This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Hướng dẫn Cài đặt & Sử dụng - Phần mềm tạo và quản lý máy ảo Boxes trên Linux

Bim Sponges

Moderator
Thành viên BQT


Chúng ta ít nhiều cũng đều biết tới các phần mềm ảo hóa để cài đặt và sử dụng các hệ điều hành khác nhau trên hệ điều hành gốc như VMware Workstation, Virtualbox, hôm nay mình sẽ hướng dẫn cài đặt & sử dụng (cơ bản) một phần mềm được phát triển riêng trên Linux được viết trong môi trường Gnome dựa vào Qemu để tạo máy ảo Windows.

Ít nhiều thì sau khi trải nghiệm, mình rút ra được là nó chỉ hỗ trợ tốt máy ảo Linux nên nếu bạn có ý định dùng máy ảo Windows trên Linux (như trong trường hợp này mình đang test) thì nên dùng Vmware hoặc Virtualbox, nó cực kì lằng nhằng ở khâu cấu hình cho Screen Resolution vì phải bổ sung thêm phần còn thiếu (bên thứ ba) và Boxes không có bổ sung dùm như hình dưới, nhìn muốn lên độ (mấy phần mềm ảo hóa khác thì ngay từ đầu đã dễ nhìn và đi kèm Guest Tools của chính nó rồi).


Lưu ý -
Điểm mạnh
:
- Do được viết trong môi trường Gnome của Linux nên Boxes có thể khai phá tối đa tiềm năng của phần cứng thông qua Kernel.
- Giao diện đơn giản, dễ hiểu sau một vài lần sử dụng.
- Cài đặt đơn giản không đi kèm quá nhiều tiểu tiết.
- Không kén phần cứng, nhận diện tốt.
- Dung lượng cài đặt nhẹ nhàng, tầm 10MB đổ lại (không tính dữ liệu lúc sử dụng và bộ nhớ đệm).
Điểm yếu:
- Chỉ hỗ trợ tốt cho máy ảo Linux, nếu dùng máy ảo Windows phải cài thêm Guest Tools sau khi đã cài Windows xong nên lúc ban đầu hơi bị lên độ mắt vì nó quá nhỏ (mình đã test trên màn hình 2k và 4k, nhỏ như nhau và không liên quan tới độ phân giải của màn).
- Vì ăn sâu trong Kernel nên khi khởi động máy ảo có thể hơi lag nhẹ tí (cấu hình máy mình là Core Ultra 7 155H, Ram 32GB, cảm nhận được sự lag của nó thông qua độ trễ của thao tác chuột).
- Chuyển hướng thiết bị dễ xảy ra lỗi mount phân vùng sau khi trả về cho máy thật, phải khởi động lại (đơn giản) hoặc chạy các lệnh dạng re-mount mới khắc phục được.
- Cấu hình nâng cao phải chỉnh trong Configuration, dành cho những ai có thể đọc hiểu được cấu hình hệ thống.

Cài đặt và chuẩn bị -
Trước tiên là cài phần bổ trợ cần thiết, bạn mở Terminal (tổ hợp phím Ctrl Alt T), nhập lệnh dưới để cài đặt (ở thời điểm mình viết bài này, phiên bản của nó đang là 0.22.1).
sudo apt install spice-vdagent -y

Tiếp theo, cài đặt Boxes.
sudo apt install gnome-boxes -y
Sau khi cài đặt, tải sẵn Spice Guest Tools (trong trường hợp bạn dự định tạo máy ảo Linux thì bỏ qua bước này) để chuẩn bị sử dụng trong máy ảo Windows.

Cách sử dụng -
Có thể chạy lệnh dưới hoặc ấn tổ hợp phím Super (Windows) A mở Apps tìm Boxes.
- Giao diện của chương trình:

- Ấn vào dấu + hoặc dấu mũi tên chĩa xuống kế dấu + (nó cũng như nhau), bạn sẽ có 2 lựa chọn: 1 là chọn từ ISO hoặc QCOW2, 2 là chọn trong danh sách hệ điều hành mà chương trình hỗ trợ để tự tải.

- Đây là sau khi chọn mục 1 (mình đã trỏ sẵn nơi lưu ISO của mình):

- Đây là khi chọn mục 2 (sau đó mình chọn một hệ điều hành nào đó mình thích, chương trình sẽ tự tải):


- Quay lại, bài viết này chúng ta theo phương án 1 là dùng ISO, sau khi chọn ISO, mặc định ISO sẽ không được chọn đúng hệ điều hành, bạn phải chọn đúng hệ điều hành ở mục Search trong phần Operating System (ở đây mình sẽ chọn Microsoft Windows 11):


- Mục Firmware bạn nhớ chọn cho phù hợp với bản Windows của mình là BIOS hoặc UEFI (ở đây mình chọn UEFI), mục Resources bao gồm lượng Ram và dung lượng ổ cứng cho máy ảo, xong hết ấn Create là được:

- Chương trình sẽ hỏi bạn có muốn ngăn phím tắt không, nếu muốn thì Allow, không thì Deny, cửa sổ này chỉ hiện ra 1 lần với mỗi máy ảo lúc cài đặt:


- Cài Windows thì anh em chắc biết hết rồi nên mình nhảy cóc tí (có thể ấn dấu mũi tên góc trên bên trái để quay về hiển thị danh sách máy ảo, ấn phải vào máy ảo chọn Force Shutdown nếu chưa muốn cài đặt):


- Vào cấu hình máy ảo bằng cách ấn phải vào nó và chọn Preferences, sẽ có ba thẻ chính là:
* Resources: kiểm soát tài nguyên cấp cho máy ảo, riêng mục Allow running in background bạn nên bật nếu còn sử dụng bên ngoài (nếu chỉ tập trung dùng máy ảo thì tắt nó cũng được), hạn chế chỉnh sửa ở Edit Configuration nếu chưa hiểu rõ Boxes (mình sẽ không hướng dẫn cái này vì nó là chuyên sâu, không chỉnh đúng sẽ sụp luôn cả máy ảo).
* Devices & Sharing: liệt kê các thiết bị đang kết nối với máy thật để chuyển hướng kế nối sang máy ảo và ngắt kết nối ở máy thật, thư mục chia sẻ giữa máy ảo và máy thật nếu có, ISO hoặc QCOW2 đang dùng.
* Snapshots: bản chụp sao lưu trạng thái để khôi phục nếu máy ảo có lỗi, chỉ dùng được khi máy ảo đang tắt.




- Quay lại, một số hình ảnh cài đặt Windows:


- Đấy, nó nhỏ xíu như vậy đấy, điều chỉnh kích thước hoặc chọn kích thước đều không được:


- Tới bước này, bạn cắm USB và copy "spice-guest-tools-latest.exe" trong thư mục Downloads đã tải ở trên vào USB, sau đó vào cấu hình máy ảo, gạt cái nút kế tên USB lên, ở đây là KIOXIA TransMemory (do mình làm nhanh quá mình quên chụp lại hình gạt, bạn thông cảm):

- Sau khi gạt, USB lập tức kết nối vào máy ảo, bạn cứ mở file "spice-guest-tools-latest.exe" lên cài đặt bình thường, có hiện bảng như dưới thì ấn Install, xong hết khởi động lại máy ảo là có thể chỉnh sửa kích thước trong Settings:


- Đối với máy ảo Linux, đơn giản bạn chỉ cần cài thêm lệnh dưới cho chắc ăn (mặc định nó nhận độ phân giải thích hợp rồi):
sudo apt update
sudo apt install spice-vdagent -y

Chúc các bạn thành công !
Nguồn: mò mẫm .
 
Sửa lần cuối:

Long Sao


Junior Moderator
Chỉ có điều là ứng dụng này chưa sử dụng được USB kết nối vào với phiên bản Flatpak thì không dùng được kết nối USB.
 

Bim Sponges

Moderator
Thành viên BQT
Chỉ có điều là ứng dụng này chưa sử dụng được USB kết nối vào với phiên bản Flatpak thì không dùng được kết nối USB.
Flatpak và Snap là 2 thư viện phần mềm cung cấp cách thức cài đặt và quản lý phần mềm độc lập với bản phân phối, có nghĩa là những ứng dụng bạn cài từ 2 nguồn trên sẽ chỉ chạy trong một không gian cách ly, nhất là với phần mềm ảo hóa, nếu bạn cài bằng 2 nguồn trên phần mềm sẽ gặp rất nhiều lỗi - cụ thể là lỗi không nhận/sử dụng được USB đang kết nối với máy thật như bạn đang đề cập.

Nên khi sử dụng các phần mềm dạng này, hãy cài bằng gói DEB nguyên gốc để đạt được sự ổn định.