Đọc Sách Mỗi Ngày | Page 23 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Đọc Sách Mỗi Ngày

jablonec

Rìu Chiến Chấm
"...Phải chăng là do tôi vẫn ghi nhớ trong lòng những hồi ức đẹp khi ta còn có với nhau..."
🌻
TÔI MUỐN VỀ NHÀ DÙ CHO ĐANG Ở NHÀ – KWON RABIN
🌻


15696d087f0ad86b09.jpg
 

jablonec

Rìu Chiến Chấm
Có những ngày, bạn chẳng muốn làm gì cả, rồi lại tự mình suốt ngày dài mông lung trong nỗi bất an.
Có những ngày, chỉ muốn rời bỏ nơi này ngay lập tức. Nhưng hơn ai hết, bạn đau đớn hiểu rõ đó là điều không thể.
Có những ngày, bạn day dứt khôn nguôi. Vì đã buông một câu nặng lời với đối phương.
Những ngày như thế, thật khó khăn.
Ngày mà bạn loay hoay mãi vẫn không biết rốt cuộc phải làm thế nào để mai sau mới có thể nở nụ cười hạnh phúc. Đó là ngày thật khó khăn.
Trích Gửi bạn, người đã kiệt sức vì những chịu đựng âm thầm
🌿


15.jpg
 

librec

Rìu Sắt
Cuộc đời là chuỗi những sự lựa chọn.

1. Ngủ dậy, mình sẽ quánh răng trước hay ăn sáng trước? Quánh trước thì ăn sáng ngon hơn, nhưng ăn xong lại hôi miệng. Còn ăn trước thì không ngon nhưng sau đó thì lại được sạch thơm. Nếu ăn xong mà lại quánh nữa thì tốn kem, tốn nước, tốn công, men răng cũng có sự hao mòn nhất định...

Ăn ở nhà hay ra quán? Ăn nhà thì tốn công nhưng sạch sẽ an toàn, ăn quán thì trả tiền đứng dậy đi có người dọn dẹp nhưng nạp thêm 1 ít hoá chất vào người.
Tiếp tục cuộc sống cũ hay vác ba lô lên đường phiêu bạt như gã chăn cừu Santiago? Ở lại thì chấp nhận sự quen thuộc, nhàm chán nhưng an toàn. Ra đi thì chấp nhận sự bất ổn, bất an nhưng kỳ thú. Chọn cái nào cũng được, chẳng nên trách móc vì bản thân mình đã lựa chọn rồi.

Tiếp tục sự tự do của người độc thân hay sự ràng buộc của người có gia đình? Đã chọn thì không trách mình và trách người. Cuộc sống nào cũng có cái hay riêng, và có những cái mệt mỏi riêng. Trong tình cảm, trong những khoảnh khắc 2 người sống bên nhau, không ai lừa ai cả. Là do mình chọn thôi, đã chọn thì chịu chứ không trách người, trách mình. Còn trách là còn hèn, do mình quyết định chứ có ai bắt buộc.

Chấp nhận làm tiếp việc cũ hay thay đổi việc? Chọn làm lĩnh vực đã có kinh nghiệm này hay làm lĩnh vực khác mới mẻ? Làm cái cũ thì dễ, làm cái mới thì khó và cực. Làm cái cũ thì khoẻ, khả năng mất tiền thấp. Làm cái mới thì thử thách, nguy cơ mất mát cao. Cái cũ thì an toàn, cái mới thì thử thách.

Ở lại thành phố hay về quê triển khai khởi nghiệp? Ở lại thì mọi thứ như cũ, quen thuộc, dễ dàng nhưng chán dần đều, bạn bè cũng nhiêu đó, bao năm cũng không có câu gì mới. Quanh quẩn cà phê và quán nhậu, shopping mall, siêu thị và kẹt xe tắc đường, ô nhiễm không khí, tiếng ồn...chứ than thở làm gì, có bao giờ giải quyết được đâu? Về quê thì trong lành nhưng lại ít người, không có tiện nghi có sẵn xung quanh. Ở phố thì chấp nhận với lừa lọc, cạnh tranh, giả tạo, lạnh lùng, phức tạp, lợi ích, đắt đỏ...còn về quê thì sẽ quen với sự vui vẻ, hồn nhiên, vô tư, đơn giản, chân thành. Ở phố thì cứ lặp đi lặp lại như cũ, còn về quê thì thứ đều mới, thách thức não phải nghĩ liên tục. Ở phố thì phải chấp nhận nguy cơ ung thư phổi còn về quê thì nguy cơ bị côn trùng đốt mỗi ngày. Chọn thôi.

