VoDanhPhD
Rìu Chiến
Là một trong những quốc gia đang có tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhất hiện nay, Hàn Quốc hy vọng những ý tưởng đột phá về mặt công nghệ sẽ giúp họ kiểm soát và đẩy lùi chủng virus nguy hiểm này tốt hơn.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hàn Quốc đã tiến hành rất nhiều biện pháp công nghệ để hỗ trợ người dân theo dõi, phòng chống và cập nhật thông tin về chủng virus này.
Cụ thể, Hàn Quốc đã thiết lập hệ thống gồm 50 trạm kiểm dịch siêu tốc, phân bố tại nhiều tuyến phố khác nhau và dự tính sẽ áp dụng cho toàn bộ các thành phố lớn trong thời gian tới. Theo đó, các tài xế chỉ cần tạt qua đây, mở cửa sổ để nhân viên y tế đo thân nhiệt và lấy mẫu mà không cần phải ra khỏi xe. Toàn bộ quá trình trên chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút, và đội ngũ y tế cũng được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ trước khi làm việc.
Chỉ mất khoảng 10 phút là đội ngũ y tế tại các trạm kiểm dịch siêu tốc đã đo thân nhiệt và lấy mẫu xét nghiệm xong.
Bác sĩ Shin Hee Jun, hiện đang công tác tại bệnh viện Đại học Soonchunhyang, Bucheon, Seoul cho biết sáng kiến độc đáo này lấy cảm hứng từ một cuộc diễn tập chống khủng bố. Với kinh nghiệm từ dự án nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) trong năm 2018, ông là một trong những người đã tham gia thảo luận và đề xuất ứng dụng phương án kiểm dịch siêu tốc trên đây.
Bác sĩ Shin cho biết mục tiêu của phương án này là hạn chế tối đa tương tác trực tiếp giữa người với người, giảm thiểu khả năng lây nhiễm chéo. Ngoài ra, vì quá trình xét nghiệm khá nhanh nên có thể tiến hành với nhiều người khác nhau, giúp đẩy nhanh công tác theo dõi và kiểm soát tình hình lây lan của Covid-19.
Ông chia sẻ: “Ban đầu, tôi không nghĩ phương án trạm kiểm dịch siêu tốc này sẽ nhận được nhiều sự quan tâm đến vậy. Thế nhưng khi Covid-19 bùng nổ và lan rộng tại Daegu, nó lại trở thành một công cụ cực kì đắc lực và hiệu quả”. Theo các báo cáo cho thấy, tốc độ kiểm dịch của mỗi trạm này rất ấn tượng, mỗi giờ có thể tiến hành lấy mẫu của 6 người khác nhau, nghĩa là nhanh gấp 3 lần so với các cơ sở y tế xét nghiệm thông thường.
Các trạm kiểm dịch này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xét nghiệm Covid-19.
Bên cạnh đó, ý tưởng độc đáo này cũng nhận được nhiều đánh giá tích cực của cả người dân trong nước lẫn bạn bè quốc tế. Kim Je Hye, một cư dân sống tại Daegu cho biết: “Vì không muốn tiếp xúc với những người khác, tôi đã tìm đến những trạm kiểm dịch nhanh. Rất tiện lợi và hiệu quả”. Jeffrey Jones, trưởng Phòng Thương mại Mỹ tại Hàn Quốc cũng gọi đây là giải pháp cực kì sáng tạo; trong khi Ian Bremmer, nhà sáng lập Eurasia Group nhận định đây là phương án đóng vai trò quan trọng giúp Hàn Quốc đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Không chỉ tập trung vào khâu xét nghiệm, Hàn Quốc cũng đặc biệt chú trọng truyền thông để giúp người dân cập nhật tin tức liên quan đến Covid-19 nhanh chóng và chính xác nhất. Mới đây, Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc đã ra mắt ứng dụng di động mới để hỗ trợ chính quyền địa phương, các thành phố lớn kiểm soát chặt chẽ những trường hợp nghi nhiễm Covid-19. Tận dụng khả năng định vị GPS, ứng dụng này sẽ liên tục theo dõi và gửi cảnh báo về những trường hợp tự ý rời khỏi khu vực cách ly. Ngoài tiếng Hàn, người dùng cũng có thể lựa chọn ngôn ngữ Anh hoặc Trung, cho phép khách nước ngoài sử dụng mà không gặp khó khăn gì.
