Mình xin chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc build một hệ thống máy tính để bàn.
Đối với việc xây dựng một hệ thống để làm sao có thể vừa phù hợp với giá tiền và đạt được hiệu năng tốt nhất tưởng dễ mà khó. Đồng thời, mình cũng nhận tư vấn lúc rảnh cho các bạn muốn build case.
Theo quan điểm của mình thì mình sẽ build hệ thống máy tính dựa trên 2 yếu tố là
số tiền mình đang có và
nhu cầu sử dụng.
Bài của mình sẽ hơi dài nên bạn nào có thời gian hãy đọc và tham khảo nhé.
Mình xin giới thiệu qua, máy tính bao gồm các thành phần cơ bản như: Mainboard, Chíp xử lý (CPU), Ram, Ổ cứng (HDD), vỏ case, Nguồn, Card màn hình(VGA), bàn phím, chuột và màn hình. Và đây cũng là thứ tự chọn linh kiện của mình.
Theo quan điểm của mình thì đối với những bạn không có nhiều tiền mà muốn dùng một hệ thống cấu hình khá thì nên chọn những linh kiện đã qua sử dụng vài tháng và vẫn còn bảo hành. Đó là một sự lựa chọn không tồi chút nào.
Trước khi đi vào chi tiết thì bạn nên tham khảo giá của các loại linh kiện có ở một cửa hàng nào đó, để biết được khoảng giá cả để có thể phù hợp với nhu cầu của mình. Mình sẽ nêu chi tiết các thông số để từ đó các bạn sẽ tự có được cái nhìn tổng quan về cả bộ máy tính và sẽ tự đưa ra được thứ mà mình cần.
1. Mainboard :
Mainboard giống như một
nền tảng để tất cả các thiết bị khác có thể kết nối với nhau để làm việc. Các thiết bị khác như
CPU,
Ram,
VGA sẽ cắm trên
Mainboard. Để có thể lựa chọn được mainboard, trước tiên ta cần biết một số mã của Chipset trên mainboard đó (chipset có nhiệm vụ liên kết xử lý của các thiết bị CPU , Ram ,VGA….Các chipset đời sau sẽ nhanh hơn các chipset đời trước. Ví dụ : Z370 > B75 > H81 > H61.
Việc lựa chọn Main còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nó sẽ hỗ trợ CPU nào, Ram thế hệ nào,...
Ví dụ : Main Z370 sẽ hỗ trợ chíp Intel® Socket LGA1151 thế hệ thứ 8 (mã Coffee Lake), main B75 sẽ hỗ trợ Intel® Socket LGA1151 thế hệ thứ 3. Tùy vào nhu cầu của bạn mà sẽ lựa chọn được main hỗ trợ chíp nào. (lưu ý chíp thế hệ thứ 8 không thể cắm trên các main đời cũ, nhưng một số Main sau khi Mod BIOS sẽ có thể cắm được).
Main thường hỗ trợ ít nhất 2 khe cắm Ram, để có thể tiếp tục lựa chọn ta sẽ xem xét tiếp về số khe cắm Ram và đời Ram mà Main hỗ trợ. Ví dụ : Main Z370 Gaming M5 sẽ hỗ trợ DDR4 bus ram từ 2133 Mhz đến 4000 Mhz(cái này cho OC) với 4 khe cắm Ram. Nếu dư giả bạn có thể chọn main nhiều khe cắm Ram để có thể tiện cho việc nâng cấp về sau. Mình nói thêm một chút về bus Ram : bus Ram cao hay thấp thì từ Main hỗ trợ nhưng còn phải kèm với chíp CPU có hỗ trợ bus Ram đó hay không, ví dụ nếu cắm chíp Core i3 8100 thì nó chỉ hỗ trợ bus Ram 2400, mặc dù bạn có mua một thanh bus cao hơn là 2666 về cắm. Main có hỗ trợ bus 2666 nhưng do chíp không hỗ trợ nên nó sẽ chạy bus 2400. Các đời ram cũ hơn như DDR3, DDR2 thì xung thấp hơn và chậm hơn.
Tiếp ta sẽ quan tâm đến số lượng khe cắm cổng PCI Ex : cổng này sẽ dùng để cắm VGA hoặc các thiết bị khác. Thường các Main hiện nay đều sẽ hỗ trợ ít nhất 1 cổng PCI Ex. Đối với những bạn nhu cầu không cao thì mình sẽ không cần quan tâm đến số lượng cổng cắm này.
Tiếp theo ta sẽ quan tâm đến số cổng xuất ra màn hình mà Main hỗ trợ, sẽ có Main chỉ hỗ trợ cổng VGA (màu xanh dương) trên main, có main hỗ trợ cả VGA , HDMI, DP,DVI,...Thì mình sẽ quan tâm đến màn hình mà mình sẽ mua để có thể chọn được main vừa ý.
Tiếp nữa thì ta quan tâm đến số cổng HDD có thể cắm trên main, số cổng usb main hỗ trợ, cổng usb đó loại gì usb 2.0, 3.0 hay 3.1; số chân cắm nguồn (đa số bây giờ là nguồn 24 pin), số chân cắm nguồn phụ, số cổng MSata,...
Cuối cùng là kích thước của Main phải phù hợp với vỏ case mà mình định mua.
