Hướng dẫn  "Cài đặt chuẩn Windows" và tạo tùy chọn "My_Recovery trong Windows boot menu" theo ý của người dùng

baogia2010
Hầu hết các máy tính hiện nay với Windows_OEM được cài đặt sẵn đều có phân vùng "factory recovery". Phân vùng này cho phép người dùng khôi phục Windows về trạng thái ban đầu, như khi mới xuất xưởng có nghĩa là: khôi phục máy tính về trạng thái ban đầu với tất cả các Bloatware_OEM, các phần mềm dùng thử..., và là Windows_OEM của nhà sản xuất tại thời điểm xuất xưởng.


Bài viết hơi dài nên khuyến khích các bạn đọc từ từ từng phần... trong lúc rảnh rỗi... take a cup of wine...


Recovery_options-0.jpg

Tôi lại thích tự định dạng phân vùng My_Recovery và sử dụng phân vùng này để lưu My_Windows theo ý của mình. Tôi thiết lập My_Windows bằng cách cài đặt chuẩn (Clean_Installation of Windows), cập nhật đầy đủ drivers, Windows_Update mới nhất (LCU), cài đặt phần mềm theo ý mình, tạo tài khoản người dùng, các tùy chỉnh cá nhân..., Và trước khi bắt đầu sử dụng, tôi tạo tùy chọn My_Recovery trong "Windows boot menu" và sao lưu My_Windows vào phân vùng này.

Đến lúc cần, tôi có thể khôi phục Windows từ phân vùng này, tất cả sẽ được phục hồi lại với trạng thái My_Windows. Ở ví dụ sau đây My_Windows được cài đặt bằng phiên bản Windows 10 Enterprise x64 từ ISO :en_windows_10_business_editions_version_1909_x64_dvd_ada535d0.iso. Sau đây là phương pháp & cách thực hiện:

A. Chuẩn bị:
1. Một PC hoặc Laptop với Ổ cứng không có dữ liệu quan trọng (HDD hoặc SSD càng tốt), đang sử dụng Windows.

2. Kiểm tra & thiết lập BIOS: (xem thêm mục D.1)
Start (Search) > gõ "System Infomation" > Enter
Recovery_options-1.jpg
Khởi động lại máy và nhấn phím tắt để vào BIOS > thiết lập BIOS theo nhu cầu sử dụng (nếu là UEFI thì chỉ nên cài đặt Windows_x64, nếu là Legacy thì có thể cài Windows_x64 hoặc Windows_x86).
Recovery_options-2a.jpg


Recovery_options-2b.jpg


Recovery_options-2c.jpg

3. Chuẩn bị USB Boot (16GB trở lên) hoặc HDD Boot: (xem thêm mục D.2)
Recovery_options-3a.jpg


Recovery_options-3b.png

4. Chuẩn bị Drivers-Chipset cho máy cần cài đặt: (xem thêm mục D.3)
Mở Command Prompt (Admin) > nhập lệnh sau:
Mã:
wmic bios get serialnumber
Có Serialnumber > vào trang web hổ trợ để tải về Drivers-Chipset và giải nén ra 1 thư mục trên USB Boot (hoặc HDD Boot) như sau:
Recovery_options-4a.jpg


Recovery_options-4b.jpg

* Lưu ý: chỉ cần chú ý "các thư mục chứa files .inf"

5. Chuẩn bị bộ cài Windows.ISO: (xem thêm mục D.4)
Tải về bộ cài Windows.ISO (x64, x86) phù hợp với BIOS đã thiết lập ở trên. Copy vào USB Boot (hoặc HDD Boot)

Tạo file "PID.txt" (nếu muốn cài phiên bản khác Windows 10 Enterprise thì xem "GVLK setup keys" ở mục D.5 > để thay vào) với nội dung như sau:
Mã:
[PID]
Value=NPPR9-FWDCX-D2C8J-H872K-2YT43
Recovery_options-5a.jpg


