This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Đọc Sách Mỗi Ngày

jablonec

Rìu Chiến Chấm
Vào những năm tháng thanh xuân rực rỡ nhất, tôi đã phải lòng một người ưu tú nhất, một người mà tôi biết rõ...không thể ở bên cạnh, bạn có từng như vậy chưa?
Cô gái như tôi, gần 21 tuổi, đang là cô sinh viên năm 3. Vừa làm vừa học, tuy chẳng phải giàu sang nhưng tôi độc lập về chi tiêu, cả tiền học phí. Để được như vậy, tôi gần như đi dạy thêm cả tuần. Từ lúc vào năm 3, bận rộn quá nên bạn bè cũng chả còn mấy người.
Anh, từng dạy học qua cho tôi, một người đàn ông ưu tú nhất tôi từng gặp. Anh có sự phong độ của tuổi 30, anh có sức hấp dẫn, có hiểu biết rộng, sự nghiệp vững vàng, có chí tiến thủ và có lẽ.. sống khá tình cảm. Anh, thời trẻ từng có một mối tình say đắm nhưng không thành, tôi từng nghe qua câu nói thế này: "đàn ông một khi bỏ lỡ người mình yêu, liền trở nên tùy tiện, vì đằng nào cũng không phải cô ấy". Có lẽ không sai, tôi thích anh, nhưng cũng đành lặng lẽ ngắm nhìn anh bên cạnh người con gái khác, từng người một, tôi hiểu, anh chẳng thật tâm yêu ai cả.
Tôi thích anh, chưa một lần bày tỏ, thậm chí năm 20 tuổi có lần tôi mượn cớ say, dùng cả dũng khí cũng chỉ dám gửi cho anh 1 icon trái tim, chẳng dám thêm từ nào, vì bản thân tôi hiểu rõ, nếu bị từ chối, mối quan hệ "thầy-trò" này cũng không làm được.
Tôi vẫn luôn tự hỏi: liệu Người có thích tôi không?
Vào những ngày dành cho phụ nữ, anh vẫn luôn hẹn gặp tôi, không hoa quà, chỉ để nói chuyện về tình hình của nhau. Những lúc buồn, anh cũng sẽ hẹn tôi, không phải cô gái ăn chơi nhưng thật ra tửu lượng tôi kha khá, đủ để lắng nghe anh trải lòng. Thật ra, lúc có "người yêu mới" cũng sẽ gọi tôi ra...để giới thiệu. Ôi vãi, tôi vẫn luôn thán phục bản thân về sức chịu đựng của mình.
Tôi, đã từ chối nhiều người, với lý do hết sức nhảm nhí rằng cần tập trung vào năm cuối để có được việc làm ổn định. Thực ra, từ khi gặp được anh rồi, ai cũng không thể thay thế được.
Đến hiện tại, tôi vẫn dùng danh nghĩa cô học trò để được nói chuyện với anh. Tôi vẫn không biết sẽ kiên trì đến bao lâu nữa, nhưng một khi đã phải lòng một người quá ưu tú, đàn ông còn lại sẽ không còn là đàn ông nữa.
Bạn đã từng như vậy chứ? Độc thân không phải vì không có người yêu, mà là vì sâu trong lòng những kẻ độc thân, sớm đã có một cái tên khắc cốt ghi tâm, nhưng lại không thành...
Lời nhắn:
“Không có ai níu giữ mình nên vui hay buồn đều phải lặng lẽ cố gắng giữ cho mình một hơi thở bình an...
Có nhiều ngày chúng ta thức dậy với nỗi niềm hoang mang mình đã sai ở đâu trong những lần cố chấp thương một con người thôi mà sao lòng đầy khó nhọc cứ tự tay mình cuộn xoăn vào sợi tóc rồi giựt đi…”

Trích "Mình sẽ đi đến cuối đất cùng trời" - Nguyễn Phong Việt.
Có những khi định mệnh trớ trêu là thế, có người bạn gặp gỡ, trao cho bạn hạnh phúc rồi cuối cùng cũng chỉ để lại một khoảng trống trong tim và tưởng niệm khó quên. Nhưng đời dài, bạn không cần phải cố quên đi người ấy, chỉ là đừng để việc chờ đợi người ấy thành một thói quen.