2. Chấp nhận mất khoản tiền này để mua cái mình muốn? Đã mua thì không xét lại. Không tiếc nếu mua hớ. Vì mình đã mua rồi. Còn không mua thì cũng chẳng tiếc vì giá tăng sau đó. Vì mình có mua đâu. Theo chủ nghĩa xét lại thì tự làm khổ mình.
Chấp nhận mất khoảng thời gian nào đó để trải nghiệm cái mình ưa? Đã chọn thì dấn thân, không nhìn ngó cơ hội khác để nhấp nha nhấp nhổm, mọi thứ không đạt kết quả. Chỉ có 1 thời gian thôi, chọn làm A thì không làm B và ngược lại. Chọn trường này mà tiếc trường khác thì học không tốt được. Luôn miệng nhìn sang cỏ đồi khác và nghĩ nó xanh hơn. Gặp 1 chút trở ngại liền nói "giá như lúc đó tôi...". Đời sẽ lập tức trở thành bi kịch.

Chấp nhận mất mối quan hệ đó để không phải nhức đầu cãi nhau giận hờn lẫn nhau hay tiếp tục giữ quan hệ này? Cái nào cũng là do mình quyết. Mình theo lời cha mẹ ông bà thì là do mình chọn mình nghe theo, chứ đâu có pháp luật nào bắt buộc, họ cũng đâu có giết mình nếu mình không nghe theo đâu. Mình nghe theo là do MÌNH CHỌN NGHE THEO. Mình sợ hay không sợ mất mối quan hệ đó, thì mình sẽ quyết định là nghe theo hay không nghe theo.

Chọn một lý tưởng sống, một đức tin, một tôn giáo, một ông thầy...là do mình, không ai áp buộc được. Nhưng đã chọn rồi thì phải tin theo, đừng có chừa lòng nghi ngờ mà không trở thành người tử tế, thậm chí mang tội "khi sư diệt tổ" với trời đất. Mình chọn kỹ và tin, và theo. Nhiều tôn giáo trên thế giới, ngày xưa cứ cha truyền con nối, tức sinh ra mặc định cha mẹ theo tôn giáo nào thì con theo tôn giáo ấy, ngày nay đã có sự tiến bộ. Những đứa trẻ sẽ được phép vô thần, đến 18 tuổi, chúng nó thấy tin thì theo, không tin thì thôi. Hoặc nó tin và theo đạo khác.

Từng có khoảng thời gian sống vui vẻ với ai đó thì mình trân trọng những khoảnh khắc quá khứ ấy, vì chính mình cũng đã từng thấy thú vị và thích thú cơ mà. Và người ta cũng đã tốn thời gian (trong cuộc đời ngắn ngủi của người ta) để quan hệ với mình, mắc mớ gì ghét họ. Thành cũng do 2 phía, mà đổ vỡ thì cũng tại cả hai, nhưng chủ yếu là do mình. Thái độ của người ta sao đó với mình, là do thái độ của mình trước.

Chọn 1 nghề bước vào đời, thấy mình làm tốt và có kết quả tốt (tức mình có năng lực làm cái đó), và cái nghề đó giúp mình làm ra tiền để có thể sống được, thì dấn thân vô làm. Thay vì nhìn ngó người khác và thấy người ta ăn khoai mình cũng vác mai đi đào.

Bạn có thể chọn mất máu để hiến máu. Bạn có thể chọn cơ thể không nguyên vẹn khi chết để hiến tạng. Bạn có thể chọn hoả táng khi chết vì biết đất đai là dành cho người sống. Nếu cảm giác thương người nghèo khó > cảm giác tiếc tiền, thì sẽ sẵn sàng mất tiền cho từ thiện.

Có 2 triệu đô, mình chọn mua quốc tịch châu Âu để gia đình mình hưởng sự sung sướng văn minh xứ người (do cha ông họ gầy dựng mấy trăm năm) hay đem khoản tiền đó về quê nghèo, làm cái xưởng nhỏ cho bà con trong xã có việc làm? Bạn quyết định.

Mình quyết định tiếp tục ở phố, diện quần áo hiệu, nước hoa thơm, lái siêu xe, cặp với chân dài, ăn sơn hào hải vị để sướng cơ thể sinh học mỗi ngày hay chọn mặc đồ công nhân, lam lũ vất vả để gầy dựng sự nghiệp từ nơi không có gì? Đó là sự lựa chọn của cá nhân.

Chú Thanh Mỹ ở Canada đem hết mấy chục triệu đô về Trà Vinh làm cái nhà máy giữa làng thôn cũ thay vì chọn sống ở Bắc Mỹ, thì cũng là sự lựa chọn thuộc về tầm vóc của chú ấy. Ai cũng phải tự vẽ vòng tròn đời mình, nhỏ to tuỳ.

3. Cuộc đời là chuỗi những sự lựa chọn. Chọn MẤT cái này để ĐƯỢC cái khác, chọn ĐƯỢC cái này và chấp nhận MẤT cái nọ. Và kết quả của mỗi sự lựa chọn là khác nhau, nhưng đều là do mình lựa chọn cả.