Dùng UltraISO (bản miễn phí) > Mở bộ cài
> chọn thư mục "sources" > Actions (Add files...) hoặc bấm F3 > chọn file "PID.txt" > chọn "Open"
> chọn File > Save (hoặc Ctrl+S) > chờ 1 lát để UltraISO lưu lại bộ cài.
Recovery_options-5b.jpg


Recovery_options-5c.jpg


Recovery_options-5d.jpg

> Đóng UltraISO.

b1. Copy install.wim ra thư mục Wim_image
Tạo thư mục "Wim_image" trên USB Boot (hoặc HDD Boot) > mount bộ cài Windows ra ổ ảo > copy "install.wim" ra thư mục "Wim_image":
Recovery_options-6a.jpg

> Eject bộ cài khỏi ổ ảo.

b2. Thêm Drivers-Chipset vào install.wim
Tạo thêm 1 thư mục "Desk_image" tại Desktop > Mở Command Prompt (Admin) >
> Nhập lần lượt từng lệnh sau, Enter sau mỗi lệnh và chờ nó kết thúc:
Mã:
Dism /Mount-Image /ImageFile:"I:\Wim_image\install.wim" /Index:1 /MountDir:"%userprofile%\Desktop\Desk_image"
Dism /Image:"%userprofile%\Desktop\Desk_image" /Add-Driver /Driver:"I:\Driver-Chipset\sp65514_Intel Management Engine Components Driver_8.1.30.1350 Rev.A\Drivers" /Recurse /ForceUnsigned
Dism /Unmount-Image /MountDir:"%userprofile%\Desktop\Desk_image" /Commit
Recovery_options-6b.jpg


Recovery_options-6c.jpg


Recovery_options-6d.jpg


Recovery_options-6e.jpg

Chú giải các lệnh Dism trên:
"I:\Wim_image\install.wim" : đường dẫn của "install.wim" đã copy từ bộ cài ở mục kế trước.
"%userprofile%\Desktop\Desk_image" : thư mục chứa nội dung được mount của "install.wim"
"I:\Driver-Chipset\sp65514_Intel Management Engine Components Driver_8.1.30.1350 Rev.A\Drivers" : thư mục Drivers-Chipset chứa các files .inf

b3. Thay thế file install.wim trong bộ cài bằng install.wim đã thêm Drivers-Chipset
Dùng UltraISO (bản miễn phí) > Mở bộ cài 1 lần nữa
> chọn lại thư mục "sources" > Actions (Add files...) hoặc bấm F3 > chọn file "I:\Wim_image\install.wim" > chọn "Open" > chọn "Yes"
> chọn File > Save (hoặc Ctrl+S) > chờ 1 lát để UltraISO lưu lại bộ cài.
Recovery_options-6f.jpg


Recovery_options-6g.jpg


Recovery_options-6h.jpg

> Đóng UltraISO.

Đến đây ta đổi tên bộ cài để dễ nhớ khi sử dụng > "en_windows_10_business_editions_version_1909_x64_dvd-PID-Driver_Chipset.iso" bao gồm thêm "PID.txt" và Driver-Chipset của máy cần cài.
Recovery_options-6i.jpg

* Lưu ý :
- Mục 5a > dành cho trường hợp chỉ định cài phiên bản cụ thể (ví dụ này là chỉ định cài phiên bản Windows 10 Enterprise).
- Mục 5b > dành cho trường hợp bị lỗi màn hình xanh trong Windows Setup nếu không tích hợp Drivers-Chipset vào bộ cài.
- Còn nếu không thuộc trường hợp trên > mặc định ta để ISO nguyên gốc (bỏ qua mục 5a & 5b) và cài bình thường > sau khi xong Windows Setup > cài Drivers-Chipset...