 

librec

Rìu Sắt
Khi kết giao với người khác, trong một số trường hợp nhất định, ta cần bớt nhạy cảm đi một chút để vờ như không biết.
Hãy luôn cố gắng phân tích ngôn từ theo hướng tích cực, tôn trọng đối phương nhưng tuyệt đối đừng bao giờ tỏ ra mình sẵn sàng quan tâm săn sóc đối phương vô điều kiện.
Luôn tỏ ra điềm đạm, tỉnh táo hơn đối phương - đây là nguyên tắc cho mọi mối quan hệ, cũng là niềm an ủi dành cho mỗi người.
- THOẢI MÁI MÀ KHÔNG CẦN GẮNG GƯỢNG -

 

librec

Rìu Sắt
NGƯNG SÂN SI...
1. Bạn không đau nỗi đau của tôi, không sống cuộc đời của tôi... thì làm ơn hãy ngậm miệng lại và làm tốt việc của bản thân đi. Bớt sân si!
2. Tu cái miệng cho bớt khẩu nghiệp, vì đôi khi vài câu nói của bạn cũng đủ giết chết một mạng người.
3. Có kẻ mồm miệng lúc nào cũng ra rả kêu người ta phải làm cái này làm cái kia để tu thân nhưng chính mình lại sống chả ra cái m* gì.
4. Lễ phép và biết điều là những bài học đầu tiên bạn cần tu nhuần nhuyễn trước khi muốn làm cái gì đó to tát hơn ở đời.
5. Nên biết rằng, ba cái trò xu nịnh bợ đỡ, lẻo mép có thể giúp bạn nhất thời đạt được cái lợi, nhưng mãi mãi chẳng có được những giá trị chân thành.
6. Ranh giới giữa CÁ TÍNH, CÁI TÔI với THIẾU GIÁO DỤC vốn dĩ rất mong manh. Cẩn thận!
7. Cuộc đời này không thiếu những điều bất ngờ, vậy nên đừng hoảng hốt nếu một ngày bị chính người mình nghĩ là thân thiết đâm sau lưng. Cũng thường thôi, cuộc sống mà!
8. Trước khi xách miệng đi xỉa xói, phán xét ai đó... HÃY SOI GƯƠNG và nhìn lại bản thân mình trước đã.
9. Để không tự mình chuốc lấy thất vọng thì đừng tin tưởng, đừng kì vọng quá nhiều vào bất cứ mối quan hệ nào. Mọi sự đều có chu kỳ của nó, hết một chu kì là HẾT DUYÊN!
10. Muốn cái gì thì lao vào mà làm, đừng ngồi ăn bánh vẽ nữa. Bớt lý thuyết lại, thực hành đi!
 

