Đang làm công chức nhà nước có nên nghỉ làm giảng viên? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Đang làm công chức nhà nước có nên nghỉ làm giảng viên?

Prolataiha

Gà con
Mình hiện đang làm công chức cấp huyện mảng xây dựng ngày làm việc 8 tiếng (thứ 2 - 6) làm được 2 năm do mình tự thi công chức đậu, nhưng lương thấp và mình không có gốc (tương lai mù mịt) do tự thi đậu vào.
Nhưng mới đây gần nhà mình có trường đại học đang tuyển giảng viên xây dựng do mình đã có bằng thạc sĩ.

Các anh chị có ý kiến về trường hợp mình không như tiêu đề bên trên bỏ biên chế để qua làm giảng viên (hợp đồng thoi)!
 

laothaiquan

Rìu Chiến Bạc Chấm
Mạnh dạn thay đổi môi trường đi bạn. Môi trường nào thì cũng có cái khắc nghiệt, góc khuất của nó mà ta phải thích nghi, không đứng ở giữa đàng được đâu. Về lương thì giảng viên cao hơn công chức nhưng bổng thì ít hơn công chức nhưng tối thì ngủ yên.

bạn làm một phép nội suy để tính thiệt hơn xem.
 

NguoiNongDan

H A R D C O R D
Chủ yếu bạn đam mê cái gì!
Làm vì tiền hay làm vì trình độ chuyên môn!
Đừng đứng núi này trông núi nọ!
Chúc bạn đi đúng hướng.
 

meebo

Rìu Vàng Đôi
Bạn thấy làm công chức hiện tại có chán không? làm mà không có phe phái ăn nhậu thì làm sao thăng tiến.
Nếu thấy chán hãy liều mình bước ra khỏi vùng an toàn để tìm kiếm cơ hội mới và mối quan hệ mới.
Tất nhiên lựa chọn là ở bạn nhưng bạn đã đăng câu hỏi tức là bạn không muốn làm nhà nước nữa rồi (tôi cho là vậy).
Thế thì hãy nắm bắt đi bạn :)
 

Tuc Vang

Rìu Sắt
Trình của bạn như vậy thì còn gì mà suy nghĩ nữa, cứ bước ra sông lớn mà bơi thôi. Nhưng dù bơi có giỏi đến đâu cũng nên phòng hờ 1 cái phao bạn nhé. Môi trường nào cũng có ganh đua, bè phái, gốc to, gốc nhỏ thôi, quan trọng mình có chịu được để làm và có đươc thu nhập như mình mong muốn hay không. Chúc bạn có được may mắn và công việc được như ý của mình.
 

tigerbeer400

Rìu Bạc
Làm nhà nước: lúc đầu có nhiệt huyết, làm thời gian bị chây lỳ vì: làm nhiều cũng nhiêu đó, làm ít cũng nhiêu đó, ngày làm 8 tiếng xong về, lương thấp.
Làm tư nhân: không cố gắng bị ra rìu ngay, quan tâm hiệu suất, ko quan tâm bạn làm thế nào, làm mình phải năng động, phải nỗ lực, phải suy nghĩ, càng làm kinh nghiệm càng nhiều.
Vấn đề bạn mún thế nào thôi. Và 1 vấn đề cốt lõi bạn phải chuẩn bị tâm lý. Làm nhà nước -> bay ra làm tư nhân thì phải cố gắng rất nhiều vì áp lực công việc, còn làm tư nhân xong vô làm nhà nước thì thấy nhàn.
 

Jonavrek

Búa Đá
Nếu bạn muốn an phận thì tiếp tục công chức, có thể kiếm thêm bằng việc đi dạy vào những lúc rảnh rỗi.
Nếu bạn thực sự giỏi chuyên môn, muốn làm giàu chính đáng thì xin mời nhảy ra ngoài.
 

tvthoi1984

Rìu Vàng Đôi
VIP User
Cái bằng thạc sĩ ở cấp huyện thì nó cũng nhỉnh thật, nhưng để dạy đại học thì bạn cần cố gắng nhiều hơn nữa.
Theo mình: bạn đam mê cái nào thì đu theo thôi. làm việc mà không đam mê thì làm nó chả ra hồn đâu.
(Nói nhỏ với bạn: Bằng Th.s cấp huyện giờ đầy)
 

likeifyoulike

Rìu Vàng

Vì sao nhiều người muốn lấy bằng thạc sĩ?​

Tiến sĩ Hồ Xuân Mai, phụ trách bộ môn ngôn ngữ học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ, cho biết học viên mà ông quan sát thấy trong các lớp mình dạy có nhiều dạng.

a1_igle.jpg

Ảnh minh họa​

Trước hết, một bộ phận học để tìm việc làm vì hiện nay nhiều người tốt nghiệp ĐH không tìm được việc làm nên học lên thạc sĩ cũng có thể là một con đường để giải quyết thất nghiệp. Thứ hai, những người học thạc sĩ là bắt buộc để chuẩn hóa quy định về vị trí lãnh đạo. Thứ ba, người học là con, cháu của các cán bộ lãnh đạo. Họ gần như được để sẵn “ghế” làm việc. Chỉ cần đi học để hoàn tất về bằng thạc sĩ, sẽ “danh chính ngôn thuận” được cất nhắc vào các vị trí này.

Trưởng phòng sau ĐH của một trường ĐH công lập lớn tại TP.HCM cũng cho biết có những người đăng ký học thạc sĩ vì kiến thức. Thậm chí, có người đi học để làm gương cho con cháu dù 50 - 60 tuổi. Tuy nhiên, cũng có nhiều người đi học vì những lý do khác. Đầu tiên, là để “tẩy bằng” ĐH tại chức. Chỉ cần học thạc sĩ là trở thành bằng chính quy, không ai quan tâm đến bằng ĐH tại chức nữa. Thứ hai, là đi học vì bổ nhiệm. Hiện nay nhiều địa phương đều có chuyện bổ nhiệm dựa vào bằng cấp. Giữa một người có bằng ĐH và một người có bằng thạc sĩ, họ sẽ ưu tiên lựa chọn người có bằng thạc sĩ. Đó là lý do nhiều người ở tỉnh đua nhau học thạc sĩ như vậy.
Tiến sĩ Vũ Thế Dũng, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết thành phần người học cao học hiện nay phân khúc rất mạnh. Điều này đến từ chất lượng của việc đào tạo thạc sĩ ngày càng thấp, thậm chí thua cả chương trình ĐH tốt.

“Buổi tối vào nhiều lớp thạc sĩ rất buồn. Chất lượng người học rất yếu”.

Vì thế, rất nhiều người giỏi, có nhu cầu học chương trình tốt thật sự sẽ chọn lựa chương trình thạc sĩ của nước ngoài để học dù yêu cầu về thi cử, nội dung... cao hơn. Nhóm này thường là chủ các doanh nghiệp, đi làm các công ty nước ngoài. Người học đóng học phí cao, khoảng 300 triệu đồng/chương trình, có cam kết, có trách nhiệm nên học tốt.
“Trong các lớp tôi dạy, người làm việc ở các sở ban ngành đi học cũng khá nhiều. Vì muốn thăng tiến thì bằng thạc sĩ cũng là một ưu tiên. Họ đi học cũng có mục đích này”.
Nguồn: Báo Thanh Niên
 
Sửa lần cuối:

Prolataiha

Gà con
Các bác nói nhiều ý cũng đúng. Công chức nhậu nhiều lắm, lấy lòng cấp trên, lương thấp trong khi trường đại học gần nhà lại tuyển giảng viên.!
 


Top