B. Cài đặt chuẩn Windows (Clean_Installation of Windows) và thiết lập My_Windows:

1. Clean_Installation of Windows:
Khởi động lại máy và nhấn phím tắt Boot_Option (xem mục D.1) để boot bằng USB Boot (hoặc HDD Boot) > chọn boot với WinPE (x64, x86) tương ứng với bộ cài Windows.ISO muốn cài đặt.
Recovery_options-7a.jpg


Recovery_options-7b.jpg


Recovery_options-7c.png


Sau khi vào WinPE > Click chuột phải chọn Mount hoặc Click đúp để Mount bộ cài ra ổ ảo > chạy file "setup.exe" để cài đặt Windows:
Recovery_options-8a.jpg


Recovery_options-8b.jpg


Recovery_options-8c.jpg


Recovery_options-8d.png


Khi đến mục chọn phân vùng cài đặt, ta thực hiện như sau:
Recovery_options-8e.png


Recovery_options-8f.png


Các bước tiếp theo thực hiện như bình thường cho đến kết thúc Windows Setup.
Recovery_options-8g.png

2. Cài đặt, cập nhật Drivers / nên update BIOS firmware: (xem thêm mục D.3)
Recovery_options-9a.png


Recovery_options-9b.png

3. Cài đặt, cập nhật Windows_Update mới nhất (LCU) + .Net FrameWork:
Setup Offline .NET Framework 3.5 cho Windows 10: Mount bộ cài Windows ra ổ ảo > Mở Command Prompt (Admin) > nhập lệnh sau:
Mã:
Dism /online /enable-feature /featurename:NetFx3 /All /Source:E:\sources\sxs /LimitAccess
Recovery_options-10a.jpg


Recovery_options-10b.jpg


Tải về LCU và cài đặt offline (xem "Windows update history" mục D.6):
Recovery_options-10c.jpg

4. Cài đặt các phần mềm theo ý mình, tạo tài khoản người dùng, các tùy chỉnh cá nhân...: (xem thêm mục D.7)
Recovery_options-11a.jpg


Recovery_options-11b.jpg

5. Thông tin cơ bản sau khi cài:
Recovery_options-12.jpg

Đến đây đã có thể tạm gọi là My_Windows.

C. Tạo tùy chọn My_Recovery vào "Windows boot menu" với My_Windows:
1. Tạo phân vùng My_Recovery và chia lại ổ đĩa sử dụng:
* Với thông tin cơ bản ở trên > ta tạo phân vùng My_Recovery (GB) như sau:
- "Phân vùng My_Recovery" = "Roundup((15,30*40%);0) + 1GB" = 8 GB (với mức nén của My_Windows = Maximum - Xem mục C.2&3)
- Thêm 1 "Phân vùng chứa AnhdvBoot" ~ 1 GB (Xem Bonus ở mục E). Còn lại chia theo nhu cầu sử dụng.
- Các bước chia phân vùng bằng Disk Management như sau: Start (Search) > gõ "diskmgmt.msc" > Enter
Recovery_options-14a.jpg


Recovery_options-14b.jpg


Recovery_options-14c.jpg


Recovery_options-14d.jpg


Recovery_options-14e.jpg


Recovery_options-14f.jpg


Recovery_options-14g.jpg


Recovery_options-14h.jpg

* Lưu ý: Có thể thực hiện mục C.2&3 trước > xác định được chính xác dung lượng "My_Windows" >
> Tạo "Phân vùng My_Recovery" = "Roundup(My_Windows;0) + 1 GB"
- Hoặc có thể cho dung lượng "Phân vùng My_Recovery" tùy theo kinh nghiệm của mỗi người.