Bạn có thể chọn 1 cuộc đời vĩ đại hay một cuộc đời bé nhỏ. Bạn có thể chọn đứng vào hàng ngũ của tầng lớp tinh hoa hay tầng lớp bình dân. Tinh hoa thì nghĩ cho người khác, làm cho người khác, hiểu sâu và thực hành được 2 chữ CHO ĐI. Bình dân thì làm mọi thứ cho mình, triết lý sống của họ là LẤY VÀO. Trở thành tinh hoa (rất ít) hay bình dân (rất đông) là do mình chọn. Bằng cấp học hành kiến thức hay chức tước địa vị hay của cải tiền bạc, không giúp mình trở thành người tinh hoa hay bình dân. Nó càng không giúp mình có được sự kính trọng từ xã hội.

Tất cả cuộc đời mình là do CHÍNH MÌNH lựa chọn.
Kết quả cuộc đời, không phải thiên ý, mà là nhân ý.
 

librec

Rìu Sắt
Dẫu cho mất đi điều gì vô cùng yêu thích thì cũng rất đau đớn, nhưng hy vọng bạn luôn có thể buông bỏ, bởi vì đất trời này vốn đều không hoàn hảo.
---
🌻
GỬI BẠN, NGƯỜI ĐANG BỎ LỠ HẠNH PHÚC MANG TÊN NGÀY HÔM NAY
🌻


15.jpg
 

jablonec

Rìu Chiến Chấm
MỘT MÌNH CŨNG KHÔNG SAO, ỔN MÀ
🍂

Ai cũng cần có khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân, và ai cũng phải học cách tự cân bằng dù chỉ có một mình. Có thể vì sự cô đơn và trống trải, bạn sẽ lại tìm đến những người khác. Nhưng hy vọng rằng bạn sẽ dùng sự cô đơn và trống trải đó theo cách có ích hơn, để trở thành người biết tận hưởng thời gian của riêng mình.
Cách mà bạn vượt qua sự cô đơn, trống trải và tìm ra những việc mình có thể làm chính là khoảnh khắc tâm hồn bạn trở nên trưởng thành hơn.
---
🌻
GỬI BẠN, NGƯỜI ĐANG BỎ LỠ HẠNH PHÚC MANG TÊN NGÀY HÔM NAY

15.png
 

jablonec

Rìu Chiến Chấm
BIẾT ĐỦ...!
Từng tuổi này chẳng muốn bon chen.
Người không thích thì thôi chẳng gặp.
Chuyện nhỏ nhặt bỏ qua không chấp.
Chả nhận lời... nếu thấy không quen.
Hãy mỉm cười nếu có chê - khen.
Bởi cõi thế vô thường được - mất.
Thân cát bụi...có gì giả - thật .
Biết đủ đầy để được an yên.
Từng tuổi này quên được thì quên.
Bỏ xuống được thì thôi hãy bỏ.
Đường trơn trợt dừng đi chớ cố.
Chẳng của mình cứ thuận tự nhiên.
Từng tuổi này ngó lại bản thân.
Chăm hơi thở, làn da mái tóc
Sống an lạc, cười nhiều hơn khóc.
Bởi con người, sướng khổ tại tâm .

