This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Hỏi/ Thắc mắc Mới cài win 10 sao chậm, giật/lag quá ạ?

Hamano Kaito

Moderator
Bạn cứ mở miệng ra là chuẩn này chuẩn nọ. Chứ có xài hết công năng của nó bao giờ chưa ? Có để ý đến cái cốt lỗi của người dùng chưa ?
Đâu phải ai cũng có tiền mua cái xịn. Cái tôi nói là ko phải cứ HDD là làm chậm OS, cái chính là do người dùng thôi
Tôi năm nay xài máy tính vài chục năm rồi, từ win xp đến win 10. Chậm là qua quá trình check update gây ra.
Quá trình bảo trì OS gây ra, quá trình kiểm tra tương thích gây ra,...........Rất nhiều tính năng thừa thãi mà Win thêm vào ngày càng nhiều
Làm cho OS ngày càng nặng nề. Chứ đừng có đỗ lỗi HDD, SSD chỉ hơn HDD ở khoảng đọc ghi thôi. Còn lại thua xa HDD. KO 1 ai dùng SSD làm ổ đĩa LƯU TRỮ hết cả chỉ dùng nó để cài WIn hoặc làm bộ đệm cache (nếu SSD xịn) thôi
SSD nào cũng vậy. Khi xài hết lượng cache đệm nó load như hạch. Với lại điểm hạn chế của SSD là ko được để ổ đỏ choét, nếu để đỏ choét thì lượng load cache chỉ còn dưới 50%. Cùi mít so với HDD nếu để đỏ choét vẫn load tốt chán
 

thecongqtm

Búa Gỗ
Các hệ thống lưu trữ dùng toàn bộ bằng ổ SSD rất đắt tiền, và SSD dùng cho hệ thống máy chủ nó lại là ở cái tầm khác so với SSD phổ thông bác nhé, hệ thống máy chủ của em dùng toàn bộ bằng SSD đây, giá mỗi ổ 1.6tb tầm 40tr/cái nhé
 

sugarkim


Junior Moderator
Thành viên BQT
NVMe
 

tigerbeer400

Rìu Bạc
tuỳ quan niệm thôi bạn, theo mình biết, về nguyên tắc, hầu hết cái gì khi xuất xưởng đều có tiêu chuẩn ký thuật. không tự nhiên mà 1 cộng đồng sài win 10 tư vấn nên sài ssd. Riêng bản thân mình, đi tong hai ổ HDD 500G 2,5 vì cái win 10, nói rõ chận update, xoá luôn các app store, ko cài phần mềm rác. chỉ cài cái thiết yếu đủ sài.
 

sugarkim


Junior Moderator
Thành viên BQT
Gửi những bạn nào nói chip củ đời 4 và hdd chạy win 10 không bằng win 7

Cấu hình máy mình I3 4150 RAM 8 HDD 500. Mình khẳng định máy mình hoạt động ok.
Phần cứng thì tùy vào tiền còn dùng ngon hay không người dùng quyết định phần chính.
Cùng với cấu hình của mình thì có bạn nói dùng không ok hay không được trong khi mình dùng vẫn ok. dùng Vnware hay dùng làm web local vẫn ok chả có vấn đề gỉ cả.
 

son38

Búa Gỗ Đôi
Có vài vấn đề bạn cần quan tâm:
1. Chất lượng ổ cứng: b đang dùng HDD hay SSD? Nếu đang sd HDD thì dễ bị 100% disk gây lag, nếu ổ bị BAD thì còn tệ hại nữa, cần nghiên cứu các script xử lý lỗi 100%disk này trên mạng có nhiều, có khả năng cải thiện. Hoặc dư giả tài chính thì sắm 1 con SSD 128GB tầm dưới 1tr sẽ giải quyết triệt để.
2. Đã cài đủ driver thiết yếu chưa?
3. Đã update windows chưa? Đối với windows 10 mình thấy trong quá trình cài đặt và update sẽ nhận tương đối đầy đủ driver. nên việc cài driver từ các nguồn khác là không cần thiết, thậm chí có thể gây xung đột.
Ngày trước mình dùng laptop i3 3110m/4GB/500gb HDD vẫn chạy win10 phà phà nên đừng bạn nào chê cấu hình đời 4 là cũ không đủ sức khỏe nhé Tuy nhiên mình đã từng gặp trường hợp cài win10 lên HDD bị fulldisk rất ức chế. Vậy mới nói b nào hên chưa gặp trường hợp này thì chưa biết vị nó mặn thế nào
 