2. Thêm tùy chọn My_Recovery vào "Windows boot menu":
Copy bộ cài Windows.iso và Anhdv_Boot_2019.iso vào phân vùng DATA (D: )
Copy files "ARE.exe" và "CWI.bat" vào phân vùng DATA (D: )
Eject HDD Boot (hoặc USB Boot)
Recovery_options-15a.jpg


Recovery_options-15b.png


Recovery_options-15c.png


Mount bộ cài Windows.iso ra ổ ảo > chạy file "ARE.exe" > thực hiện như hình sau:
Recovery_options-15d.jpg


Recovery_options-15e.jpg


Recovery_options-15f.jpg


Eject bộ cài Windows.iso. Và lúc này ta có tùy chọn My_Windows_2019 trong Windows boot menu > kiểm tra như sau:
Start (Search) > gõ "sysdm.cpl" > Enter > chuyển sang Tab "Advanced" > "Startup and Recovery" > Settings
Recovery_options-15g.jpg

3. Sao lưu My_Windows:
Khởi động lại máy > chọn Boot từ My_Windows_2019 >
> Khi xuất hiện màn hình Windows Setup (chọn ngôn ngữ và bàn phím):
> nhấn phím "Shift + F10" để mở Command Prompt
> Nhập lần lượt từng lệnh sau, Enter sau mỗi lệnh
* Lưu ý: khi này các ký tự Ổ đĩa có thể khác với trạng thái trong My_Windows > nên ta xác định lại ký tự ổ đĩa bằng các lệnh sau:
Mã:
Diskpart
List vol
Exit
Recovery_options-16a.png


Recovery_options-16b.png


Recovery_options-16c.png


Recovery_options-16d.png


Sau khi xác định được các ký tự Ổ đĩa > Ta sao lưu My_Windows bằng cách chạy file "CWI.bat" (đã copy ở mục C.2 - phân vùng DATA) và nhập các ký tự ổ đĩa chính xác vào các lệnh dưới như sau:
Mã:
D:\CWI.bat
Recovery_options-16e.png


Recovery_options-16f.png

* Lưu ý: quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu vào RAM (Nếu máy RAM yếu < 2GB thì sẽ chờ khá lâu).

Sau khi có thông báo tạo ảnh thành công > Enter đóng cửa sổ cmd > Đóng cửa sổ Windows Setup, khởi động lại bình thường vào My_Windows.
Xong, giờ đây ta đã có tùy chọn My_Recovery trong menu boot. Khi cần ta có thể khởi chạy nó và khôi phục Windows về trạng thái "My_Windows". Kiểm tra lại ta có các phân vùng như sau (có thể ẩn phân vùng My_Recovery tùy theo mỗi sở thích người dùng):
Recovery_options-17a.jpg


Muốn thay đổi hoặc tắt thời gian chờ trong "Windows boot menu" > Ta làm như sau:
Start (Search) > gõ "sysdm.cpl" > Enter > chuyển sang Tab "Advanced" > "Startup and Recovery" > Settings > chỉnh "Time to display..." về 0.. hoặc ... bao nhiêu tùy theo người dùng.
Recovery_options-17b.jpg

D. Thông tin thêm và một số link tham khảo:
1. Hướng dẫn cách vào BIOS và Boot_Options trên các dòng Máy tính / Mainboard khác nhau:
Mã:
https://vn-z.vn/threads/huong-dan-cach-vao-bios-va-boot_options-tren-cac-dong-may-tinh-mainboard-khac-nhau.17320/

2. USB Boot (hoặc HDD Boot):
Mã:
https://vn-z.vn/threads/anhdv-boot-bo-cong-cu-cuu-ho-may-tinh-chuyen-nghiep.16658/

3. Danh sách một số trang web chính thức để tải về driver:
Mã:
    Acer        :    https://www.acer.com/ac/en/US/content/drivers
    Alienware    :    http://www.dell.com/support/article/hk/en/hkbsd1/sln150602/downloading-software-for-your-alienware-system?lang=en
    AMD            :    https://support.amd.com/en-us/download
    Apple        :    https://support.apple.com/downloads/bootcamp-windows-drivers
    Asus        :    https://www.asus.com/support/Download-Center/
    Dell        :    https://www.dell.com/support/home/vn/en/vnbsd1?app=drivers
    HP            :    https://support.hp.com/us-en/drivers
    Intel        :    https://downloadcenter.intel.com/
    Lenovo        :    https://pcsupport.lenovo.com/us/en/
    Microsoft    :    https://www.microsoft.com/accessories/en-us/downloads
    MSI            :    https://us.msi.com/support#support_download
    NVIDIA        :    http://www.nvidia.com/Download/index.aspx
    Realtek        :    http://www.realtek.com/downloads/
    Samsung        :    https://www.samsung.com/us/support/downloads/
    Sony        :    https://esupport.sony.com/DRIVERS/
    Toshiba        :    https://support.toshiba.com/support/drivers
    Western Digital    :    https://support.wdc.com/downloads.aspx?lang=en&i