ptk911

Former Moderator
Thành viên BQT
Former Moderator
Erich Maria Remarque, nhà văn Đức, mình rất thích và sưu tập đầy đủ
- "Đường về" - là khải hoàn sau những năm chiến chinh, là đoàn tụ sau thời gian xa cách, là khoảnh khắc ấm áp của những con người đã tìm lại được nhau… Nhưng cuộc trở về của những người lính Đức sau Thế chiến I lại là hành trình khắc nghiệt của những cánh chim lạc bầy vật lộn giữa bão giông tìm đường quay lại cố hương, là gánh nặng của lửa đạn chiến tranh chết chóc, là hố thẳm ngăn cách giữa hai phần của cuộc đời. Và cả khi vượt qua tất cả để sang tới bến bờ bên kia, họ cũng chưa chắc sẽ tìm được những gì dấu yêu mình từng để lại sau lưng vào cái năm ly biệt.
- "Bản du ca cuối cùng của loài người không còn đất sống" - Chiến tranh đã đẩy biết bao người vào con đường tha hương khi mỗi bến đỗ đều chỉ là tạm bợ cho đến lúc họ bị dồn đuổi đến nơi khác. Họ đến với nhau bằng sự cảm thông sâu sắc giữa hai con người cùng cảnh ngộ. Họ yêu nhau và làm mọi cách để được ở bên nhau bất chấp những lần bị bắt giam, bị trục xuất. Hành trình của họ tựa như bản du ca của những con người không còn đất sống, chỉ có thể bám víu vào con thuyền mang tên hy vọng và tình người.
- "Một thời để sống và một thời để chết" - Khi Thế chiến II sắp đi vào hồi kết, anh lính Ernst Graeber đã gặp được phép mầu của đời mình: cô thiếu nữ Elisabeth Kruse – người đã biến mười bốn ngày phép loạn lạc thành một năm thanh bình, đã biến đất nước khói lửa và chiến tranh lần nữa là mái nhà yêu dấu, trong hương hoa tím ngọt ngào tuổi thanh xuân, dưới những hàng cây đoạn vẫn xanh tươi mặc cho bao nhiêu bom đạn, trên bãi cỏ nở hoa đã thoát khỏi quy luật tuyệt diệt của nhân loại… Và như thế, trong giai điệu tha thiết và nhiệt thành của con tim, những giấc mơ hạnh phúc đã trở lại, những niềm hy vọng đã trỗi dậy, ánh sáng và hơi ấm đã lan tỏa, sự sống và mùa xuân đã tái sinh trên nước Đức, dù muộn màng và đổ nát.
"Phía Tây không có gì lạ", "Bia mộ đen", "Bóng tối nơi thiên đường", "Lửa thương yêu, lửa ngục tù", "Khải hoàn môn", "Ba người bạn", "Đêm Lisbon".....
 

jablonec

Rìu Chiến Chấm
LƯƠNG THIỆN CŨNG CẦN CÓ CHỪNG MỰC, HÀO PHÓNG CŨNG PHẢI CÓ NGUYÊN TẮC
Nếu không biết phân biệt trắng đen, chỉ biết đối xử tốt với người khác thì sẽ phụ lòng bản thân.
Đời người tựa như một ván cờ rất lớn
Công việc: chỉ cần nhờ là bạn giúp
Đồ vật: chỉ cần hỏi là bạn cho
Lỗi lầm gì rồi cũng được bỏ qua, tổn thương nào bạn cũng chịu đựng lấy...
Nên biết trên đời có những kẻ quen được nhận sẽ quên mất cảm ơn
Nghĩ bạn mạnh mẽ thì không cần lo lắng, thấy bạn rộng lượng nên không giữ chừng mực
Lương thiện là điều tốt, nhưng nên biết ứng dụng đúng người đúng chỗ
Nếu cứ bỏ qua mình để lo cho kẻ khác, sẽ chẳng ai quan tâm đến cảm nhận của bạn đâu
Chịu thiệt thòi cũng là phúc nhưng phải biết cách thể hiện.
Nếu không người đời chỉ xem bạn là kẻ ngờ nghệch, có thể sai xử mọi thứ.
Lỡ bị đâm sau lưng cũng không sao
Nhưng đừng mù quáng để khi quay đầu lại thấy kẻ ngày thường mình hết lòng tin tưởng
Có nỗi lòng chia sẻ chút cũng được
Nhưng đừng rẻ rúng để vừa quay lưng đã trở thành chuyện phiếm trong cuộc hàn huyên của đứa khác
Lương thiện không phải là ngốc, đạo đức không phải là khờ. Nhưng cái gì cũng phải có MỨC ĐỘ
 

