Cách kiểm tra vụ TGDĐ có dính tới bạn hay không? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Cách kiểm tra vụ TGDĐ có dính tới bạn hay không?

Hinun97

Ở đâu khó có Hinun
Thành viên BQT
Website kiểm tra thông tin rò rỉ này được phát triển bởi CyRadar - một startup bảo mật thuộc tập đoàn FPT.

Mới đây, hơn 5.4 triệu địa chỉ email và một số lượng lớn thông tin về thẻ thanh toán được hacker khẳng định là của khách hàng Thế Giới Di Động đã bị tung lên mạng Internet.

Trong lúc kết luận chưa được làm sáng tỏ, rất nhiều người đang cảm thấy lo lắng vì không biết mình có nằm trong danh sách bị rò rỉ thông tin không. Trước đó, cách duy nhất để kiểm tra điều này là cố tìm và tải về file dữ liệu bị rò rỉ. Tuy nhiên, đây là một việc không hề dễ dàng và đi kèm nhiều rủi ro, đặc biệt khi có một số kẻ lợi dựng sự lo lắng của người dùng phát tán mã độc.

May mắn thay, mới đây CyRadar - một startup bảo mật thuộc tập đoàn FPT, đã chính thức khởi động website cho phép người dùng kiểm tra xem mình có nằm trong danh sách bị ảnh hưởng hay không.

screen-shot-2018-11-09-at-94444-am-15417315029351238203094.png

Người dùng có thể truy cập vào địa chỉ https://breach-check.cyradar.com/, nhập số thẻ (6 số đầu và 4 số cuối) hoặc địa chỉ email. Công cụ của CyRadar sẽ so sánh dữ liệu người dùng nhập vào với danh sách thẻ và email bị rò rỉ trước đó.

CyRadar cam kết không lưu trữ bất kỳ thông tin nào của người dùng trên trang. Do chỉ yêu cầu nhập 6 số đầu và 4 số cuối của thẻ, người dùng cũng không lo bị đánh cắp thẻ khi sử dụng công cụ này.

Nếu số thẻ nằm trong danh sách bị lộ, người dùng được khuyến cáo tạm thời khóa thẻ và ưu tiên giao dịch bằng tiền mặt. Còn trong trường hợp địa chỉ email bị lộ, người dùng được khuyến cáo thay đổi mật khẩu và kiểm tra xem có thiết bị lạ nào đăng nhập hay không.

Theo GenK​
 

Cloud

Administrator
Không khuyến kích các bạn sử dụng cách này để kiểm tra nhé, mặc dù nó cũng là một cách nhưng đến thời điểm hiện tại chúng ta chỉ nên ra NH đổi CCV của thẻ nếu đã giao dịch quốc tế hoặc trong nước qua thẻ tín dụng.
 

BlogExcel

Búa Gỗ
Không biết kiểm có OK hay không, nhưng việc nhập một vài mã số thẻ vào thì mình cũng ít sử dụng cách này. Cảm giác không an toàn.
 

Hinun97

Ở đâu khó có Hinun
Thành viên BQT
Không biết kiểm có OK hay không, nhưng việc nhập một vài mã số thẻ vào thì mình cũng ít sử dụng cách này. Cảm giác không an toàn.

Mình thì nhập email, báo không có là ngon rồi :D Còn thẻ thì không biết. Thật ra cơ chế của nó là từ file tải về trên forum hack kia. File kia nó ẩn mấy số giữa.
 

SenDalat9x

Rìu Sắt
Không khuyến khích các bạn điền thông tin của mình lung tung kiểu này. Biết được mấy trang web đó thu thập data rồi làm gì :))

Còn về kiểm tra. Forum mình chưa có mấy file đó hả @_@
 

Hinun97

Ở đâu khó có Hinun
Thành viên BQT
Không khuyến khích các bạn điền thông tin của mình lung tung kiểu này. Biết được mấy trang web đó thu thập data rồi làm gì :))

Còn về kiểm tra. Forum mình chưa có mấy file đó hả @_@

Chưa có mới up bài này nè =)))
 

Ngocnhi87

Gà con
có khi nào chính cái web đấy mới thu thập email người dùng đấy ae cẩn thận
 

Hinun97

Ở đâu khó có Hinun
Thành viên BQT
Trang đó có phải của FPT đâu, mắc lừa đảo đó. Ai không tin thì cứ nhập số tk hoặc email vào, nó đều báo là của bạn không bị lộ, nhưng có biết mình đang bị mất gì không
Mình check thử rồi, đúng là nó truy xuất từ file của hacker. Có nhập 1 số mail trong list 5tr1 đều báo tồn tại.
 


Top