15.jpg
 

librec

Rìu Sắt
THIÊN NGA ĐEN: SUY NGẪM VỀ BẰNG CHỨNG CÂM LẶNG
Trong lần gần nhất đọc lại cuốn Thiên Nga Đen của bác Nassim Taleb, có 1 phần trong cuốn sách đã thực sự làm người viết phải trầm tư suy nghĩ khá lâu, có cảm giác như là một người con gái rất xinh vốn đã biết từ lâu nhưng lần này, không hiểu tại sao, thật sự được tận hưởng vẻ đẹp sâu sắc của cô ấy. Tên của nàng ấy là Bằng Chứng Câm Lặng - Silent Evidence.
Một người cha, với mong muốn con mình sau này trở thành người có tài giúp ích cho xã hội, đã đưa cho con trai mình tiểu sử của Steve Jobs viết bởi Walter Isaacson với lời khuyên hết mực chân thành:
"Con trai, đây có thể được xem như là kinh thánh ở Sillicon Valley, tất cả những startup founder bố biết đều sở hữu quyển sách này. Đây là người đàn ông, với tầm nhìn vĩ đại của mình, đã thay đổi toàn bộ thế giới công nghệ. Bố tin rằng con có thể học được rất nhiều từ Steve Jobs để trở nên thành công"
Người con trai, với ánh mắt khá khó hiểu, trả lời rằng:
"Con có quen 1 đứa bạn cũng rất tâm đắc quyển này. Bài học lớn nhất nó có từ cuốn sách này là để trở nên vĩ đại, mình cần phải trở thành tên khốn nạn, quát mắng nhân viên liên tục và đối xử với họ không ra gì như cách Steve Jobs đã đối xử với nhân viên của mình. Bây giờ thì nó đang thất nghiệp đó bố"
Dĩ nhiên, câu chuyện trên chỉ là sự tưởng tượng của tác giả, nhưng đây có thể được coi là một ví dụ dễ hiểu cho Bằng chứng câm lặng, một khái niệm rất quan trọng trong Thiên Nga Đen.
Nói 1 cách đơn giản, bản chất con người muốn thấy những bằng chứng củng cố một giả thuyết mà ta tin tưởng , nhưng lại không hề thấy, và quan trọng nhất là không thể tìm thấy nó, những bằng chứng phủ nhận giả thuyết đó. Khi đọc tiểu sử các nhân vật nổi tiếng, ta thường được tác giả mớm cho những giả thuyết là để thành công, ta phải có những phẩm chất:
- Đam mê
- Có mục đích rõ ràng trong cuộc đời
- Siêng năng, ham học hỏi
- Dậy sớm
- ...
Vậy những người cũng sở hữu những phẩm chất trên, nhưng chưa bao giờ thành công, và chưa bao giờ có cơ hội tên của họ được in trên bìa sách, họ nằm ở đâu trong dòng lịch sử? Không có nhà xuất bản nào gan đủ to để sẵn sàng giới thiệu sách mới với tựa đề dạng như "Tôi đã thua mất gia tài trong thị trường chứng khoán như thế nào?".
Những tiểu sử nhân vật nổi tiếng thường được viết với mục đích làm cho người đọc nghĩ rằng bởi vì Elon Musk, Albert Einstein, Steve Jobs, Nelson Mandela, Alexander Đại Đế, Julius Caesar, Leonardo Da Vinci sở hữu những phẩm chất A B C X Y Z nên họ mới thành công rực rỡ như thế. Điều này gây ra lầm tưởng cực kì nguy hiểm cho người đọc.
Nhận thức của ta đã lệch lạc thế nào khi ta phớt lờ Bằng chứng câm lặng, và làm thế nào để nhận ra chúng? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết của tác giả Gerard Do tại: Thiên Nga Đen

15c7c6fda5c1316e0f.jpg
 

librec

Rìu Sắt
NHỮNG BÍ KÍP GIÚP TỚ ĐỌC SÁCH NHIỀU HƠN TRONG NĂM VỪA QUA
Hết nửa đầu năm 2021 rồi, bạn đã đọc được bao nhiêu cuốn sách?