Kể từ khi ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên vào cuối tháng 1 vừa qua, Hàn Quốc cũng đã đẩy mạnh nhiều công cụ trực tuyến để liên tục cập nhật thông tin về chủng virus mới này. Trong đó có thể kể đến một số dịch vụ bản đồ số như Corona Nearby, Coronamap Live hay Corona Map. Ngoài ra, những du khách đến từ các quốc gia khác như Trung Quốc cũng buộc phải tải về smartphone 1 ứng dụng chuyên dụng, có khả năng hỗ trợ tự chẩn đoán và báo cáo tình hình sức khỏe theo thời gian thực để hỗ trợ chính quyền phòng dịch tốt hơn.
Các ứng dụng bản đồ trực tuyến đang rất phát triển tại Hàn Quốc với chú thích khá rõ ràng, ví dụ như khu vực màu đỏ là có ca Covid-19 trong vòng 24 giờ vừa qua; màu vàng là nơi bệnh nhân đã từng đến từ 8 ngày trước, hay màu xanh lá là hơn 9 ngày trước.
Giống như Trung Quốc, máy bay không người lái (drone) cũng đang trở thành 1 món vũ khí lợi hại trong trận chiến với Covid-19. Bên cạnh tác dụng tuyên truyền thông tin, drone còn được sử dụng để phun thuốc khử trùng từ trên cao, có thể bao phủ 1 diện tích rộng lớn chỉ trong 1 khoảng thời gian ngắn, hoạt động độc lập mà không cần nhiều người điều khiển.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hàn Quốc đã tiến hành rất nhiều biện pháp công nghệ để hỗ trợ người dân theo dõi, phòng chống và cập nhật thông tin về chủng virus này.
Bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 do công ty Seegene sản xuất |
Cụ thể, Hàn Quốc đã thiết lập hệ thống gồm 50 trạm kiểm dịch siêu tốc, phân bố tại nhiều tuyến phố khác nhau và dự tính sẽ áp dụng cho toàn bộ các thành phố lớn trong thời gian tới. Theo đó, các tài xế chỉ cần tạt qua đây, mở cửa sổ để nhân viên y tế đo thân nhiệt và lấy mẫu mà không cần phải ra khỏi xe. Toàn bộ quá trình trên chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút, và đội ngũ y tế cũng được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ trước khi làm việc.
Chỉ mất khoảng 10 phút là đội ngũ y tế tại các trạm kiểm dịch siêu tốc đã đo thân nhiệt và lấy mẫu xét nghiệm xong.
Bác sĩ Shin Hee Jun, hiện đang công tác tại bệnh viện Đại học Soonchunhyang, Bucheon, Seoul cho biết sáng kiến độc đáo này lấy cảm hứng từ một cuộc diễn tập chống khủng bố. Với kinh nghiệm từ dự án nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) trong năm 2018, ông là một trong những người đã tham gia thảo luận và đề xuất ứng dụng phương án kiểm dịch siêu tốc trên đây.
Bác sĩ Shin cho biết mục tiêu của phương án này là hạn chế tối đa tương tác trực tiếp giữa người với người, giảm thiểu khả năng lây nhiễm chéo. Ngoài ra, vì quá trình xét nghiệm khá nhanh nên có thể tiến hành với nhiều người khác nhau, giúp đẩy nhanh công tác theo dõi và kiểm soát tình hình lây lan của Covid-19.
