This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

"Đôi Giày Xanh" trên đỉnh Everest năm 1996. Câu chuyện ám ảnh đến tận bây giờ với các nhà leo núi.

VNZ-ROAD

NEXTVNZ

"Đôi Giày Xanh", người đàn ông đã bỏ mạng trên đỉnh Everest năm 1996. Thi thể của anh vẫn còn nguyên vẹn đến tận ngày hôm nay.

____________________

Link Reddit: https://redd.it/1cfp5b

____________________

u/[deleted] (704 points)

Tấm ảnh này được chụp trước năm 2006. Vì vào năm 2006, có một nhà leo núi người Anh tên là David Sharp cũng đã bỏ mạng, và anh nằm cạnh "Đôi Giày Xanh" này, thi thể được cho là của nhà leo núi người Ấn Độ Twewang Paljor (dù chưa được chính thức xác nhận). Cái chết của Sharp đã tạo nên một làn sóng phẫn nộ khi mọi người được biết rằng đã có nhiều nhà leo núi khác thấy anh, nhưng họ phớt lờ anh và tiếp tục leo lên đỉnh.

____________________

u/chasehochs (1.1k points)

Nếu các bạn tò mò, thì có hơn 100 người đang ngủ yên trên đỉnh Everest đó: https://www.altereddimensions.net/…/dead-bodies-on-mount-ev…

>u/Brandon_Kelly (1.1k points)

"Đây là câu chuyện về cô Francys Arseniev, một nhà leo núi nữ người Mỹ. Cô đã gặp tai nạn và rơi mất khi đang trèo xuống từ đỉnh núi cùng một nhóm thám hiểm (có cả chồng của cô). Khi tiếp đất, cô đã chờ đợi được giúp đỡ bởi những nhà leo núi khác trong vô vọng, và không một ai cứu lấy cô. Về đoàn thám hiểm trên, khi đang trèo xuống một sườn núi dốc, chồng Francys mới nhận ra vợ mình đã mất tích. Anh biết chắc rằng nếu đi tìm vợ, anh sẽ không đủ oxy để quay lại lều trạm, nhưng anh vẫn quyết tâm đi tìm Francys. Trong nỗ lực trèo xuống và cứu lấy người vợ đang hấp hối của mình, anh đã trượt té và tử vong. Còn cô Francys, mặc dù sau đó có hai nhà leo núi tiếp cận được cô, nhưng biết việc đưa cô ra khỏi đó là bất khả thi, hai nhà leo núi này đã an ủi cô lần cuối, trước khi bỏ cô lại yên nghỉ trên quả núi lạnh lẽo này. Tám năm sau, vì cảm thấy hối hận, hai người họ đã quyết định quay lại đỉnh núi Everest, tìm và "chôn cất" Francys tử tế hơn, che phủ thi thể của cô bằng một lá cờ Mỹ (và họ đã làm được). Sau này mọi người mới biết rằng Francys Arseniev là phụ nữ người Mỹ đầu tiên chinh phục được đỉnh Everest mà không cần dùng đến bình oxy hỗ trợ."

Đây là một trong những cái chết ấn tượng, và đau lòng nhất mình từng đọc.

>u/WillAteUrFace (111 points)

Trời ơi.... Cơ thể thì bắt đầu đóng băng, bản thân thì kiệt sức. Kêu cứu thì không ai giúp, mọi người leo ngang đều phớt lờ, và bị bỏ mặc cho chết dần vì lạnh. Tui đã tìm được một cái chết kinh khủng phù hợp nhất với danh sách nỗi sợ chết của tui rồi.

____________________

u/LauraEvangeline (473 points)

Mình từng đọc một bài viết dân tộc học về việc chinh phục đỉnh Everest và biết được, các nhà leo núi đôi khi sẽ dùng những cái xác đi trước làm "cột mốc", giúp xác định phương hướng, kiểu như "giờ thì rẽ trái chỗ ông người Thụy Điển kia kìa, nếu đi một đoạn mà thấy "Đôi Giày Xanh" thì dừng lại nha, mình đi lố rồi á".

Edit: mình sửa lại lỗi chính tả rồi nhe. À, nếu ai quan tâm bài viết mình đọc, thì nó là sách "Life and Death on Mount Everest" (Cuộc sống và Cái chết trên đỉnh Everest) của Sherry Ortner nha. Nó thuộc lĩnh vực "dân tộc học" (nôm na là tiểu sử về một văn hóa), nghiên cứu người dân tộc Sherpa trên đỉnh Everest á. Chúc các bạn đọc vui vẻ!

>u/cultured_banana_slug (286 points)

Bạn nhận ra quả núi bạn leo là quả núi đầy cạm bẫy chết người khi bạn dùng xác chết dọc đường để tìm đường đi

____________________

u/Jvlivs (456 points)

Một khi loài người diệt vong, không còn tồn tại trên Trái đất nữa, sau hàng chục, hàng trăm thế kỉ, bọn người ngoài hành tinh sẽ ghé thăm Trái đất chúng ta, chúng sẽ ghé thăm đỉnh Everest, và tự hỏi "Clgt này... Cái dốc màu trắng này là cái đền thờ hiến tế loài người cho mấy vị thần bầu trời à"

Tui nghĩ trong tương lai xa nó sẽ xảy ra như vậy.

____________________

u/ripshy (105 points)

Không có ý gì nhưng có ai có cảm giác là cái xác bị tụt quần xuống không?

