng toẹt vời nhé!
Mỗi thành phố thường gắn liền với tên một dòng sông.
Hà Nội thì nằm ven sông Hồng.
Thành phố Hồ Chí Minh thì có sông Sài Gòn.
Cố đô Huế thơ mộng với dòng Hương Giang bắc qua như dải lụa mềm mại.
Đà Nẵng với sông Hàn êm đềm nhiều dấu tích.
Bình Phước với con sông Bé – cũng là tên gọi cũ của Bình Dương và Bình Phước.
Nguồn ảnh: Thanhcadu.com
Nguồn gốc tên gọi Hà Nội:
Hai nhánh của sông Hồng chảy qua bao bọc lấy thành phố. Hà là sông, Nội là bên trong. Hà Nội là thành phố nằm bên trong sông.
Nguồn gốc tên gọi Đăk-lăk:
Mình ở Đăk Lăk. Theo tiếng dân Ê-đê thì Đăk có nghĩa là Hồ. Còn Lăk có nghĩa là Nước.
=> Đăk Lăk = Hồ Nước nhé anh em.
Có ý kiến cho rằng Đăk là Đất, mình cũng méo biết nên mang tính tìm hiểu chứ không chính xác đâu nhé anh em!
Nguồn gốc tên gọi Rạch Giá – Kiên Giang:
Rạch Giá vì vùng này ngày xưa mọc nhiều cây giá – giống cây đước chứ ko phải giá ăn phở.
Nguồn gốc tên gọi Quảng Bình:
Quảng Bình là tên gọi được Chúa Nguyễn Hoàng đặt năm 1558. Trước đó nó có tên Tiên Bình. Trước đó nữa thì đất này thuộc địa phận của người Chăm.
Nguồn gốc tên gọi Điện Biên:
Điện Biên nghĩa là vùng đất biên cương vững chắc. Do ông vua thời Nguyễn đặt, tìm hiểu thì biết vậy.
Nguồn gốc tên gọi Đồng Nai:
Trước kia có thành Gia Định, Biên Hòa…. sau khi Pháp vào thì họ xây dựng Sài Gòn – hòn ngọc viễn đông. Họ rất thích đi săn nai ở vùng đất Biên Hòa, đến thời kỳ sau hình thành, chia nhỏ các tỉnh thì tên Đồng Nai xuất hiện.
Cái biểu tượng 1 con nai có 2 bông lúa hình tròn là logo của tỉnh, trên nốc tòa nhà máu xanh gắn sở giáo dục tỉnh – gần bờ kè cầu Hóa An có biểu tượng này đó.
Mảnh đất này là nơi mình sinh ra, con người nhìn chung khá là thân thiện. Khu vực mình sống thì rất nhiều người theo đạo Thiên Chúa và nhiều người Hoa.
Nguồn gốc tên gọi Vĩnh Long:
- Năm 1732, Vùng đất Vĩnh Long thời ấy được Nguyễn Phúc Trú thành lập, với tên gọi đầu tiên của tỉnh là Châu Định Viễn, thuộc dinh Long Hồ.
- Năm 1779, đổi tên thành Hoằng Trấn dinh.
- Giai đoạn từ năm 1780 đến năm 1805, đổi thành Vĩnh Trấn.
- Từ năm 1806 đến năm 1832, Vĩnh Trấn được đổi thành Trấn Vĩnh Thanh.
- Từ năm 1832 đến năm 1950, tên gọi Vĩnh Long được hình thành với vai trò là một tỉnh.
- Giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1954, Vĩnh Long được đổi thành tỉnh Vĩnh Trà.
- Từ năm 1954 đến 1975, tỉnh Vĩnh Long được tái lập lần thứ 2.
- Từ năm năm 1976 đến tháng 5 năm 1992, mang tên là tỉnh Cửu Long.
- Cuối cùng là từ ngày 5 tháng 5 năm 1992 cái tên Vĩnh Long được sử dụng đến ngày hôm nay.
Tên gọi Nha Trang quê em xuất phát từ tiếng chăm Eatrang đọc chệch mà ra. Eatrang nghĩa là dòng sông lau sậy vì do ngày xưa dọc 2 bờ sông cái Nha Trang lau sậy mọc rất nhiều.
Nguồn gốc tên gọi Tiền Giang:
Tiền Giang, đơn giản là vì do sông Tiền. Trước đây Tiền Giang tên là Mỹ Tho Đại Phố, một trong những vùng đất lâu đời và sầm uất bậc nhất Nam bộ (thời điểm đó).
Cái tên Mỹ Tho bắt nguồn từ tiếng Khmer còn ý nghĩa là gì thì mình chịu. Sau đổi thành Định Tường rồi lại đổi thành Mỹ Tho. Cuối cùng mới là Tiền Giang.
Tại sao các tỉnh miền Tây cũng đều có huyện Châu Thành?
Ngoài ra thì 2 đặc điểm rất thường gặp trong tên gọi các địa danh ở miền Tây là Cái (Cái Bè, Cái Thia, Cái Mơn, Cái Cam,… và Châu Thành (gần như tỉnh nào ở miền Tây cũng đều có huyện Châu Thành).
Còn Châu Thành miền tây tỉnh nào cũng có là do khi xưa người ta gọi vùng trung tâm, thủ phủ của tỉnh, là “Châu Thành”.
