Vào Năm 1922, trong chuyến đi thuyết trình và nghỉ chân tại Imperial Hotel (Tokyo). Khi người hầu bàn đưa tin Einstein trúng giải Nobel cho ông, để tỏ lòng cám ơn, ông muốn cho người hầu bàn tiền “pourboire”. Nhưng khi ông mở ví lấy tiền, ông nhận ra ông không có tiền trong ví. Kẹt quá ông liền viết hai câu tiếng Đức vào hai mảnh giấy. Mảnh giấy thứ nhất ghi: “A calm and modest life brings more happiness than the constant pursuit of success combined with constant restlessness.”
(Cuộc sống tĩnh lặng và khiêm nhường mang lại nhiều niềm vui hơn việc mưu cầu thành công nhưng luôn thường trực lo âu.)
Trên mảnh giấy thứ hai, ông viết: “Where there’s a will, there’s a way.”(Có chí thì nên, còn cố gắng thì còn có cách.)
Sau khi đưa hai câu trên cho người hầu bàn, ông nói: “Nếu bạn may mắn, hai câu này sẽ có giá trị nhiều hơn tiền pourboire cho bạn.”
Như chúng ta đã biết Einstein là một khoa học lừng danh trong lịch sử nhân loại. Ông là cha đẻ của Thuyết Tương Đối và nhiều thuyết khác. Quan niệm hạnh phúc trong câu viết của ông có vẻ hơi trái ngược với cuộc sống của ông. Suốt đời ông theo đuổi nghiên cứu khoa học (không biết ông có luôn thường trực lo âu hay không) và quan niệm đó chỉ có tính cách tương đối (tùy theo nhân sinh quan mỗi người), tương đối còn hơn Thuyết Tương Đối của ông.
Nhưng không ai, (đặc biệt người hầu bàn nhận mảnh giấy của ông) ngờ rằng thuyết tương đối về hạnh phúc đó đã thành sự thật. Vào cuối năm 2017, mảnh giấy đó đã được bán đấu giá, và người bán đã thâu về $1, 560,000 US Dollars.
Và đây là 2 mảnh giấy trị giá trên 1 triệu rưỡu US Dollars
(Cuộc sống tĩnh lặng và khiêm nhường mang lại nhiều niềm vui hơn việc mưu cầu thành công nhưng luôn thường trực lo âu.)
Trên mảnh giấy thứ hai, ông viết: “Where there’s a will, there’s a way.”(Có chí thì nên, còn cố gắng thì còn có cách.)
Sau khi đưa hai câu trên cho người hầu bàn, ông nói: “Nếu bạn may mắn, hai câu này sẽ có giá trị nhiều hơn tiền pourboire cho bạn.”
Như chúng ta đã biết Einstein là một khoa học lừng danh trong lịch sử nhân loại. Ông là cha đẻ của Thuyết Tương Đối và nhiều thuyết khác. Quan niệm hạnh phúc trong câu viết của ông có vẻ hơi trái ngược với cuộc sống của ông. Suốt đời ông theo đuổi nghiên cứu khoa học (không biết ông có luôn thường trực lo âu hay không) và quan niệm đó chỉ có tính cách tương đối (tùy theo nhân sinh quan mỗi người), tương đối còn hơn Thuyết Tương Đối của ông.
Nhưng không ai, (đặc biệt người hầu bàn nhận mảnh giấy của ông) ngờ rằng thuyết tương đối về hạnh phúc đó đã thành sự thật. Vào cuối năm 2017, mảnh giấy đó đã được bán đấu giá, và người bán đã thâu về $1, 560,000 US Dollars.
Và đây là 2 mảnh giấy trị giá trên 1 triệu rưỡu US Dollars
Sửa lần cuối: