Hè sắp đến, mọi người thường đi du lịch vùng biển và chắc chắn sẽ thích thưởng thức những món hải sản . Nếu bạn là nhà hàng hoặc người tiêu dùng bình thường cũng như người bán hải sản cần chú ý.
Khi các bạn gặp loài bạch tuộc bông có màu sắc như hình ảnh minh họa dưới đây thì cần phải bỏ đi ngay.
Đây là loại bạch tuộc đốm xanh, con này cầm nắm bằng tay không thôi cũng nguy hiểm bởi nó mang chất độc Tetrodotoxin ở tuyến nước bọt, nếu lỡ chẳng may mà mang về chế biến xào nấu có thể dẫn tới ngộ độc đường tiêu hoá, nhẹ thì tiêu chảy buồn nôn, mà nặng có thể dẫn tới truỵ tim, liệt cơ hô hấp và tử vong.
Trước đây các cơ quan truyền thông cũng từng chia sẻ cách báo về việc người dân bị loài bạch tuộc này cắn ngộ độc tự vong
(CAO) Những ngày gần đây, dư luận xôn xao trước tin chị P.T.T (33 tuổi, ngụ thôn Hà Giáng, xã Vinh Hà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) trong lúc kéo lưới đánh...
Bạch tuộc đốm xanh là thủ phạm gây ra một số vụ ngộ độc ở nước ta. Đây là loài mực nhỏ, nặng trung bình khoảng 50g, thân dài không quá 50mm, có 8 tay bám dài chừng 8-10cm. Bạch tuộc đốm xanh sống ở các vùng nhiều san hô chết và các rạn san hô ven bờ vùng Bình Thuận, Khánh Hòa, Côn Đảo ở nước ta.
Biá»u hiá»n phá» biến của dỠứng, ngá» Äá»c hải sản là ná»i má» Äay trên da, nóng da, chân tay sÆ°ng phù, mà mắt sụp.
Theo Wiki Bạch tuộc đốm xanh, tạo thành chi
Hapalochlaena, gồm bốn loài bạch tuộc rất độc được tìm thấy ở các bể thủy triều và rạn san hô thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, từ lãnh hải Nhật Bản tới Australia.Chúng có thể được nhận biết nhờ vào lớp da màu vàng và những đốm màu xanh biển đặc trưng, thứ có khả năng thay đổi màu sắc đột ngột khi bị đe dọa. Chúng ăn những động vật nhỏ như cua, cua ẩn sĩ, tôm, và các loài giáp xác khác.
Chúng được công nhận là một trong những sinh vật biển độc nhất trên thế giới. Dù có kích cỡ nhỏ từ 12 đến 20 cm (4,7 đến 7,9 in) và có bản tính khá ngoan ngoãn, nhưng chúng là loài nguy hiểm đối với con người nếu bị khiêu khích và chạm vào bởi vì nọc độc của chúng có chứa chất độc thần kinh tetrodotoxin cực mạnh.
Bạch tuộc đốm xanh dù có kích cỡ nhỏ nhưng lại chứa đủ độc tố để giết hai mươi sáu người trưởng thành trong vài phút. Vết cắn của chúng nhỏ và thường không gây đau đớn, nhiều nạn nhân không hề nhận ra họ đã bị nhiễm độc cho tới khi họ bắt đầu bị giảm áp hô hấp và bị liệt. Vẫn chưa có chất kháng nọc độc của bạch tuộc đốm xanh.
Nọc độc
Bạch tuộc đốm xanh tại New South Wales, Australia
Bạch tuộc đốm xanh tiết ra nọc độc chứa tetrodotoxin, histamine, tryptamine, octopamine, taurin, acetylcholine và dopamine. Nọc độc của nó có thể gây buồn nôn, ngừng thở, suy tim, nghiêm trọng hơn là tê liệt toàn thân, mù lòa thậm chí dẫn đến tử vong trong vòng vài phút nếu không được cứu chữa kịp thời. Nguyên nhân tử vong thường là nghẹt thở do tê liệt cơ hoành.