Nguồn gốc tên gọi Hải Dương:
Xuất xứ tên gọi Hải Dương: Tên gọi Hải Dương (海陽) chính thức có từ năm 1469[3]. Hải (海) là biển. Dương (陽) là ánh sáng, ánh mặt trời. Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là “ánh mặt trời biển Đông” hay “ánh sáng từ miền duyên hải (phía đông) chiếu về”.
Nguồn gốc tên gọi Mỹ Tho:
Có nhiều ý kiến về nguồn gốc địa danh Mỹ Tho. Đa số ý kiến cho rằng Mỹ Tho bắt nguồn từ phương ngữ gốc Khmer như Mi Sâr biến thể thành Mỹ và Tho, có nghĩa là xứ có người con gái da trắng, đẹp. Từ đó Mỹ, chữ Hánnghĩa là đẹp, nhưng từ Tho không có trong chữ Hán nên có lối viết khác nhau qua chữ Nôm, có hai lối viết, để chỉ vùng nước thơm hay cỏ thơm.
Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn Việt Nam, “mỹ” và “tho”, không tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu trong tiếng Việt. Những tài liệu về lịch sử và sinh hoạt của người Khmer trong vùng thời xa xưa đã xác định địa phương này có lúc đã được gọi là “Srock Mỳ Xó” (xứ nàng trắng). Người Việt gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ Srock, chỉ còn giữ lại Mỳ Xó. Confirm gái Mỹ Tho đẹp mà. Như bao cô gái, như bao cô gái ở Mỹ Tho, gái Mỹ Tho cái gì cũng to… :v
Người đẹp nổi tiếng: Từ Dũ, Nam Phương hoàng hậu, Võ Sông Hương, Tăng Thanh Hà, Nam Em…
Nguồn gốc tên gọi Cà Mau:
“Kha-mau” trong tiếng Khmer có nghĩa là nước đen, nói về đặc điểm của vùng rừng tràm, lá cây tràm ủ xuống mục ra làm cho nước có màu đen. Sau được vietsub là là “Cà Mâu” nay là tỉnh “Cà Mau” vùng đất cực Nam của Tổ quốc.
Nhắc tới Cà Mau là mình nhớ ngay tới Bác Ba Phi hay bộ phim Đất Rừng Phương Nam 1 thời tuổi thơ.
Nguồn gốc mấy tên địa danh ở Sài Gòn:
Ngày xưa người ta thương lấy những cái gì dễ nhớ để chỉ địa điểm nên mới có tên như vậy:
Như ngã 4 hàng xanh vì xưa trồng toàn cây sanh
Lăng cha cả vì ngày xưa chỗ đó có cái mộ của ông cha xứ.
Sài gòn thì hình như đó là dấu tín hay đai loại mật khẩu của chiếu chỉ triều đình khi gửi về Gia Định( sài: đốt, gòn là cây gòn).
Mình đọc Sài Gòn Xưa và Nay thì thấy phân tích thế.
Cái tên ngã 5 chuồng chó thì xuất phát từ đâu?
Sau 1954, chính quyền cũ cho xây trường huấn luyện quân khuyển tại đây.
Mỗi khi đi tuần tra, mỗi tiểu đoàn được dắt theo từ 2 -3 con chó nhằm đánh mùi và phát hiện bộ đội ta. Người Sài Gòn lúc đó khi qua đây, đều nghe tiếng chó sủa và thấy lính dắt chó huấn luyện nên dần dần người ta quen hình ảnh này rồi gọi tên ngã năm Chuồng Chó.
Năm 1966, trường này được nâng cấp thành Trung tâm huấn luyện và bổ sung Quân khuyển với quy mô mở rộng, kỹ thuật huấn luyện cũng được cập nhật từ Mỹ. Các chú chó nghiệp vụ này được luyện đánh hơi để kiêm thêm công việc tuần tiễu. Có thời, tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á đều sử dụng quân khuyển do nơi này huấn luyện.
Nguồn gốc tên gọi Đà Nẵng:
Nguồn gốc từ “Đà Nẵng” bắt nguồn từ tiếng Chăm cổ “DAKNAN”, nghĩa là vùng nước rộng lớn. Trong đó, chữ DAK có nghĩa là nước, NAN là rộng, lớn, hoặc già.
Nhiều ý kiến cho rằng Đà Nẵng xuất phát từ nghĩa trong tiếng dân tộc là vùng đất có con sông lớn – chính là sông Hàn ngày nay.
Địa danh DAKNAN hàm ý chỉ vùng sông nước rộng mênh mông (sông lớn hoặc sông già – cửa sông Hàn bây giờ). Người Việt phiên âm ra thành Đà Nẵng. Vào thời Pháp thuộc (và trước đó), địa danh Đà Nẵng thường được gọi là Tourane. vì chữ DAKNAN của dân tộc Chăm mà người Trung Hoa gốc Hải Nam đọc là TOUNAN, do đó mà phiên âm thành Tourane.
Hi vọng bài viết này cung cấp nhiều thông tin để giúp anh em tăng hiểu biết. Chúc anh em buổi sáng toẹt vời nhé!
Theo Thanhcadu.com
thanhcadu.com/2019/04/nguon-goc-ten-goi-cac-dia-danh.html
thanhcadu.com/2019/04/nguon-goc-ten-goi-cac-dia-danh.html
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: