This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Một số sự khác biệt căn bản giữa hai loại cờ vua và cờ tướng là như thế nào?

Business

Rìu Bạc Đôi
1) Tính biểu tượng của quân cờ:
Trên bàn cờ vua, chúng ta thấy có quân cờ Giám mục (Tượng) và Hoàng hậu (Hậu), rõ ràng đây không phải hai đối tượng để tham gia chiến trận thời phong kiến. Các quân cờ vua mang nặng tính biểu tượng sức mạnh chính trị hơn là biểu trưng cho lực lượng quân đội.


Bàn cờ tướng thực chất lại mang tính chiến đấu quân đội rất cao với đa dạng các biểu trưng của loại binh chủng trong chiến tranh thời xưa, thậm chí quân Tướng bản chất không phải là Tướng thực thụ mà đó là Vua
(TL note: Có một câu chuyện kể về việc thời trước khi có tên là Tướng, những người đánh cờ vô tình hoặc cố ý thể hiện sự phạm thượng với người đứng đầu phong kiến qua việc dọa giết hoặc giết quân vua trong cờ khiến triều đình ra lệnh cấm gọi quân cờ là Vua nên đổi tên thành Tướng).

2) Địa hình
Cờ vua không chia rạch ròi phân định địa hình của hai bên, vì ranh giới chiến tranh chính trị như biểu tượng của quân cờ là khá mờ nhạt.

Trong cờ tướng, việc này khác hẳn khi hai bên phân chia rất rõ ràng chuẩn chỉ "đất" của từng bên. Việc này cũng giới hạn khả năng đi của một số quân cờ, và có cả "cung cấm" là nơi bảo hộ của Tướng.

3) Khai cuộc
Một trận cờ vua có nước đi khai cuộc thường là quân Mã trong khi trận người chơi cờ tướng sẽ di chuyển Pháo làm nước đi đầu tiên.
(TL notehần này thực ra không hẳn đúng hoàn toàn hoặc đã lỗi thời, vì thế trận của cờ vua và cờ tướng có khá nhiều cách khác nhau đều có điểm mạnh riêng như trận Phi tượng cuộc, Tiên nhân chỉ lộ... trong cờ tướng, e4 e6, d4 d5,... trong cờ vua).

4) Kích cỡ bàn cờ
Chiến trường của cờ vua có tổng cộng 64 ô, với 32 quân ban đầu tạo thành một sự khép kín nhất định, việc kiểm soát một số ô, hàng, cột chiến lược là yêu cầu cao nhất. Cuộc chiến của cờ vua chính là cuộc chiến của vị trí đẹp.

Bàn cờ tướng có tổng cộng 90 giao điểm với 9 cột và 10 hàng, tính chiến lược của cờ tướng ở việc điều động quân chiến đấu do có giới hạn nhất định về mặt địa lý cho một số quân cờ không được rời khỏi lãnh địa phía mình và đi tự do như cờ vua.

TL note: Cả hai loại cờ đều rất thú vị và rèn luyện sức nghĩ, dù cao hay thấp nhưng mọi người cũng nên biết một chút về loại hình này, cả giải trí lẫn thi đấu đều được.​
 

BinhHT

Rìu Sắt
Bài này mình từng đọc trên group Quora VN, kết quả là bài này bị member phản đối kịch liệt vì chê cờ tướng và đưa cờ vua lên. Nói chung mỗi cờ có cái hay của riêng nó, nên không thể nói cái nào hay hơn cái nào hehe.
 

statistics

Moderator
Thành viên BQT
Em cũng đọc bài đó. Rất hay, em thì thấy rất hợp lý mà.
Cờ tuognws vua thì cứ trong thành, xung pha trận mạc là chuyện của lính. Cờ vua thì khác vua cũng xông pha ra ngoài.
Lính mà đánh tiến vào thành của địch ( đi hết bàn cờ).
+ Cờ vua: phong lính lên bất kì con gì trừ việc phong vua.
+ Cờ tướng: lính đi hết bàn cờ thì chỉ có đi qua đi lại. Không phong gì cả.
 

BinhHT

Rìu Sắt
Cá nhân anh từ nhỏ biết chơi mỗi cờ vua, nên cũng thích cờ vua hehe.
 

sai rồi trong cờ vua thi đấu thì con vua ngoài việc chạy trối chết ra chẳng làm gì được nhiều cả, chẳng ai dùng con vua để tìm cách ăn quân đối phương cả, toàn vừa vào trận đã nhập thành thì đánh gì. Ngược lại cờ tướng con tướng có mang tính chiến thuật rất cao đặc biệt ở giai đoạn cờ tàn có thể xuất mặt tướng để hỗ trợ ăn tướng địch, đóng góp rất nhiều vào thắng bại ở giai đoạn tàn cục đấy.
Nói về con tốt,người chơi cờ tướng chẳng ai lại cắm đầu cắm cổ dí con tốt đến cuối bàn cờ làm gì cả, con tốt là để giữ bờ sông và đánh lúc tàn cuộc, tàn cuộc 1 tốt thắng 1 pháo, ở đây có nghĩa là quân cờ yếu nhất vẫn sẽ có lúc hữu dụng. Đó mới là nghệ thuật dùng người. Chứ ko phải cần nắm trong tay toàn những quân mạnh mới chiến thắng được. Cuộc sống là vậy
 

Hacker Is Real

Hãy like thay vì post thanks ❤❤❤!
Hay quá bác ơi