Thành phần chính trong độc tố thần kinh của bạch tuộc đốm xanh là một hợp chất ban đầu được gọi là maculotoxin nhưng sau đó được đồng nhất với tetrodotoxin, một chất độc thần kinh thường được tìm thấy trong cá nóc cũng như một số loài ếch phi tiêu độc khác. Tetrodotoxin độc hơn 1.200 lần so với xyanua. Tetrodotoxin chặn các kênh natri, gây tê liệt vận động, ngừng hô hấp trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc. Độc tố tetrodotoxin được sản xuất bởi vi khuẩn trong tuyến nước bọt của con bạch tuộc.
Nạn nhân thường bị nhiễm độc do phơi nhiễm nọc độc của bạch tuộc đốm xanh. Theo bản năng, khi đối mặt với nguy hiểm, loài động vật này sẽ chạy trốn. Tuy nhiên, nếu mối đe dọa vẫn còn hiện hữu, nó sẽ buộc phải tự vệ đồng thời phô ra bên ngoài những chiếc đốm màu xanh của nó. Khi con bạch tuộc bị dồn ép đến đường cùng và rồi ai đó bất cẩn chạm vào nó, anh ta sẽ có nguy cơ bị cắn và bị trúng độc.
Tetrodotoxin có thể được tìm thấy trong hầu hết các cơ quan cùng các tuyến cơ thể của loài bạch tuộc đốm xanh. Ngay cả những khu vực nhạy cảm của cơ thể, loại chất độc này vẫn có mặt mà không gây ra tác động đối với các chức năng bình thường của nó. Có thể là do loài bạch tuộc này có hệ thống tuần hoàn độc nhất. Trên thực tế, bạch tuộc mẹ sẽ tiêm chất độc thần kinh vào đứa con của mình khi còn trong trứng để khiến bào thai tự tạo nọc độc trước khi nở.
Phản ứng
Tetrodotoxin gây tê liệt toàn thân nghiêm trọng. Nạn nhân ngộ độc tetrodotoxin có thể nhận thức đầy đủ về môi trường xung quanh nhưng không thể di chuyển cơ thể. Do tình trạng tê liệt, họ không có cách nào để báo hiệu cũng như thể hiện tình trạng ngặt nghèo nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ. Tương tự như ngộ độc curare hoặc pancuronium bromide, nạn nhân vẫn hoàn toàn tỉnh táo và cảnh giác. Ảnh hưởng của tetrodotoxin chỉ là tạm thời và chất độc này sẽ dần bất hoạt trong một vài giờ khi được cơ thể chuyển hóa và bài tiết.
Các triệu chứng khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao nhất vì kích thước cơ thể nhỏ.
Điều trị
Phương pháp sơ cứu khi bị trúng độc là tạo sức ép lên vết thương đồng thời hô hấp nhân tạo một khi tình trạng tê liệt đã khiến các cơ hô hấp của nạn nhân bị vô hiệu hóa. Điều này thường xảy ra trong vòng vài phút sau khi bị cắn. Do nọc độc chủ yếu gây chết người thông qua sự tê liệt, nạn nhân thường sẽ được cứu nếu hô hấp nhân tạo kịp thời và duy trì việc này trước khi chứng xanh tím và hạ huyết áp xảy ra. Sơ cứu bằng hô hấp nhân tạo cho đến khi nạn nhân hỗ trợ y tế sẽ tăng cơ hội sống sót của nạn nhân lên đáng kể. Tại các cơ sở y tế, nạn nhân sẽ được cho thở máy đến khi cơ thể được loại bỏ độc tố. Các nạn nhân sống sót sau hai mươi bốn giờ đầu kể từ lúc ngộ độc tetrodotoxin thường hồi phục hoàn toàn.
Tham khảo Wiki và Facebook Mai Trang