jablonec

Rìu Chiến Chấm
KỸ THUẬT FEYNMAN CÓ THỂ GIÚP BẠN NHỚ MỌI THỨ MÌNH ĐÃ ĐỌC
Sách giúp bạn tiếp cận với những bộ não thông minh nhất. Học hỏi từ những nhà tư tưởng vĩ đại nhất là con đường nhanh chóng để bạn đạt được sức khỏe, sự giàu có và trí tuệ.
Tuy nhiên, chỉ đọc sách không thôi không giúp bạn nâng cao cuộc sống. Bạn có thể đọc 52 cuốn sách mỗi năm mà không thay đổi được gì cả.
Dale Carnegie từng nói kiến thức không phải là sức mạnh nếu nó không được áp dụng. Và để áp dụng những gì bạn đã đọc, trước tiên bạn phải nhớ những gì bạn đã đọc.
Nhà vật lý đoạt giải Nobel Richard Feynman (1918–1988) là một chuyên gia ghi nhớ những gì ông đã đọc.
Bill Gates đã áp dụng thành công công thức của Feynman đến mức ông đặt tên cho Feynman là “người thầy vĩ đại nhất mà tôi từng có”.
Tại sao nhiều người quên béng những gì mình đã đọc?
Hầu hết mọi người nhầm lẫn giữa tiếp thu với học tập. Họ nghĩ rằng chỉ cần đọc, xem hoặc nghe thì thông tin đó sẽ trở thành của họ.
Trừ khi bạn có một bộ nhớ khủng, nếu không thì tất cả những thông tin bạn đọc chỉ đơn thuần là thông tin.
Để bảo vệ bản thân khỏi bị kích thích quá mức, bộ não của chúng ta lọc và quên đi hầu hết những gì chúng ta tiếp thu. Nếu chúng ta nhớ tất cả những gì mình đã tiếp nhận, thì chúng ta đã không thể sống trên hành tinh này.
Nhưng người ta cứ hành động như thể bộ não của họ sẽ giữ mọi thứ. Họ tự vạch ra cho mình phải đọc một số lượng cụ thể sách mỗi năm. Vì quá tập trung vào số lượng, thay vì việc học, họ quên béng những gì đã đọc. Cuối cùng, đối với họ, đọc sách chỉ là giải trí.
Vào những năm 1850, chính Schopenhauer đã từng tuyên bố:
“Khi chúng ta đọc, có một người khác đang suy nghĩ giúp mình: chúng ta chỉ lặp lại quá trình suy nghĩ của người ấy. Vì vậy, để học, chúng ta cần phải tự mình suy nghĩ.”
Nếu một người đọc sách mà không dừng lại để suy nghĩ thì sẽ không nhớ cũng như không áp dụng được bất cứ điều gì họ đã đọc.
Bạn có thể dễ dàng nhận ra những người này.
Ví dụ: họ nói rằng họ đã đọc một cuốn sách, nhưng lại không đúc kết được điều gì. Có thể, họ đã không học được điều gì khi đọc cuốn sách đó.
Mortimer Adler đã nói rõ điều đó khi ông viết:
“Nếu người nào đó nói rằng: tôi biết tôi đang nghĩ gì, nhưng lại không thể diễn đạt nó ra, thì người đó thực sự chẳng biết mình đang nghĩ gì”.
May mắn thay, có một cách để chúng ta cải thiện được tình hình này. Chúng ta thực sự có thể học được điều gì đó từ những gì mình đã đọc. Và chúng ta đã biết điều này từ lâu.
Làm thế nào bạn có thể nhớ những gì bạn đã đọc?