Ông chia sẻ: “Ban đầu, tôi không nghĩ phương án trạm kiểm dịch siêu tốc này sẽ nhận được nhiều sự quan tâm đến vậy. Thế nhưng khi Covid-19 bùng nổ và lan rộng tại Daegu, nó lại trở thành một công cụ cực kì đắc lực và hiệu quả”. Theo các báo cáo cho thấy, tốc độ kiểm dịch của mỗi trạm này rất ấn tượng, mỗi giờ có thể tiến hành lấy mẫu của 6 người khác nhau, nghĩa là nhanh gấp 3 lần so với các cơ sở y tế xét nghiệm thông thường.
Các trạm kiểm dịch này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xét nghiệm Covid-19.
Bên cạnh đó, ý tưởng độc đáo này cũng nhận được nhiều đánh giá tích cực của cả người dân trong nước lẫn bạn bè quốc tế. Kim Je Hye, một cư dân sống tại Daegu cho biết: “Vì không muốn tiếp xúc với những người khác, tôi đã tìm đến những trạm kiểm dịch nhanh. Rất tiện lợi và hiệu quả”. Jeffrey Jones, trưởng Phòng Thương mại Mỹ tại Hàn Quốc cũng gọi đây là giải pháp cực kì sáng tạo; trong khi Ian Bremmer, nhà sáng lập Eurasia Group nhận định đây là phương án đóng vai trò quan trọng giúp Hàn Quốc đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Nhân viên khử trùng khu ổ chuột tại Seoul hôm 3/3. |
Không chỉ tập trung vào khâu xét nghiệm, Hàn Quốc cũng đặc biệt chú trọng truyền thông để giúp người dân cập nhật tin tức liên quan đến Covid-19 nhanh chóng và chính xác nhất. Mới đây, Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc đã ra mắt ứng dụng di động mới để hỗ trợ chính quyền địa phương, các thành phố lớn kiểm soát chặt chẽ những trường hợp nghi nhiễm Covid-19. Tận dụng khả năng định vị GPS, ứng dụng này sẽ liên tục theo dõi và gửi cảnh báo về những trường hợp tự ý rời khỏi khu vực cách ly. Ngoài tiếng Hàn, người dùng cũng có thể lựa chọn ngôn ngữ Anh hoặc Trung, cho phép khách nước ngoài sử dụng mà không gặp khó khăn gì.
Kể từ khi ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên vào cuối tháng 1 vừa qua, Hàn Quốc cũng đã đẩy mạnh nhiều công cụ trực tuyến để liên tục cập nhật thông tin về chủng virus mới này. Trong đó có thể kể đến một số dịch vụ bản đồ số như Corona Nearby, Coronamap Live hay Corona Map. Ngoài ra, những du khách đến từ các quốc gia khác như Trung Quốc cũng buộc phải tải về smartphone 1 ứng dụng chuyên dụng, có khả năng hỗ trợ tự chẩn đoán và báo cáo tình hình sức khỏe theo thời gian thực để hỗ trợ chính quyền phòng dịch tốt hơn.
Các ứng dụng bản đồ trực tuyến đang rất phát triển tại Hàn Quốc với chú thích khá rõ ràng, ví dụ như khu vực màu đỏ là có ca Covid-19 trong vòng 24 giờ vừa qua; màu vàng là nơi bệnh nhân đã từng đến từ 8 ngày trước, hay màu xanh lá là hơn 9 ngày trước.
Giống như Trung Quốc, máy bay không người lái (drone) cũng đang trở thành 1 món vũ khí lợi hại trong trận chiến với Covid-19. Bên cạnh tác dụng tuyên truyền thông tin, drone còn được sử dụng để phun thuốc khử trùng từ trên cao, có thể bao phủ 1 diện tích rộng lớn chỉ trong 1 khoảng thời gian ngắn, hoạt động độc lập mà không cần nhiều người điều khiển.
Theo YonhapNews