Từ nửa cuối năm 2020, tớ bắt đầu nghiêm túc hơn với “công cuộc” đọc sách bằng cách tự đặt ra mục tiêu mỗi tháng 2 cuốn. Vậy nên với năm 2021, mục tiêu của tớ là 24 cuốn. Và tớ không đơn độc, bởi tớ biết mục tiêu đọc nhiều sách hơn và ăn uống lành mạnh hơn được đa phần tất cả mọi người viết vào New Year’s resolutions của chính mình.
Nhưng cũng giống bao người khác, mục tiêu viết ra thì nằm trên giấy còn bản thân thì nằm trên giường. Bởi, đọc sách không phải nhu cầu tự nhiên hàng ngày như ăn mặc ở… mà chúng ta bắt buộc phải làm, mà là một nhu cầu tự thân. Vậy nên, đến với đọc sách cũng cần phải có kỷ luật. Sau đây số “bí kíp” mà tớ đúc rút ra được trong quá trình làm bạn với sách mà tớ vẫn đang áp dụng thường ngày:
1. Lên lịch cho việc đọc sách mỗi ngày
Bạn có thể thích sách, thích việc đọc sách, nhưng không có nghĩa là bạn dễ dàng mở 1 cuốn sách để đọc. Bạn có thể thấy chán nản khi nhìn cuốn sách dày cộp trên giá, thậm chí còn chán không buồn lấy chúng xuống. Vậy thì hãy đi từ việc nhỏ nhất – “lên lịch” cho bản thân bằng việc dành ra 10 phút mỗi ngày cho việc đọc, vào bất cứ một khoảng thời gian nào nếu như bạn không xếp được 1 thời điểm cố định trong ngày. Không quan trọng là đọc vào buổi sáng hay buổi tối, quan trong là bạn xây dựng được một thói quen nhỏ (smaller habits, bigger results). Sau này, việc thay đổi từ 10 phút lên 1 (vài) tiếng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Đừng chờ đợi đến khi bạn có *tâm trạng đọc*, mà hãy bắt đầu đọc để bản thân có *tâm trạng đọc*.
Trong kỳ học, tớ cố gắng duy trì mỗi ngày dành 1 hiệp pomodoro (25 phút) cho việc đọc sách, và thường đọc vào buổi tối. Những ngày không có lịch học, hay như thời gian nghỉ hè này, tớ cố gắng dành khoảng 1-2 tiếng mỗi ngày cho việc đọc. Sáng chưa làm thì chiều làm, chiều chưa xong thì tối làm nốt. Làm cho đủ, không được bỏ dở dang. Mình phải tự đưa mình vào khuôn khổ kỷ luật, bởi kỷ luật chính là nền tảng của thành công mà. Không tự đưa bản thân vào “khuôn khổ”, chắc tớ trôi dạt ra biển rồi sóng Xuân Quỳnh cuốn tớ đi mất từ bao giờ chẳng hay.
2. Thông báo cho cả thế giới biết
Mục tiêu của chúng ta mà có càng nhiều người biết, chúng ta sẽ càng tập trung mà hoàn thành cho trọn vẹn mục tiêu ấy. Bởi vì, nếu không hoàn thành thì sẽ ngại, sẽ xấu hổ. Ngại với bản thân thì ít, ngại với mọi người thì nhiều, sợ người ta nghĩ mình “chỉ biết nói, chả biết làm”. Thế nên nếu muốn đặt mục tiêu đọc sách chăm chỉ hơn, mà bản thân không phải người thực sự nguyên tắc, 1 tip là hãy chia sẻ mục tiêu ấy lên mạng xã hội để càng nhiều người biết càng tốt. Hoặc các bạn có thể lên Goodreads, tạo “Reading Challenge” cho chính mình, rồi nhìn vào đó, hay ghé qua mục tiêu của bạn bè trên đó mà phấn đấu thực hiện.
Việc lâu lâu tớ up story 1 câu quote trong sách mà tớ thấy tâm đắc, hoặc ảnh sách tớ đang đọc, không phải để khoe khoang gì, mà tớ học ở bí kíp này nè. Up story = tạo động lực cho bản thân thui. Rồi gần đây tớ đến với Goodreads, tớ thấy THĐă*g với NHPh* (2 người bạn cũ của tớ) đọc cũng kha khá sách, xong cũng rate 4-5 sao các kiểu, tớ mò vào xem sách chúng nó đọc, xem tiến độ và xem “2021 reading challenge” của chúng nó để tớ phấn đấu theo. Hơi dở người nhưng tớ thấy tớ bớt lười và cực kỳ có động lực luôn ấy.