Hamano Kaito

Moderator
Bạn đi so máy chủ với 1 người dùng cá nhân. Bạn thử bỏ tiền ra mua cái SSD đó về xài máy cá nhân coi nó có đau thận ko?
Mấy con SSD cá nhân chip nhớ của nó cùi ko thể tả ! Mà tả chỉ có tơi ra, ahahah
Chuẩn kép ! tùy vào mỗi hãng, sẽ cấu tạo ra chip nhớ khác nhau. Độ ổn định đọc ghi và độ bền khác nhau (lưu lượng cache cũng khác nhau)
Đồ điện thử cũng hên xuôi nữa bạn. Mình xài con HDD cùi mít mà vẫn chạy tốt, cho tới khi thay con SSD mới vào chỉ thấy khác bọt 1 tí ở chỗ khởi động nhanh, cài ứng dụng cũng nhanh (tạm chấp nhận) Nhưng
còn lại y chang như HDD (chắc do con SSD của mình cùi). Khi cài ứng dụng hoặc làm gì liên quan đến đoc/ghi nhiều là nó y chang như HDD giật tung chảo
-------------
Đối với những người dùng cá nhân thì chỉ dùng SSD là nơi lưu OS là chính. Vì nó giúp khởi động OS nhanh, nhưng nếu cho hết tất cả vào cùng 1 chỗ thì khi lưu lượng đọc/ghi đạt đến mức giới hạn bạn sẽ thấy nó rì rà hơn HDD nhiều
Chính vì vậy cho nên mới sinh ra 1 điều nữa là dùng HDD để lưu trữ database
 

Ikaros

Gà con
em cài Win10 trên con HDD, cài bằng USB boot Legacy MBR ạ, em có sẵn 1 con SSD 200GB rồi ạ. Không lẽ bây giờ cài lại Win10 trên SSD ạ? Khổ cái khi em gắn SSD rồi cắm USB boot thì BIOS không hiện boot USB mà chỉ hiện HDD hoặc SSD thôi ạ.
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Thật ra HDD và SSD nó chỉ khác biệt về tốc độ load khi mới khởi động windows thôi ( vấn đề khởi động win ai phủ nhận thì xem như là cổ hủ và cố chấp ) , sau vài phút thì HDD cũng như SSD nó làm việc nhau , vì lúc này các loại service và cache đã nạp đầy win ko còn load cùng lúc nhiều file
Bạn có thể dùng winnt setup để cài win vào SSD ngay trên cái win hiện tại , sau khi cài xong win vào SSD bạn vào winpe format cái win trên HDD
 

Ba0Dragon

Búa Đá
M i5 đời cũ vẫn xài w10 phà phà vài năm , nhưng jo về tạm lại w7 vẫn thấy nhẹ nhàng và mượt hơn, chứ ko phải lên w10 là ì ạch nặng nề
Đợi cuối năm mic cho ra bản 21h2 thì lên lại luôn
Vì thấy w10 dạo gần đây update hay lỗi vặt / và khoảng updat kiểu ép lên dù chưa bít bản mới thế nào
 

Tong Hong Son

Búa Gỗ
đây máy tui h81 g3250 ram8g không card chạy vèo vèo
 

Cyberdaika

Gà con
T cũng đang bị tình trạng này.. Ổ SSD có , HDD có. Cài trên cái nào cũng di chuột 1 lúc là sẽ bị giật chuột ngắt quãng như full disk. Thử 3 bản iso khác nhau các ver khác nhau đều bị =)) Test ổ thì cả 2 ổ read write đều bthg. Có duy nhất 1 bản iso bthg. Nhưng bản iso ấy cứ cập nhật đến bản cập nhật tháng 5-2021 thì lại bị lỗi kk cập nhật đc. mà phần mềm của t lại cần cập nhật mấy bản vá của microsoft =))
 

tigerbeer400

Rìu Bạc
=> bạn nói đúng chỗ load và nạp, nhưng khi bạn sử dụng các chương trình -> mình ko hiểu sao cứ 100% HDD.
Đã cố mọi cách và đã đi tong 2 hdd 500G, bực quá mới mua ssd. Giống thể loại load windows xong để đó không sao, mở chương trình thì 100% HDD, và đơ máy, lag lag, con chuột di chuyển như phim quay chậm
 

Tuc Vang

Rìu Sắt
Mình đang sử dụng con I5 đời 3, sử dụng win 10 thấy cũng vô tư mà. Quan trọng lúc đầu khi cài win thì cứ để máy update hết một lượt. Update đến không còn gì để update, khởi động lại máy tính đến lúc máy không bắt khởi động lại là xong. Sau khi ấy thì bắt đầu cài những phần mềm mình cần sử dụng vào và sử dụng thôi. Không nên mới cài win lại thì bắt đầu sử dụng ngay. Kể cả cho dù là HDD hay SDD đều thấy lag ít hay nhiều thôi. Cấu hình như máy bạn chủ thì dư sức chơi Win 10 mà. Vấn đề khi cài lại máy là bạn chịu khó mất thời gian chút, đừng quá gấp mà sử dụng máy ngay.
 