4. Link tải về Windows:
Mã:
https://vn-z.vn/threads/tong-hop-link-tai-cac-san-pham-windows-goc-tu-microsoft-va-cac-ban-khac.13577/
https://docs.google.com/spreadsheets/d/1o5dmOw8jBCVGxFmlMOsKgoIKULMY7tk-TCSz67IJMc4/pubhtml?fbclid=IwAR2TutPsjS3QEFOpxErwF65UeYpyv4JDqn8Qc9s3JOqgWJalwJIg-lzM3x8#

5. GVLK setup keys:
Mã:
https://docs.microsoft.com/en-us/windows-server/get-started/kmsclientkeys

6. Windows update history:
Mã:
    https://support.microsoft.com/en-us/help/4498140/windows-10-update-history
    https://support.microsoft.com/en-us/help/4009469/windows-7-sp1-windows-server-2008-r2-sp1-update-history

7. Một số phần mềm miễn phí cần thiết (No ads):
Mã:
    Ultra ISO                :    https://www.ultraiso.com/
    7-zip                    :    https://www.7-zip.org/
    File-joiner                :    https://www.igorware.com/file-joiner?referrer-ver=2.4.3
    Hasher                    :    https://www.igorware.com/hasher?referrer-ver=1.7.1
    Unikey                    :    https://www.unikey.org/download.html
    Notepad++                :    https://notepad-plus-plus.org/
    SumatraPDF                :    https://www.sumatrapdfreader.org/free-pdf-reader.html
    Disk_Info                :    https://crystalmark.info/en/
    Samsung - SSD            :    https://www.samsung.com/semiconductor/minisite/ssd/download/overview/
    USB Vacxin                :    https://www.pandasecurity.com/mediacenter/products/panda-usb-vaccine-version-1-0-1-4/?ref=mc_research
    VPN Free                :    http://acs.pandasoftware.com/Panda/FREEAV/190705/PANDAVPN.exe
    Foobar2000                :    https://www.foobar2000.org/
    K-Lite_Codec_Pack_Mega    :    http://www.codecguide.com/
    SubtitleEdit            :    https://github.com/SubtitleEdit/subtitleedit/releases
    MkvToolNix                :    https://www.fosshub.com/MKVToolNix.html
    Java                    :    https://www.java.com/en/download/manual.jsp
    Serviio                    :    https://serviio.org/download

8. Xem thêm về Antivirus:
Mã:
https://vn-z.vn/categories/bao-mat-diet-virus.43/

LINK TẢI VỀ:
View hidden content is available for registered users!


THE_END.

Have a good days !
Temporarily apologize to some users who can't see the download link.
Content was written by BaoLeHuy.
 
Sửa lần cuối:
Trả lời

baogia2010

Rìu Chiến Bạc
E. Bonus - Tạo Boot_Option EFI trên BIOS UEFI-GPT với "Anhdv_Boot_2019":
Dùng Bootice > kiểm tra ổ cứng của HDH Windows có chứa phân vùng MS Reserved (nếu cài đặt chuẩn như mục B.1 với trường hợp BIOS UEFI-GPT thì sẽ có phân vùng này):
> Nếu có MSR > ta tạo 1 phân vùng ~ 1000 MB (xem Disk Management như mục C.1) với định dạng FAT32 >
> Click chuột phải vào phân vùng đó > chọn "Explore":
Recovery_options-18a.jpg


