Cloud
Administrator
Truyền thông đưa tin Facebook đang thử nghiệm thay đổi lớn, chuyển những bài đăng không thuộc diện quảng cáo ra khỏi bảng tin. Động thái có thể là thảm họa đối với các hãng tin vốn phụ thuộc vào nền tảng để tiếp cận độc giả. Hệ thống mới được triển khai tại 6 nước, bao gồm Sri Lanka, Bolivia, Slovakia, Serbia, Guatemala và Cambodia. Bài viết được đưa vào bảng tin thứ cấp, để không gian chính cho nội dung gốc từ bạn bè và quảng cáo.
Thay đổi về lượng tương tác đối với 60 trang (page) lớn nhất Slovakia ngay sau khi Facebook áp dụng thay đổi.
Thay đổi khiến tỷ lệ tương tác giữa người dùng với các trang (page) tuột dốc không phanh, từ 60% đến 80%. Nếu áp dụng rộng rãi hơn, nó sẽ hủy diệt nhiều hãng tin lớn nhỏ có lưu lượng truy cập lệ thuộc vào mạng xã hội. Theo Filip Struhárik, nhà báo của tờ Dennik N (Slovakia), nó làm giảm tương tác nói chung trên bức tranh báo chí cả nước. “Các trang chứng kiến mức giảm mạnh về lượng tiếp cận tự nhiên. Tỷ lệ tiếp cận của vài trang Facebook vào ngày thứ Năm (19/10) và thứ Sáu (20/10) giảm đi 2/3 so với các ngày trước đó”.
Theo dịch vụ phân tích CrowdTangle do Facebook sở hữu, chỉ sau một đêm, từ thứ Tư (18/10) đến thứ Năm, rất nhiều trong số 60 trang Facebook lớn nhất tại Slovakia đã mất 2/3 đến 3/4 lượng tiếp cận. Với các trang lớn hơn, họ có nhiều cách thức khác nhau để tương tác với người đọc nên không ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng, song nó lại là câu chuyện khác với những người còn lại.
Trong một tuyên bố, Facebook khẳng định luôn nỗ lực để kết nối mọi người với các nội dung họ thấy có ý nghĩa nhất. “Mọi người nói muốn có cách tốt hơn để xem bài đăng từ bạn bè và gia đình, vì vậy chúng tôi thử nghiệm hai bảng tin khác nhau, một phục vụ như không gian dành riêng cho bạn bè gia đình, một dành cho bài đăng từ các trang”.
Đáng chú ý là thay đổi dường như không tác động đến các bài đăng trả tiền: chúng vẫn xuất hiện trên bảng tin như thường lệ. Song nó cũng ảnh hưởng tới cái gọi là nội dung “gốc”, chẳng hạn video, nếu được đăng bởi một trang và không chia sẻ qua quảng cáo trả tiền.
Matti Littunen, nhà nghiên cứu cao cấp của hãng phân tích Enders Analysis, cho rằng động thái hoàn toàn mang phong cách cổ điển của Facebook: ban đầu cho rất nhiều tương tác đến cho một loại nội dung, sau đó họ phải trả tiền để đạt lượng tiếp cận mong muốn và cuối cùng là chúng chỉ xuất hiện trên bảng tin của người dùng nếu trả tiền.
Theo ông, nhiều hãng tin cao cấp sớm đã nhận biết được chiêu bài này và do đó tìm cách giảm phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội. Tuy nhiên, những hãng truyền thông mới lại tận dụng nền tảng để mang về lưu lượng và doanh thu và do đó bị tổn thương trước các thay đổi. Ông nhận định trong tương lai, kế sách của Facebook sẽ lặp lại bằng việc lượt tiếp cận trả tiền thay thế lượng tiếp cận tự nhiên.
Đối với Struhárik, anh chỉ còn lại một hi vọng cuối, đó là thử nghiệm không thành công. “Bảng tin mà không có tin tức, chỉ có bạn bè và nội dung trả tiền. Mọi người sẽ thấy bạn bè của họ nhàm chán như thế nào”. Trong tuyên bố thứ hai phát đi, Facebook bổ sung “chưa có kế hoạch triển khai trên toàn cầu”.
Thay đổi về lượng tương tác đối với 60 trang (page) lớn nhất Slovakia ngay sau khi Facebook áp dụng thay đổi.
Thay đổi khiến tỷ lệ tương tác giữa người dùng với các trang (page) tuột dốc không phanh, từ 60% đến 80%. Nếu áp dụng rộng rãi hơn, nó sẽ hủy diệt nhiều hãng tin lớn nhỏ có lưu lượng truy cập lệ thuộc vào mạng xã hội. Theo Filip Struhárik, nhà báo của tờ Dennik N (Slovakia), nó làm giảm tương tác nói chung trên bức tranh báo chí cả nước. “Các trang chứng kiến mức giảm mạnh về lượng tiếp cận tự nhiên. Tỷ lệ tiếp cận của vài trang Facebook vào ngày thứ Năm (19/10) và thứ Sáu (20/10) giảm đi 2/3 so với các ngày trước đó”.
Theo dịch vụ phân tích CrowdTangle do Facebook sở hữu, chỉ sau một đêm, từ thứ Tư (18/10) đến thứ Năm, rất nhiều trong số 60 trang Facebook lớn nhất tại Slovakia đã mất 2/3 đến 3/4 lượng tiếp cận. Với các trang lớn hơn, họ có nhiều cách thức khác nhau để tương tác với người đọc nên không ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng, song nó lại là câu chuyện khác với những người còn lại.
Trong một tuyên bố, Facebook khẳng định luôn nỗ lực để kết nối mọi người với các nội dung họ thấy có ý nghĩa nhất. “Mọi người nói muốn có cách tốt hơn để xem bài đăng từ bạn bè và gia đình, vì vậy chúng tôi thử nghiệm hai bảng tin khác nhau, một phục vụ như không gian dành riêng cho bạn bè gia đình, một dành cho bài đăng từ các trang”.
Đáng chú ý là thay đổi dường như không tác động đến các bài đăng trả tiền: chúng vẫn xuất hiện trên bảng tin như thường lệ. Song nó cũng ảnh hưởng tới cái gọi là nội dung “gốc”, chẳng hạn video, nếu được đăng bởi một trang và không chia sẻ qua quảng cáo trả tiền.
Matti Littunen, nhà nghiên cứu cao cấp của hãng phân tích Enders Analysis, cho rằng động thái hoàn toàn mang phong cách cổ điển của Facebook: ban đầu cho rất nhiều tương tác đến cho một loại nội dung, sau đó họ phải trả tiền để đạt lượng tiếp cận mong muốn và cuối cùng là chúng chỉ xuất hiện trên bảng tin của người dùng nếu trả tiền.
Theo ông, nhiều hãng tin cao cấp sớm đã nhận biết được chiêu bài này và do đó tìm cách giảm phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội. Tuy nhiên, những hãng truyền thông mới lại tận dụng nền tảng để mang về lưu lượng và doanh thu và do đó bị tổn thương trước các thay đổi. Ông nhận định trong tương lai, kế sách của Facebook sẽ lặp lại bằng việc lượt tiếp cận trả tiền thay thế lượng tiếp cận tự nhiên.
Đối với Struhárik, anh chỉ còn lại một hi vọng cuối, đó là thử nghiệm không thành công. “Bảng tin mà không có tin tức, chỉ có bạn bè và nội dung trả tiền. Mọi người sẽ thấy bạn bè của họ nhàm chán như thế nào”. Trong tuyên bố thứ hai phát đi, Facebook bổ sung “chưa có kế hoạch triển khai trên toàn cầu”.