This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Công cụ Internet [Hướng dẫn] Cài đặt phần mềm trên một mạng Lan của một công ty 3 tầng

VNZ-ROAD

NEXTVNZ
BƯỚC I: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH CHO SERVER

Do việc quản lý các hệ thống máy con có những điều rất phức tạp: Việc phân quyền sử dụng tài nguyên, chia sẻ dữ liệu, và quản lý tập trung đỏi hỏi phải có những phần mềm quản lý và một trong những phần mềm làm được điều này là Hệ điều hành(phần mềm hệ thống).

Hệ điều hành thông dùng cho Server là các hệ điều hành: Server 2003 , Window 2000 và hơn nữa là loại Server 2008. Trong tut này thì ta sử dụng hệ điều hành là windows server 2k3.

BƯỚC II: CÀI ĐẶT CÁC DỊCH VỤ MẠNG VÀ GIAO THỨC

1, CÀI ĐẶT DỊCH VỤ DHCP.

1.1. Cài đặt dich vụ DHCP cho máy phục vụ

a,Cài đặt

Các máy khách sẽ nhận địa chỉ IP một cách tự động từ dịch vụ cấp phát địa chỉ IP động DHCP. Dịch vụ này được cài đặt trên máy chủ như sau:





+ Bước 1: startà settingàcontrol pannel. Double click vào add/remove program àchọn tab add/remove windows components và đợi trong giây lát một bảng danh sách xuất hiện.





+ Bước 2: Hộp thoại NETWORK SERVER xuất hiện.

Đưa hộp sáng đến mục Network Server và nhấn nút Detail để làm xuất hiện cửa sổ Network Server.





+ Bước 3: Trong cửa sổ Network Server đánh dấu chọn mục Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP) và nhấn OK.





Bước 4: Trở lại hộp thoại Network Server chọn Next để tiếp tục.





+ Bước 5: Windows sẽ cấu hình và cài đặt các thành phần của dịch vụ DHC. Trong quá trình cài đặt Windows đòi hỏi phải Insert đĩa CD Windows Server 2003.





+ Bước 6: Đến khi hộp thoại Completing the Windows Components Wizard, chọn Finish để hoàn tất.



b. Cấu hình DHCP

+ Bước 1: Từ menu Start/ Administrator tool / DHCP. Cửa sổ DHCP xuất hiện.





+ Bước 2: Trong cửa sổ DHCP. Chọn menu Action / New Scope.

Hộp thoại New Scope Wizard xuất hiện chọn Next để tiếp tục.



+ Bước 4: Hộp thoại Scope Name xuất hiệ, nhập tên và chú thích cho Scope sau đó chọn Next.



+ Bước 5: Hộp thoại IP Address Range xuất hiện. Nhập địa chỉ bắt đầu và địa chỉ kết thúc cho dãy địa chỉ cấp phát, đồng thời nhập địa chỉ Sup netMask rồi chọn Next để sang bước tiếp theo..



+ Bước 6: Hộp thoại Add Exculusions dùng để xác định dãy địa chỉ cần loại bỏ ra khỏi danh sách địa chỉ cấp phát của bước 5.



+ Bước 7: Trong hộp thoại Lease Duration, cho biết thời gian mà các máy Client có thể sử dụng các địa chỉ IP này. Mặc định thời ở đây là 8 ngày. Chọn Next để tiếo tục.



+ Bước 8: Hộp thoại Configure DHCP Option xuất hiện. Ta có thể chọn Yes, I want to configure these option now (để thiết lập them các cấu hình tuỳ chọn khác), hoặc chọn No, will configure these options later (để hoàn tất việc cấu hình cho scope ). Chọn No, I will configure these options later, nhấn Next để tiếp tục.



+ Bước 9: Trong hộp thoại Activate scope hỏi ta có muốn kích hoạt Scope này không. Vì Scope chỉ có thể cấp phát địa chỉ khi được kích hoạt, chọn Yes, I want to activate this scope now. Nhấn Next để tiếp tục.



+ Bước 10: Hộp thoại Completing the New Scope Wizard thông báo việc thiết lập cấu hình cho Scope đã hoàn tất, nhấn Finish để kết thúc.





2.Cài đặt Domain Controller trên Windows Server 2003

+ Bước 1: Từ menu Start à Run nhập vào hộp thoại là DCPROMO rồi nhấn OK





+ Bước 2: Hộp thoại Active Directory install Wizad xuất hiện, chọn Next chuyển đến hộp thoại tiếp theo.





+ Bước 3: Trong hộp thoại Domain Controller Type, chọn Domain Controller for a new domain để tạo domain mới. Nếu muốn thêm domain khác đã có thì ta chọn Additon domain controller for an existing domain.





Ta chọn Domain controller for a new domain rồi nhấn Next.

Bước 4: Create New domain:

Domain in a new forest : Tạo một miền mới trong rừng mới Child Domain in an existing Domain tree: Tạo một miền con trong cây đã có.





Domain tree in existing forest : Tạo một cây mới trong rừng mới. Ta chọn Domain in a new forest nhấn Next chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 5: Hộp thoại New Domain Name, đặt tên của domain trong trường Full DNS name for new domain và chọn Next .

Bước 6: Hộp thoại NextBios Domain Name.

Mặc định là trùng với tên Domain, để tiếp tục chọn Next





Bước 7: Hộp thoại Database end Log Folders, cho phép chỉ định vị trí lưu trữ Database và các tập tin Log.

Chọn vị trí cần lưu bằng cách nhấn nút Browse….., Nhấn Next để tiếp tục..





Bước 8: Hộp thoại Share System Volume chỉ định vị trí thư mục SYSVOL (thư mục này phải nằm trên Parition có định dạng là NTFS). nếu muốn thay đổi thì nhấn Nút Browse.. , Nhấn Next để tiếp tục.



Bước 9: Hộp thoại Configure DNS chọn YES, I will config the DNS Client (Nếu muốn cấu hìn cho DNS ), No Just install and configure DNS on this computer (Nếu muốn cấu hình DNS sau này ). Ta chọn NO, Just install and Computer configure DNS on this computer, sau đó nhấn Next để tiếp tục việc cài đặt.





Bước 10: Hộp thoại Permission.

Permisssion compatible with pre- Windows 2000 Server opertion system: Nếu hệ thống là các phiên bản trước 2000 Server.

Permission compatible only with Windows Server 2000 or Windows Server 2003 Operating system: Nếu hệ thống là Windows Server 2000 hay Server 2003 trường hợp này ta chọn permission compatible only with Windows 2000 hay Windows 2003 Operating syste, Nhấn Next để tiếp tục.





Bước 11: Hộp thoại Directory Services Restore Mode Administrator PassWord:





Xác định mật khẩu dùng trong trường hợp vào chế độ Directory Services Restore Mode. Nhấn Next để tiếp tục.

Bước 12: Hộp thoại Sumary.

Hộp thoại này hiển thị các thông tin đã chọn ở các bước trước. Nhấn Next để tiếp tục.





Bước 13: Hộp thoại Active Directory Install Wizad. Quá trình cài đặt được thực hiện.





Bước 14: Hộp thoại Completing the Active Directory Installtion Wizad xuất hiện khi quá trình cài đặt hoàn tất. Nhấn Finish.





Trong mô hình công ty nay thì do lắp đặt mô hình mạng Client/ Server nên có một hệ thống máy chủ sẽ quản lý tất cả các tài nguyên hệ thống và chịu trách nhiệm phân chia quyền sử dụng tài nguyên hệ thống cho các máy con. Mỗi máy con sau khi được hệ thống máy chủ phân quyền sử dụng tài nguyên thì có : Username và Passwword để đăng nhập hệ thống, việc phân quyền này giúp tăng thêm tính năng bảo mật cho hệ thống cơ sở dữ liệu cho công ty hơn.

Ngoài ra việc phân chia quyền sử dụng thông tin hệ thống sẽ giúp người quản trị hệ thống có thể quản người sử dụng dễ dàng hơn nhiều..

Phan Thắng
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

kedachet

Búa Gỗ
ad ơi cho hỏi
ip đc cấp từ server vậy mình phải tắt dhcp của modem chứ hả.
thường trong tủ Cr@ck của server có đến 2 3 cái switch, thế ko có switch có cấu hính đc server ko.
chán thật, lúc cần hỏi lại quên câu hỏi
 

caduoicakho

Rìu Sắt
Phan Thắng

Sửa lần cuối bởi điều hành viên: 1/10/17
Cám ơn tinh thần chia sẻ của bạn, tuy nhiên với những nội dung trên mình xin góp ý như sau:
Chia nội dung thành các phần rõ ràng, có đại ý tiêu đề phân cách các nội dung để người đọc dễ tiếp nhận. Việc sử dụng cùng 1 font, 1 cỡ chữ cho bài viết dài rõ ràng là một cực hình cho người tiếp nhận những thông tin như trên
Host up ảnh hiện nay cũng rất nhiều và đa dạng, thậm chí app lightshot còn hỗ trợ upload link cho người sử dụng, bạn có thể tham khảo tại đây
Cuối cùng, nếu là hit and run, vui lòng bỏ qua cmt này của mình =]
 

caduoicakho

Rìu Sắt
Với câu hỏi bạn đưa ra, mình tạm giả định mô hình sẽ như sau
ISP <=====> Modem <=====> Switch (3 switch)<=====> Server
ip đc cấp từ server vậy mình phải tắt dhcp của modem chứ hả
Mặc định DHCP trên modem (hay router) được bật. Có nhiều cách cấu hình server trong trường hợp này như sau:
  • Cấu hình server mà không phát DHCP, việc phát DHCP vẫn để cho modem phát. Lưu ý việc đặt Default Gateway với các dịch vụ chạy trên Server
  • Cấu hình server chạy một lớp mạng khác với DHCP modem cấp, sau đó sử dụng các kĩ thuât như Routing and Remote Access (RRAS), NAT inbound, NAT outbound, VLAN, Routing Protocol (RIP, OSPF..) để thực hiện.
  • Tắt DHCP trên modem, Server sẽ chịu trách nhiệm cấp phát và quản trị IP và các cấu hình khác
thường trong tủ -censor- của server có đến 2 3 cái switch, thế ko có switch có cấu hính đc server ko.
Server có hay không có Switch vẫn cấu hình bình thường, kể cả không có Internet.
Chức năng cơ bản của Switch là chuyển tiếp dữ liệu (gói tin) đi từ máy này sang máy khác (Source to Destination), khi có nhu cầu kết nối từ 2 thiết bị trở lên, ta nên dùng Switch.

Vài thông tin hi vọng sẽ hữu ích với bạn.