Hamano Kaito

Moderator
@tigerbeer400 | Load và nạp nó có cùng 1 nghĩa.
Khi sử dụng SSD để tải 1 ứng dụng. Tức là có đọc và ghi thì SSD tức nhiên sẽ tải nhanh hơn.
Trong Win nó có rất nhiều thành phần liên kết với nhau để sử dụng bộ đệm từ CPU, RAM, đặc biệt là ổ lưu trữ (HDD hoặc SSD)
VD: Khi bạn sử dụng 1 cấu hình máy có 8GB ram nó sẽ cho ra kết quả khác như sau nếu dùng SSD hoặc HDD (tại sao mình lấy 8GB ram, vì hiện giờ 8GB là trung bình rồi nhưng cũng chỉ là đủ xài thôi. Cho nên việc OS lấp lếm cache đệm từ ổ lưu trữ là điều hiển nhiên)
Như sau: 1 máy có 8GB ram nhưng có SSD đi kèm thì khi lưu lượng ram sử dụng vượt định mức. Lúc này Win sẽ lấy Ram ảo từ SSD để tải ứng dụng. Lúc này chính là lúc SSD làm đúng công năng của nó
Nhưng cũng chính cấu hình máy đó lại ko có SSD mà thay vào là HDD thì khi tải ram ảo từ HDD thì sẽ cho ra kết quả là Disk 100% (tải từ HDD sẽ chậm hơn nhiều)
Mọi việc sử dụng bộ nhớ vật lý lẫn bộ nhớ ảo (bộ nhớ vật lý từ ram và bộ nhớ ảo từ ổ đĩa lưu trữ). Nhanh chậm là do chính nó gây ra
Tải tác vụ thông qua bộ đệm ram sẽ nhanh hơn là qua SSD. Mà nếu bạn dùng SSD để tải ứng dụng nặng nhiều thì các chip nhớ cũng hao mòn ko kém dễ die hơn
-----
Chính vì điều này cho nên mới sinh ra 1 soft gọi là cache ram disk ! tức là lấy ram vật lý làm disk để lưu trữ cache để tránh sử dụng cho SSD hoặc cũng có thể là gia tốc cho việc sử dụng ứng dụng nhanh hơn
 

tigerbeer400

Rìu Bạc
Thanks bạn đã giải ngố, mà mình cũng sài ssd rồi, thây kệ nó cái ram ảo gì đó đi, miễn làm việc đc, kiếm ra tiền. Hư mua cái mới thôi. Chứ sài cái gì cũng phải hao mòn. Chỉ coi tổng chi phí kiếm được từ nó với số tiền mua nó là lời chán òi. Nói vui chứ, sài vk theo thời gian cung hao mòn nói chi ssd, hdd. hí hí
 

hnaht

Búa Đá
@Ikaros
Chào bạn.
Tình hình của bạn, theo cá nhân mình, thì xử lý theo cách này nhé:
- Bước 1: Bạn hãy backup lại toàn bộ dữ liệu quan trọng của bạn.
- Bước 2: Bạn hãy tải bản Windows 10 - 64 bit mà bạn muốn cài đặt.
- Bước 3: Bạn dùng phần mềm Rufus chẳng hạn để cài bản Windows - 64 bit vào USB với định dạng GPT-UEFI. Bước này ok nhé 😄.
- Bước 4: Sau khi cài đặt xong Windows 10 vào USB. Bạn boot vào BIOS rồi chuyển chế độ boot sang UEFI rồi save lại (máy bạn đời 4 thì 100% là hỗ trợ UEFI rồi 👍).
- Bước 5: Khởi động lại rồi boot vào USB vừa tạo được ở "Bước 3".
- Bước 6: Sau khi boot được vào bộ cài Windows rồi, đến bước chọn phân vùng để cài Windows ấy. Bạn xóa hết tất cả các phân vùng của SSD của bạn đi cho đến khi tất cả là "Unallocated". Rồi bạn kích chọn phân vùng "Unallocated" của SSD PNY của bạn, ấn next để cài Windows thôi. Chúc bạn thành công!


"Unallocated" như này này 😄
PS: Với cấu hình máy bạn thì chạy Windows 10 thoải mái nhé, không cần phải đắn đo. Thậm chí cài Windows 10 trên HDD cũng chẳng sao cả. Sử dụng Windows 10 bị lag hay không phụ thuộc rất nhiều vào người dùng, vậy nên sau khi cài Win xong bạn chỉ cần tinh chỉnh lại 1 chút là ok hết à. Chúc bạn thành công!
 
Sửa lần cuối:

MinhGiang

Rìu Vàng
Không thích update thì cài bản Enterprise LTSB 2019 ổn định nhất