15f5daff6d6e2fbc0c.jpg
 

librec

Rìu Sắt
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỌC NHƯ MỘT NHÀ VĂN?

Hai tháng sau khi báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học, tôi có mặt ở xứ “cờ hoa”. Cũng như bao du học sinh khác, tôi phải đi làm để trang trải sinh hoạt phí. Thường thì du học sinh không có nhiều sự lựa khi đi làm thêm, quanh quẩn cũng chỉ bưng phở với dũa nail. Làm việc ở tiệm nail ba ngày một tuần, khi nào vắng khách là tôi mang sách ra đọc.
Thực ra đọc sách ở tiệm nail ngay cả khi vắng khách cũng không mấy dễ dàng, tôi rất dễ mất tập trung; chốc lát lại có khách gọi hỏi giá cả, đặt lịch hẹn, người ra kẻ vào tuy không nhiều nhưng cũng đủ làm cho sự tập trung bị dán đoạn. Mỗi lần bị phân tán tư tưởng, tôi phải tập trung lại từ đầu và việc này cực ngốn thời gian.
Mỗi lần bị gián đoạn, tôi đã phải đọc đi đọc lại một câu rất nhiều lần, và nhiều khi là cả đoạn văn. Sau nhiều lần phải chống chọi với môi trường “khắc nghiệt” như vậy, tôi bắt đầu nhận ra rằng: ở một mức độ nào đó, đây chính cũng là quá trình một nhà văn phải trải qua để có được một quyển sách hoàn chỉnh. Tác giả của một tác phẩm phải vật lộn với từng từ, cân nhắc từng câu, rồi đưa câu thành đoạn, đoạn hợp thành chương và từ đó quyển sách mới thành hình.
Tôi cũng không suy nghĩ nhiều về chuyện này mãi cho đến khi học một vài môn trong chuyên ngành văn chương Anh. Richard Seehuus, một trong các giáo sư yêu thích của tôi đã giới thiệu một phương pháp đọc khá hay mà trước đó, tôi đã tình cờ được trải nghiệm tại tiệm nail. Phương pháp này có tên là “Đọc như một nhà văn” (Read like a writer).
“Đọc như một nhà văn” là phương pháp bạn phải tìm hiểu cách từng phần của văn bản được ghép vào nhau và căn nhắc xem có nên áp dụng những phương cách ấy vào bài viết của bạn hay không. Vậy “đọc như một nhà văn” khác với cách đọc thông thường như thế nào?
Hầu hết chúng ta đọc để lấy thông tin. Đọc một quyển sách nấu ăn để nấu món bánh xèo miền Tây. Đọc báo thể thao để xem kết quả giải Ngoại hạng Anh tối qua, lướt Facebook để xem ai vừa mới bình luận vào ảnh bạn. Đọc quyển sách lịch sử về các triều đại phong kiến Việt Nam. Đó là đọc để lấy thông tin, “đọc như một nhà văn” đòi hỏi một sự khác biệt.
Khi bạn “đọc như một nhà văn”, nhiệm vụ chính của bạn là tìm hiểu cách mà một tác phẩm được xây dựng và áp những kiến thức ấy để làm giàu cho kỹ năng viết của mình. David Jauss cũng so sánh tương tự, ông viết: "Việc đọc sẽ là vô nghĩa trừ khi bạn học cách đọc như một nhà văn. Bạn phải nhìn vào một quyển sách một người thợ mộc nhìn vào một ngôi nhà, kiểm tra kỹ lưỡng các chi tiết để xem chúng được thực hiện như thế nào". Có lẽ, tôi nên đổi tựa đề bài viết thành “Đọc như một kỹ sư xây dựng” hay “Đọc như một anh thợ mộc” thì hợp lý hơn.
Vậy làm thế nào để ta có thể “đọc như một nhà văn” và vận dụng những gì học được từ phương pháp này nâng cao trình độ của bản thân? Tôi xin tổng hợp sáu thành tố mà ta cần lưu ý.
Thứ nhất là dụng ý của tác giả. Dụng ý chính là trái tim của tác phẩm. Hãy tự hỏi, tác giả đang viết về vấn đề gì? Thể loại văn bản tác giả sử dụng có đang hỗ trợ người đó đạt được mục đích không? Làm thế nào để tác giả ấy đạt được mục đích của bài viết? Những gì tác giả chọn đề cập liệu có thuyết phục? Hay đơn giản hơn, trước khi bắt đầu đọc một quyển sách, bạn hãy thử đoán xem mục đích của tác giả là gì? Độc giả tiềm năng của tác phẩm này là những ai?
Thứ nhì là kết cấu của tác phẩm. Kết cấu là cách tổ chức và bố trí các ý trong tác phẩm, và cũng như cách người viết chuyển từ ý này sang ý kia, đoạn này sang đoạn kia, chương này sang chương kia. Những đại văn hào kiểm soát nhịp độ câu truyện ra sao? Tại sao nhà văn này lại sử dụng quy nạp thay vì diễn dịch? Bạn cũng nên lưu ý về thủ thuật chuyển đoạn tác giả sử dụng? Thí dụ khi đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa, bạn tự hỏi những thủ pháp nào nhà văn La Quán Trung đã vận dụng lại kiến độc giả vừa kết thúc một hồi truyện dài, lại muốn lật sang hồi kế tiếp? Hơn nữa, bạn phải để ý xem họ làm phần “kết bài” như thế nào? Hãy nhớ đến cái kết bài gần đây bạn được đọc, kết bài ấy có để lại cho độc giả nhiều điều suy ngẫm không?