>u/Blacky31 (479 points)

Khi thân nhiệt của bạn bị giảm, não bạn bị phù, máu sẽ dồn vào thân mình, và bạn sẽ đi vào cơn mê man. Và trong khoảnh khắc cận kề cái chết, máu sẽ được bơm lên tứ chi của bạn. Lúc đó tay chân bạn, dĩ nhiên là lạnh buốt, khi được máu bơm lên sẽ tạo cảm giác nóng nực và bí bức. Và trong cơn mê sảng, bạn sẽ vô thức cởi quần áo ra cho đỡ nóng.

____________________

u/Terrorsauce (84 points)

Chắc có nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng, vì sao hầu như chẳng có ai giúp người đang chết dần ven đường. Đơn giản là chính họ cũng đang muốn chết dần thôi. Đường lên đỉnh núi cao chót vót, oxy thì cực kỳ loãng, nhiệt độ cực kỳ thấp, từng phút từng giây trôi qua như cực hình vậy. Lúc ấy, toàn bộ tâm trí và sức lực của bạn dùng chỉ để nhấc từng bước chân, thì chẳng ai đủ can đảm để bước lại chỗ người bị nạn, cõng / kéo họ ra khỏi đó và trèo xuống núi đâu. Khi bạn đã ở trên "vùng chết" (*), bạn đừng mong ai đến cứu bạn khi họ còn phải lo cho bản thân họ để toàn xuống khỏi đấy.

Như đã nhắc đến ở 1 bình luận phía trên, sau 10 năm kể từ cái chết của cái xác trong hình, David Sharp cũng đã bỏ mạng bên cạnh "Đôi Giày Xanh" ấy đấy. Trong phim tài liệu Everest, cả đoàn có đi ngang David khi anh đang thoi thóp chờ chết. Rất nhiều người đi ngang, nhưng ai cũng nhìn anh rồi lại đi tiếp. Như mình đã nói, lên đấy thì thân ai nấy lo thôi, bạn tụt lại là bạn ở lại luôn.

Nói cho bạn dễ hiểu hơn, nếu thật sự dễ để cứu người bị nạn trên đấy, thì chuyện có lẽ đã khác rồi. Sẽ không có hình chụp những cái xác vùi trong tuyết hàng mấy năm trời, sẽ không có những bài viết hàng trăm người bỏ mạng, bỏ lại hàng ngàn dụng cụ bảo hộ, đồ đạc của họ trên núi. Nhưng sự thật nó không dễ dàng chút nào. Những cái xác, những món đồ ấy sẽ mãi mãi nằm trên đấy, trừ khi loài người phát minh ra được cái cần gắp cực khỏe, cực dài hay gì đó. Lúc ấy họ sẽ gắp hết hàng ngàn bình oxy ra khỏi Trại III. À, trước mắt họ phải đến khu vực dưới "ngưỡng chết" đã, nghe dễ hơn đấy, nhưng cũng toàn xác với xác đấy thôi. Khi bạn chinh phục đỉnh Everest, càng leo cao nó sẽ không khác gì một bãi rác.

____________________

u/St4rDust (84 points)

Vài năm trước đây em họ tôi cũng mất trên đỉnh Everest. Nó bảo, chinh phục được đỉnh Everest là ước nguyện cả đời nó. Vâng, nó đã được toại nguyện, nó đã leo lên được đỉnh Everest, nhưng lại không leo xuống được. Cả nhóm thám hiểm đành phải bỏ nó lại vì nó bị mất sức và di chuyển quá chậm, nếu cứu nó cả nhóm sẽ chết hết. Có người trong nhóm bảo rằng, ước nguyện cuối cùng của nó là được yên nghỉ trên đỉnh Everest nếu có chuyện không may xảy ra, nó chấp nhận hy sinh ở lại để mọi người có thể xuống an toàn. Có lẽ xác của nó vẫn còn ở trên đấy. Cô và cậu của tôi đau đớn lắm, vì không chỉ mất đi đứa con họ rứt ruột đẻ ra, mà cũng không được nhìn nó lần cuối, được chôn cất nó tử tế nữa. Bây giờ nó trở thành một cột mốc chỉ đường, và cũng như một cái biển cảnh báo những người đến sau như nó.

____________________

u/I_GAPE_FOR_YOU (13 points)

Cái cảm giác khi phải chịu đựng cái lạnh và mệt khủng khiếp, và cứ vài mét lại đi ngang một cái xác, xác của những người đã cố lên đỉnh giống như bạn, chắc phải tinh thần thép lắm mới leo nổi nhỉ.

____________________

(*)

- Ngưỡng chết (death zone) là độ cao thường được gọi bởi các nhà leo núi, khi họ leo cao hơn 8000 mét. Ở độ cao này, khí oxy rất loãng, và những nhà leo núi thường chỉ có tối đa từ 2 đến 3 ngày để chịu đựng ngưỡng này trước khi họ leo lên đỉnh. Nếu thời tiết không thuận tiện, họ sẽ phải trèo trở xuống. Nếu lên đến được đỉnh của Everest, người leo núi chỉ có thể tiếp nhận khoảng 30% oxy trong không khí, vì thế nên nhiều nhà leo núi phải mang bình oxy theo. Khá nhiều người vì sức chịu đựng không đủ, và ý chí lung lay do không suy nghĩ tỉnh táo được trên bầu khí quyển cực kỳ cao và ít oxy này, cũng như máy bay khó tiếp cận, nên đã bỏ mạng nơi đây.

Nguồn Reddit ( dịch Trần Tâm)​