Recovery_options-18b.jpg


> Mount "Anhdv_Boot_2019_191024.iso" ra ổ ảo:
Recovery_options-18c.jpg


> Copy toàn bộ nội dung trong ổ ảo "Anhdv_Boot_2019" > sang phân vùng 1000 MB (trừ thư mục "Apps") và copy thư mục "Apps" vào phân vùng DATA:
Recovery_options-18d.jpg


> Mở Command Prompt (Admin) nhập lệnh sau để ẩn thư mục "Apps" và "cách ly nó với Virus"
Mã:
attrib "D:\Apps" +h +s && icacls "D:\Apps" /deny everyone:f
Recovery_options-18e.png


Recovery_options-18f.png


> Eject ổ ảo "Anhdv_Boot_2019"
Recovery_options-18g.jpg


Recovery_options-18h.png


Đến đây khi khởi động lại > ta đã có thể Boot từ phân vùng 1000 MB này bằng phím tắt Boot_Option.
Recovery_options-18i.png


Recovery_options-18j.png


Recovery_options-18k.jpg


Recovery_options-18l.jpg

Content was written by BaoLeHuy.
Next topic is OfficeAct...
 
Sửa lần cuối:

hoabattu1287

Rìu Chiến Chấm
"Tạo phân vùng My_Recovery và chia lại ổ đĩa sử dụng"

Phần này mình thấy ở diễn đàn mình có vài tool để tích hợp vào BOOT chung với hệ điều hành rất tiện mà nhỉ.

Cá nhân mình thấy nếu dùng tool đấy sẽ rất gọn nhẹ và tiện sử dụng nữa. Không cần nhờ câu lệnh nhiều nữa.

Bài viết có thể thấy tác giả là người rất chu đáo! hình ảnh nhiều - câu từ cực ngắn gọn.
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Đã có nói nhiều lần ở các topic khác nhau , nhưng chìm sâu mất dạng , giờ nói lại :D

Có 1 thứ tạo boot tôi vẫn dùng từ trước đến hiện nay vẫn còn tín nhiệm ( dùng cho người ít am hiểu mà ko bị lỗi ) Boot được cả 2 dạng EFI và LEGACY

Ultraiso , tạo boot cho USB với định dạng phân vùng (format) FAT32 , khi đã đồng ý write thì phần mềm nó ghi các thứ từ file ISO vào USB đến khi hoàn tất . vậy là đã có 1 USB boot hoàn chỉnh (nếu như cái file ISO chuẩn ko lỗi )

Dung lượng usb lớn khi tạo boot xong có thể dùng phần mềm quản lý DISK + PARTITION chia thêm ổ mới cho usb để chứa dữ liệu , và định dạng ổ mới này với NTFS để chứa được file lớn hơn 4GB
 

vantruyenle

Búa Đá
Đã có nói nhiều lần ở các topic khác nhau , nhưng chìm sâu mất dạng , giờ nói lại :D

Có 1 thứ tạo boot tôi vẫn dùng từ trước đến hiện nay vẫn còn tín nhiệm ( dùng cho người ít am hiểu mà ko bị lỗi ) Boot được cả 2 dạng EFI và LEGACY

Ultraiso , tạo boot cho USB với định dạng phân vùng (format) FAT32 , khi đã đồng ý write thì phần mềm nó ghi các thứ từ file ISO vào USB đến khi hoàn tất . vậy là đã có 1 USB boot hoàn chỉnh (nếu như cái file ISO chuẩn ko lỗi )

Dung lượng usb lớn khi tạo boot xong có thể dùng phần mềm quản lý DISK + PARTITION chia thêm ổ mới cho usb để chứa dữ liệu , và định dạng ổ mới này với NTFS để chứa được file lớn hơn 4GB
Cám ơn Bạn đã nhắc. Lâu nay Tôi chỉ dùng UltraISO để trích xuất file ISO mà bỏ qua phần tạo boot cho USB.