Điểm kế tiếp là giọng văn. Giọng văn hay ngữ điệu là phương tiện thể hiện tính cách của nhà văn hoặc các nhân vật trong tác phẩm. Làm thế nào để nhà văn thổi hồn cho tác phẩm? Làm thế mà các văn sĩ tạo ra dấu ấn cho riêng mình để không bị hoà tan với hàng ngàn, hàng vạn người viết khác?
Cách lựa chọn từ ngữ của tác giả. Bạn hãy để ý đến cách mà nhà văn lựa chọn từ ngữ để diễn đạt ý tưởng. Những kỹ thuật nào (tu từ, ẩn dụ, cường điệu, nhân hoá, so sánh…) mà nhà văn sử dụng để làm tác phẩm của họ mạch lạc hơn, đáng nhớ hơn và hiệu quả hơn? Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, không nghiễm nhiên mà Nguyễn Tuân mệnh danh là “thầy phù thủy ngôn từ”. Trước hết, ông có vốn từ vựng phong phú đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, sau nữa là cách ông vận dụng vốn kiến thức ấy một cách thuần thục và tự nhiên vào trong văn của mình.
Nhịp điệu. Ta có thể gọi đây là tính nhạc trong tác phẩm. Một tác phẩm đạt đến đỉnh cao về độ trau chuốt và khả năng lựa chọn từ ngữ, nó sẽ có một giai điệu rất êm tai. Ví dụ trong Hịch Tướng Sĩ có một đoạn được xem là kinh điển:“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.”Đoạn này được Trần Quốc Tuấn vận dũng lối viết biền ngẫu, một thể văn gồm nhiều vế đối nhau theo cặp, mỗi cặp gọi là một "liên". Nghe mới êm tai làm sao! Trong Cung Tâm Kế, nhân vật Lưu Tam Hảo được mẫu thân dặn dò là phải “nói điều hay, làm việc tốt, có lòng thiện”, nếu ta sửa câu này thành “nói điều đúng đắn, làm việc tốt, có lòng dạ bồ tát” thì cũng được, nhưng tính thẩm mỹ của câu nói đã giảm đi bội phần.
Cuối cùng, những chi tiết nhỏ nhặt nhưng lại rất quan trọng. Những chi tiết này bao gồm cách tác giả ngắt câu, sử dụng các dấu câu, cách chuyển đoạn, cách tác giả phân chia độ dài của đoạn, độ dài từng phần của bài viết. Bạn hãy dành thời gian để ý đến trình tự xảy ra của các biến cố, cách các giả tự sự, thứ tự xuất hiện của các nhân vật... Sau đó bạn hãy tự trả lời cho câu hỏi: Nếu tác giả làm khác đi những yếu tố trên, thì tác phẩm đó sẽ thay đổi như thế nào? Cảm xúc của độc giả sẽ biến thiên ra sao?
Tóm lại, “đọc như một nhà văn” giúp ta đồng hành cùng tác giả trên từng câu chữ. Giúp ta thả hồn vào trong tác phẩm, từ đó làm giàu hơn cho kiến thức và tâm hồn mình. Hơn nữa, thời đại bùng nổ của thông tin đang đi đến cao trào và chưa có dấu hiệu dừng lại. Thông tin tràn lan trên tất cả các phương tiện, dù muốn hay không ta vẫn phải đối mặt với những thông tin nhảm nhí và thiếu khoa học hằng ngày. “Đọc như một nhà văn” giúp ta có một tư tưởng độc lập, không bị lệ thuộc vào người viết.
Đọc-viết là hai tác vụ diễn ra song song và liên tục trong suốt vòng đời của một cá nhân. Hơn bao giờ hết, viết là một trong những kỹ năng tối quan trọng trong thị trường lao động. Viết cũng là cách để bạn truyền đi thông điệp của chính mình, để tâm tư của bạn được lắng nghe và giúp chúng tồn tại lâu bền. Để trở thành một người viết hiệu quả, trước hết phải là người “biết đọc” và phương “đọc như một nhà văn” sẽ giúp bạn đạt được những gì bạn muốn truyền đạt.

15.png

 

jablonec

Rìu Chiến Chấm
CÓ NGƯỜI RỜI BỎ, CÓ NGƯỜI TÌM ĐẾN
🌻

Tôi nghĩ rằng một mối quan hệ cũng giống như một bài hát hay. Bài hát ta vẫn nghe mỗi ngày, sau một thời gian sẽ không còn hay nữa, ta cũng có thể thích lại nó hay chuyển sang một bài hát mới nghe lần đầu đã khiến ta hạnh phúc rơi nước mắt. Playlist của chúng ta có thể thay đổi những sẽ luôn có những bài hát khiến ta yêu thích, người ở bên cạnh ta có thể thay đổi nhưng ta không bao giờ lẻ loi.
Thế gian này là vậy, nhìn gần thì thay đổi từng ngày từng giờ nhưng nhìn xa thì luôn giữ nguyên hình dáng.
Chẳng có mối quan hệ nào kéo dài mãi mãi nên đừng muộn phiền quá lâu, cũng không cần quá lo lắng về những điều chưa xảy ra.
Cây bốn mùa đều thay màu lá, những vẫn là cái cây đó thôi, sông không bao giờ ngừng chảy những vẫn là dòng sông đó thôi.
Có người rời bỏ, có người tìm đến, nhưng bạn vẫn mãi là bạn đó thôi.
🍂
𝑻𝒉𝒐𝒂̉𝒊 𝒎𝒂́𝒊 𝒎𝒂̀ 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒄𝒂̂̀𝒏 𝒈𝒂̆́𝒏𝒈 𝒈𝒖̛𝒐̛̣𝒏𝒈

15.png
 

jablonec

Rìu Chiến Chấm
Khi ở bên cạnh nhau, chúng ta quên nói những lời yêu thương, quên đi sự trân trọng, để rồi khi mất đi, mới chợt nhận ra, những thứ mình từng coi là tầm thường lại ý nghĩa vô cùng. Lúc ấy hối hận, muốn sửa chữa, lại chẳng thể được nữa. Mọi chuyện cũng chỉ còn là hai chữ “giá như”.
Đời người vốn ngắn ngủi, vì thế khi còn sống chúng ta hãy trân trọng và đối xử tốt nhất với nhau khi có thể. Bởi không ai biết được ngày mai cuộc sống sẽ thay đổi thế nào!
---
🍃
TÔI MUỐN VỀ NHÀ DÙ CHO ĐANG Ở NHÀ