2. CPU (Chíp xử lý)
CPU được ví như bộ não của máy tính, nó xử lý tất cả các lệnh, tác vụ của máy tính. CPU bây giờ tương đối mạnh nên việc lựa chọn cũng rất dễ dàng. CPU Intel có các dòng như
Celeron, Core i,... với các mã như
Sandy Bridge, Ivy Bridge, Haswell, Broadwell, Skylake, Kabylake, Coffelake. Việc lựa chọn CPU tùy thuộc vào nhu cầu của mình mà bạn sẽ chọn Celeron hay Core i . Với những bạn cần case đọc báo, tác vụ bình thường thì Celeron là đủ, đối với các bạn chơi game thì nhiều chíp Celeron cũng đủ đáp ứng với điều kiện có card màn hình mạnh, đối với các bạn dư giả tiền và có nhu cầu render thì core i trở lên là sự lựa chọn hợp lý, ngoài ra còn có nhiều dòng chíp khác để có thể lựa chọn.
3. Ram
Việc lựa chọn Ram cũng rất quan trọng, đầu tiên ta phải kể đến dung lượng của Ram mà mình cần. Theo mình thì bây giờ dung lượng ram nên tối thiểu 4G, lựa chọn ram3 hay ram4 , tốc độ bus bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào main và chíp hỗ trợ.
Mình nói thêm 1 chút về Dual Chanel, khi máy bạn có 2 khe cắm ram trở lên và có hỗ trợ Dual Chanel thì bạn nên mua 2 thanh ram cùng bus ( cùng hãng cũng được, không cùng hãng cũng không sao) thì máy sẽ chạy ở chế độ Dual Chanel sẽ nhanh hơn.
4. HDD (Ổ cứng)
Ổ cứng là nơi lưu trữ data và chạy hệ điều hành, theo mình thì nên dùng 1 ổ cứng ssd 120G hoặc 240G để cài đặt phần mềm và windows lên ổ ssd đó. Sau đó mình sẽ dùng thêm 1 ổ HDD thường để lưu trữ data. Ưu điểm của ssd là tốc độ nhanh, giá thành cũng khá rẻ , nhược điểm là khi bị hỏng thì không thể cứu được data như HDD bình thường. HDD thì dung lượng cao hơn, giá thành rẻ hơn nhưng tốc độ truy xuất chậm hơn, tuy nhiên khi ổ cứng bị bad thì vẫn có thể cứu được dữ liệu bằng các phần mềm chuyên dụng.
Và cũng có một số loại ổ cứng optane dung lượng nhỏ để tăng tốc độ mở ứng dụng, khi mà những ứng dụng thường xuyên mở sẽ được lưu vào trong ổ ssd optane đó.
5. Vỏ case
Vỏ case là nơi các thiết bị sẽ được lắp , theo mình thì nên chọn vỏ case chắc chắn, nếu có nhiều hệ thống thông gió càng tốt. Case lúc lắp đặt phải gọn gàng và thoáng mát, có thêm các hệ thống quạt led, vỏ mica càng tốt. Chi phí cho vỏ case nên từ 300k trở lên.
6. Nguồn
Nguồn là một phần rất quan trọng của hệ thống máy tính. Máy tính có hoạt động ổn định hay không là nhờ PSU. Có nhiều trang web để tính toán công suất cho hệ thống của bạn :
Trang tính công suất
bạn có thể tham khảo, mình sẽ chọn PSU công suất cao hơn 1 chút.
Khi chọn PSU thì nhớ để ý xem nó có bao nhiêu chân cắm nguồn sata, bao nhiêu chân 6pin 8 pin, … Càng nhiều thì chứng tỏ PSU đó càng mạnh.
Nên chọn các loại nguồn chính hãng và có uy tín.
7. VGA card màn hình
Đây là phần không thể thiếu đối với một Game thủ và các bạn Đồ họa. Để chọn card màn hình thì đầu tiên bạn để ý đến Mã loại card đó, các mã card về sau càng cải tiến và mạnh mẽ hơn : GTX, RTX,... Tiếp đó bạn để ý đến số bit mà VGA đó hỗ trợ. Các VGA giá rẻ thì thường hỗ trợ 64bit, 128bit, các loại VGA cao cấp hỗ trợ 256bit trở lên. Cái này gọi là Max Bandwidth, càng nhiều bit thì băng thông xử lý càng cao và đỡ bị nghẽn cổ chai gây ra hiện tượng giật lag đối với game nặng.
Theo mình thì các bạn nên chọn từ 128bit trở lên.
8. Màn hình Monitor
Tùy theo điều kiện và công việc mà bạn có thể chọn màn hình thích hợp. Chọn màn hình đầu tiên là để ý đến độ phân giải của màn hình. Có nhiều độ phân giải : 1024x768, 1366x768, 1600x900, 1920x1080,...Tiếp đến bạn để ý xem màn hình đó có những cổng ra nào VGA hay HDMI hay DVI, DP,... Sau đó là bạn để ý đến hình dáng và giá cả. Các màn hình full viền IPS đắt hơn màn bình thường.
9. Hệ thống tản nhiệt
Với các nhu cầu thông thường thì mình sẽ dùng tản nhiệt gió. Đối với các hệ thống chơi game nặng hoặc thích đẹp đẽ thì tản nhiệt nước là sự lựa chọn không tồi. Tản nhiệt nước tốt hơn tản nhiệt khi vì nó tản nhiệt nhanh hơn nhiều và trông rất đẹp.
Với vỏ case có hỗ trợ quạt thì ta có thể mua thêm hệ thống quạt led để case mát hơn và thẩm mỹ hơn
.
10. Bàn phím chuột
Đối với các bạn dùng văn phòng hay không có nhu cầu thì chỉ cần mua bộ phím chuột 200k trở lên là ổn. Đối với các bạn có điều kiện có thể dùng bàn phím cơ.
Trên đây là những chia sẻ của mình, và đừng quên vệ sinh máy tính thường xuyên nhé ^_^