Giảng dạy là cách hiệu quả nhất để đưa thông tin vào tâm trí bạn.
Ngoài ra, đây là một cách dễ dàng kiểm tra xem bạn có nhớ những gì mình đã đọc hay không. Bởi vì trước khi dạy, bạn phải thực hiện một số bước:
Lọc thông tin có liên quan, sắp xếp thông tin này và diễn đạt rõ ràng bằng vốn từ vựng của riêng bạn.
Không ai có thể vượt qua Feynman trong việc làm chủ quá trình này. Những người cùng thời biết đến ông vì ông có thể giải thích những quá trình phức tạp nhất bằng ngôn ngữ đơn giản nhất. Họ đặt biệt danh cho Feynman là “Người giải thích vĩ đại”.
Nếu bạn đang tìm kiếm một cách để thúc đẩy quá trình học tập và muốn trở nên thông minh hơn, thì Kỹ thuật Feynman có thể là cách tốt nhất để bạn học mọi thứ.
Kỹ thuật Feynman là một phương pháp giúp chúng ta ghi nhớ những gì đã đọc bằng cách sử dụng các khái niệm liên kết và xây dựng. Đó là một công cụ để ghi nhớ những gì bạn đã đọc bằng cách giải thích nó bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.
Kỹ thuật Feynman không chỉ là một công thức tuyệt vời để học mà còn là một cánh cửa dẫn đến một cách suy nghĩ khác cho phép bạn chia nhỏ các ý tưởng và định nghĩa lại chúng.
Điều tôi thích ở khái niệm này là cách tiếp cận: trí thông minh là một quá trình phát triển, kết hợp độc đáo với công trình của Carol Dweck, người đã mô tả chính xác sự khác biệt giữa tư duy cố định và tư duy phát triển.
4 BƯỚC BẠN CẦN THỰC HIỆN:
Về bản chất, kỹ thuật Feynman bao gồm bốn bước: xác định chủ đề, giải thích nội dung, xác định lỗ hổng kiến thức của bạn, đơn giản hóa giải thích của bạn. Đây là cách nó được áp dụng cho bất kỳ cuốn sách nào bạn đọc:
1 – CHỌN CUỐN SÁCH BẠN MUỐN GHI NHỚ
Sau khi bạn đọc xong một cuốn sách đáng nhớ, hãy lấy ra một tờ giấy trắng. Ghi lại tên sách.
Sau đó, hãy nhớ lại tất cả các nguyên tắc và điểm mấu chốt mà bạn muốn ghi nhớ. Nhiều người mắc sai lầm ở bước này, họ chỉ sao chép mục lục hoặc những dòng highlight của bản thân. Họ không gợi nhớ lại thông tin mình đã đọc, do đó, họ không thể học được gì cả.
Thay vào đó, điều bạn nên làm là tự nhớ lại các khái niệm và ý tưởng. Bước này đòi hỏi trí tuệ của bạn. Nhưng bằng cách suy nghĩ về các khái niệm, bạn đang tạo ra một trải nghiệm học tập hiệu quả.
Trong khi viết những điểm mấu chốt, hãy cố gắng sử dụng ngôn ngữ đơn giản nhất bạn có thể. Thông thường, chúng ta sử dụng những biệt ngữ phức tạp để che giấu sự không biết của mình. Những “từ ngữ to tát” và những “từ ngữ chuyên môn” khiến chúng ta không thể đi sâu vào vấn đề.
2 – GIẢ VỜ BẠN ĐANG GIẢI THÍCH NỘI DUNG CHO MỘT ĐỨA TRẺ 12 TUỔI
Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng nó không hề đơn giản. Trên thực tế, việc giải thích một khái niệm càng đơn giản càng tốt đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc.
Bởi vì khi bạn giải thích một ý tưởng từ đầu đến cuối cho một đứa trẻ 12 tuổi, bạn buộc mình phải đơn giản hóa các mối liên kết giữa các khái niệm.
Nếu bạn xung quanh bạn không có đứa trẻ nào 12 tuổi, hãy tìm một người bạn quan tâm đến vấn đề đó, ghi âm tin nhắn thoại để giải thích cho những người có cùng chí hướng với bạn hoặc viết ra lời giải thích của bạn dưới dạng bài đánh giá trên Amazon, Goodreads hoặc Quora.
3 – XÁC ĐỊNH LỖ HỔNG KIẾN THỨC CỦA BẠN VÀ ĐỌC LẠI
Giải thích những điểm mấu chốt của cuốn sách giúp bạn nhận ra những gì mình vẫn chưa hiểu. Sẽ có những chỗ bạn hiểu rất rõ. Ở có chỗ bạn sẽ hơi lấn cấn.
Chỉ khi bạn tìm thấy lỗ hổng kiến thức (tức là bạn thấy mình bỏ qua một khía cạnh quan trọng, hoặc khó khăn trong việc dùng từ hoặc liên kết các ý tưởng với nhau) bạn mới thực sự bắt đầu học.
Khi bạn biết mình đang mắc kẹt ở đâu, hãy cầm cuốn sách lên và đọc lại đoạn đó cho đến khi bạn có thể giải thích nó bằng ngôn ngữ đơn giản của mình.
Lấp lỗ hổng kiến thức là bước cần thiết để bạn thực sự nhớ những gì mình đã đọc và nếu bạn bỏ qua bước này, bạn sẽ ảo tưởng về kiến thức của mình.
4 - ĐƠN GIẢN HÓA GIẢI THÍCH CỦA BẠN
Tùy thuộc vào độ phức tạp của cuốn sách, bạn có thể giải thích và ghi nhớ các ý tưởng của tác giả luôn. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không chắc chắn, hãy thực hiện thêm bước đơn giản hóa này.
Hãy đọc to các ghi chú của bạn và sắp xếp chúng thành một câu chuyện đơn giản nhất có thể. Nếu lời giải thích nghe có vẻ đơn giản, đó là một dấu hiệu tuyệt vời cho thấy bạn đã thành công.
Chỉ khi bạn có thể giải thích bằng ngôn ngữ đơn giản thì bạn mới biết rằng bạn thực sự hiểu nội dung mình đã đọc.
Chúng ta lấy kiến thức và ý kiến của những người khác dựa trên sự tin tưởng; vốn là cách học nhàn rỗi và hời hợt. Điều chúng ta cần phải biến chúng thành của riêng mình.
Chúng ta cũng giống như một người khi cần lửa thì sang nhà hàng xóm xin, thấy một ngọn lửa rất ấm thế là ngồi tại chỗ sưởi ấm và rồi không nhớ mang về nhà. Chúng ta có ích lợi gì khi bụng đầy thịt nhưng nó không được tiêu hóa, nếu nó không được chuyển hóa thì sao có thể nuôi dưỡng và nâng đỡ chúng ta?
Kỹ thuật Feynman là một cách tuyệt vời để biến sự khôn ngoan từ sách thành của riêng bạn. Đó là một cách để chia nhỏ các ý tưởng và định nghĩa lại chúng.