152b24179ad94ae333.png
 

jablonec

Rìu Chiến Chấm
Giờ thì tôi đã hiểu
Trái tim con người không phải cứ cố là có được
Duyên vẫn là duyên,
Ngay cả khi không cố gắng chút nào.
Thời gian có ý nghĩa ra sao
Phụ thuộc vào người bạn gặp,
Tưởng chẳng khác mà lại khác rất nhiều.
---
🌻
GỬI BẠN, NGƯỜI ĐANG BỎ LỠ HẠNH PHÚC MANG TÊN NGÀY HÔM NAY
🌻


15.jpg
 

librec

Rìu Sắt
Năm tháng sau này, rồi mình sẽ già đi
Hãy ngồi ngẫm nghĩ về những điều được mất
Kể cho nhau nghe bao đắng cay, ngọt ngào, chua chát
Của một đời người...
Năm tháng sau này, mình rồi sẽ già thôi
Chỉ muốn được an vui đón bình minh thức dậy
Cuộc sống chẳng còn những ồn ào xô đẩy
Ganh ghét hơn thua...
Năm tháng sau này, rồi mình sẽ già nua
Những gì của ngày hôm nay sẽ trở thành xưa cũ
Mỗi sáng mai ngồi nhâm nhi bên tách trà nho nhỏ
Ngắm thời gian trôi...
Năm tháng sau này, rồi mình sẽ già thôi
Nhân quả đúng sai đâu còn quan trọng nữa
Chỉ cần lòng mình an yên sau phong ba sóng gió
Đủ một đời người...

15.jpg
 

librec

Rìu Sắt
Không phải chậm mà là từ tốn, không có gì phải nóng vội..."
🌻
TÔI MUỐN VỀ NHÀ DÙ CHO ĐANG Ở NHÀ – KWON RABIN
🌻


15a8759c7519730096.jpg
 

librec

Rìu Sắt
hôm kia Tình Yêu đến
Tim nhỏ đang bảo trì
tôi bảo: "Tim nhỏ bệnh
bạn hãy về mau đi"
Tình Yêu không đồng ý
hỏi tôi Tim bệnh gì?
tôi đáp lời thành thật:
"chứng bệnh sợ chia ly"
Tình Yêu bèn lặng lẽ
bảo tôi nó sẽ chờ
tôi lắc đầu khe khẽ:
"lại một người mộng mơ"
thế rồi Tình Yêu đợi
Mặt Trời đến rồi đi
nhìn Tình Yêu, tôi hỏi:
"chờ đợi sẽ được gì?"
Tình Yêu không hề đáp
chỉ bảo nó cam tâm
chờ đợi người mình thích
có hề gì trăm năm
thế rồi Tim xuất viện
bác sĩ bảo với tôi:
"Tim giữ tình hết hạn
nên bệnh một xíu thôi
sau này nhớ vứt bỏ
những thứ đã sờn màu
tình nào làm mắt đỏ
lại càng vứt đi mau
giờ Tim nhỏ hết đau
nhưng vẫn cần uống thuốc
vị thuốc rất thân thuộc
chính là một tình yêu
nhưng chú ý một điều
phải là yêu chân thật"
lỡ tôi lại nhầm mất
thì lại biết làm sao?
Tim bảo tôi, đừng sợ
nó biết chọn thế nào
"đừng mang thương tích cũ
bỏ lỡ mất tình yêu
người vì mình chờ đợi
ở đời, có bao nhiêu?"

JbtsvP.jpg
 

jablonec

Rìu Chiến Chấm
“Tôi không đủ tự tin để gặp ai, yêu ai thêm một lần nào nữa.”
Ai yêu cũng sẽ có lúc mệt mỏi kiệt sức, nhưng bản thân tôi, dù đã yêu hết mình, nỗ lực hết sức vẫn phải nhìn những người thân yêu rời xa. Và, tôi đã khóc rất nhiều.
Dẫu vậy, một lúc nào đó, tình yêu vẫn sẽ tìm đến như mặt trời nhuộm đỏ cả bầu trời, khiến tim ta tan chảy. Và ta lại ấp ôm hy vọng gặp được một nửa thực sự của đời mình. Ta lại thêm một lần nữa mơ ước về tình yêu. Dẫu dại khờ, ta vẫn hiểu rõ một điều, khi tình yêu đến, ta sẵn sàng hiến trọn bản thân mình để yêu và được yêu.
TÔI MUỐN VỀ NHÀ DÙ CHO ĐANG Ở NHÀ - Cuốn sách giúp bạn tìm lại những mảnh ký ức đẹp xinh của mình -

15e24eaeefb81619a0.jpg
 


Top