 

jablonec

Rìu Chiến Chấm
Em đừng vì ai nữa
Hãy sống cho chính mình
Em hãy thôi bỏ bữa
Lúc nào cũng thật xinh.
Đời người có mấy bận
Em đếm đong làm gì
Miệng lưỡi người mặc kệ
Em để bụng làm chi.
Mỉm cười lên em nhé
Kiêu hãnh giữa cuộc đời
Ngẩng đầu lên em nhé
Để vương miện không rơi.
Cứ ngạo nghễ mà bước
Có chi mà sợ đời
Hãy sống như mơ ước
Để đời sợ em ơi...
{ Tác giả: Nguyễn Hương Quỳnh }

 

jablonec

Rìu Chiến Chấm
ĐÁNH MẤT AI ĐÓ, ĐÔI KHI LẠI LÀ CHUYỆN TỐT
Cuộc đời giống chúng ta giống như 1 chuyến xe buýt vậy. Có người lên và sẽ có cả người xuống. Có người chỉ đi cùng 1 đoạn đường thật bình yên. Cũng có người đi 1 đoạn đường ngắn mà gây rối ầm ĩ ồn ào đến khó chịu. Có người bước lên rồi bước xuống thật nhanh. Cũng có người sẽ đi cùng ta đến hết chặng đường.
Bạn thân mến,
Không phải tất cả những người mà bạn đánh mất đều là một mất mát. Thi thoảng khi mà ai đó bước ra khỏi cuộc đời bạn thực chất lại là một điều may mắn.
Đó là sự thật. Nếu mối quan hệ đó không ra gì thì hãy để người đó bước ra khỏi đời mình. Cũng như trên chuyến xe buýt. Có người bước xuống sẽ làm cho ta thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Nếu phần lớn thời gian họ hay lạnh lùng lừa dối, sân si, đòi hỏi, thậm chí là đâm sau lưng bạn thì cách tốt nhất là tiễn họ ra đi thật nhanh.
Và Ta cần ngừng ngay việc cố gắng chắp vá mọi thứ với những người đó. Vì thực tế bạn có cố thế nào thì mối quan hệ cũng chẳng thể như xưa. Càng níu càng buồn, người tổn thương chỉ là chính bạn mà thôi.
Vài người chỉ có ý nghĩa đối với cuộc đời ta trong một khoảng thời gian nào đó thôi. Họ chỉ có thể đi cùng ta 1 đoạn đường trên chuyến xe buýt.
Thỉnh thoảng chúng ta cần tạm biệt một ai đó để tiếp tục con đường của mình. Thỉnh thoảng bạn sẽ phải rời xa một ai đó để cuộc sống của mình trở nên bình yên và hạnh phúc hơn.
Tình yêu cũng vậy. Đánh mất một ai đó cũng là một phần của sự trưởng thành. Thà cô đơn trong một khoảng thời gian còn hơn sa vào những mối quan hệ sai lầm và nguy hại chỉ để bớt buồn ngay tức khắc.
Thà chỉ có một, hai người bạn chân thành còn hơn cả đống đứa bạn giả tạo, người hay giả vờ quan tâm mình nhưng thực chất lại mừng thầm lúc mình gặp nạn.
Người nên đến thì sẽ đến. Người nên đi bạn không có cách nào giữ được.
Thay vì cứ mãi buồn vì những người đã rời xa ta, hãy biết ơn, trân trọng những bóng hình vẫn luôn ở đó, bên mình khi vui vẻ cũng như lúc khó khăn.
-----
GỬI TÔI Ở MỘT THẾ GIỚI SONG SONG NÀO ĐÓ - Cuốn sách giúp bạn trưởng thành!

 

jablonec

Rìu Chiến Chấm
Người biết rõ điều bạn thích nhưng luôn cố làm trái ý bạn là do người không để bạn trong lòng.
Bạn cố làm mọi thứ mà người thích nhưng người mãi mãi cũng không rung động là do người đã có một ai đó khác bạn trong lòng.
Điều cần làm ở đây là từ bỏ, một ngày tồi tệ tốt hơn nhiều so với nhiều ngày tồi tệ. Thứ bạn thích không thích bạn thì ngay giây phút đó nó đã không xứng đáng với bạn rồi.
Đừng nghĩ về tình yêu nữa, hạnh phúc không nhất định là phải yêu nhưng yêu bản thân mình thì đó là điều nhất định bạn phải làm.

 

jablonec

Rìu Chiến Chấm
Vì vậy, hãy cứ bình tâm, em nhé. Cuộc đời ta cũng như rượu vang vậy. Có những loại vài tháng là uống được. Nhưng cũng có loại phải lưu giữ rất nhiều năm để đạt độ chín cần thiết. Điều quan trọng không phải là sớm hay muộn, mà là đúng lúc. Bởi mọi thứ đều có thời điểm của riêng nó. Vị rượu ngon chính là phần thưởng của tháng năm…
- Nếu biết trăm năm là hữu hạn | Phạm Lữ Ân -

 

jablonec

Rìu Chiến Chấm
Nhớ phải ăn đủ bữa
hoa trước cửa nhớ chăm
những chuyện xưa mục rữa
đừng mang ra khóc thầm
nếu hôm nay mệt quá
nhớ phải biết nghỉ ngơi
đừng ôm nhiều uất ức
để đêm nằm chơi vơi
đừng ăn nhiều mì gói
hay bỏ bữa sáng, trưa
đừng mang thân thể nhỏ
để đánh liều, rõ chưa?
thế giới này xấu lắm
buồn nhiều ơi là nhiều
em ơi, yêu mình trước
đời sẽ hiền bao nhiêu...