This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám

dammage

Rìu Chiến
tui chỉ nói chung chung thôi chứ không đào sâu, thấy các ứng viên tổng thống nào cũng đều hứa hẹn rất nhiều vấn đề để thu hút cử tri, đặc biệt tập trung vào các vấn đề nóng được nhiều quan tâm, sau đó thì tùy cử tri ưu tiên vấn đề nào, thích chính sách của ứng viên nào thì bỏ phiếu, năm 2016 bà hillary từng hứa hẹn nếu đắc cử sẽ công bố tất cả hồ sơ về ufo làm nức lòng giới ufo buff, tui nghe xong cũng vỗ đùi cái đét nói "tui muốn bà này làm tổng thống nè" , nhưng chắc tui ở VN mới vậy, chứ đa số người mỹ quan tâm chuyện công ăn việc làm có tiền trả bill mỗi tháng, hay chính sách an sinh này nọ hơn là mấy thứ viễn vông

tui nghĩ chuyện môi trường cũng gần giống vậy, sẽ còn ám nhiều cuộc bầu cử tổng thống nữa, nhưng tùy từng thời điểm sẽ có các vấn đề nóng khác nhau khiến cử tri ưu tiên quan tâm hơn, như hồi 2004, có lẽ ảnh hưởng của vụ 11/9 nên dân mỹ vẫn bỏ phiếu cho ông bush, mặc dù chỉ trong nhiệm kì đầu thôi nước mỹ đã phát động tới 2 cuộc chiến tranh liên tiếp, còn thời điểm hiện tại thì như bạn nói, chủ đề dịch bệnh, biểu tình anti fart, black loots money, người ta quan tâm kinh tế nhiều hơn, tui thấy khi nào kinh tế thịnh vượng người ta mới ưu tiên tới các vấn đề khác

chuyện biểu tình (ôn hòa) ở mỹ là hết sức bình thường, như tui nghe nói có mấy ông chủ bên đó sáng sớm mở cửa hàng ra đã thấy gần chục thằng peta đứng giơ bảng phản đối thịt gia súc gì đó, nhưng ai phản đối cứ phản đối ai ăn cứ ăn thôi, mấy ông chủ còn chiên xèo xèo mùi bay ra cho mấy thằng peta vừa biểu tình vừa chảy nước miềng , nếu chỉ đưa ra 1 cái hình nho nhỏ với vài chú thích mà nói về đại cục, tui thấy sao giống y chang hồi ông colin powell giơ cái ống bột ngọt ra nói về chương trình sinh hóa của iraq quá

nói dóc cho vui vậy chứ tui ngồi bên VN đọc báo VN thôi, không hiểu chuyện mỹ bằng người sống bên mỹ đâu
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Kết cục bất ngờ

Thứ hai ngày 14 tháng 9, Trump đến California đánh giá thiệt hại cháy rừng (thiệt hại lớn). Một người đàn bà trong nhóm biểu tình chống Trump & cảnh sát leo lên xe cảnh sát.

Tại một nơi khác, kết quả không như nhiều người nghĩ. Cảnh sát cứu kẻ phạm pháp khỏi tay người dân giận dữ.
 

dammage

Rìu Chiến
năm nào cũng vậy, coi mấy clip cháy rừng bên mỹ cảm giác như cảnh tận thế trong phim viễn tưởng
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Làm theo lập luận đối phương...

Cuối tuần qua trong cuộc vận động tranh cử tại tiểu bang Nevada của Trump, hằng ngàn người đã đến, không đeo khẩu trang, không cách xa 2 mét, để nghe Trump nói chuyện. Thống đốc tiểu bang, đảng Dân Chủ, giới truyền thông chỉ trích Trump nặng nề vì người ủng hộ Trump không tuân theo luật phòng chống Covid-19. Trong suốt mùa bạo loạn đập phá của BLM/ANTIFA, giới truyền thông và đảng dân chủ ủng hộ cuộc xuống đường hằng ngàn người của của đám bạo loạn. Họ cho rằng đó chỉ là những cuộc "biểu tình ôn hòa", "Tự do ngôn luận" "Tự do hội họp"

Lần này người ủng hộ Trump dùng chính lá bài của giới truyền thông đã chơi: dùng biểu ngữ "Peaceful protest" (Biểu tình ôn hòa) trong cuộc gặp mặt Trump.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm

Đồng ý


Trong cuộc nói chuyện viễn liên với cử tri hôm thứ hai ngày 14 tháng 9, ứng cử viên phó tổng thống của Biden, bà Kamala Harris, vô tình "tiết lộ" bí mật. Bà nói.
'A Harris administration, together with Joe Biden as the president'
("Một chính quyền Harris
chung với Joe Biden khi là tổng thống."

Nhưng bà đã nhanh chóng sửa lại "Chính quyền Biden-Harris..."
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Ứng cử viên tổng thống / phó tổng thống đổi lỗi vụ những vụ cháy rừng tại miền Tây nước Mỹ là hậu quả của vấn đề global warming và do Trump. Trump phản bác, cho việc cháy rừng là vấn đề của cơ quan kiểm lâm tại hai tiểu bang California và Oregon làm việc không hữu hiệu.
Chính quyền liên bang đã bắt giữ một số người bị tình nghi đốt rừng.

Thống đốc tiểu bang California và ứng cử viên phó tổng thống Harris tham quan và đánh giá thiệt hại một khu vực bị cháy. Hai người cho là nguyên nhân của cháy rừng là do global warming.


Một phụ nữ nghi ngờ một thanh niên đang mưu và chuẩn bị đốt thêm rừng. Cô dùng súng ép kẻ bị tình nghi nằm phục trên đường chờ cảnh sát đến


Cảnh sát đến bắt giữ


Một số khu vực cháy rừng tại phía Tây nước Mỹ. Một số người cho rằng việc cháy rừng không phải là do global warming mà do bị phóng hỏa, vì nếu do global warming thì tại sao việc cháy rừng ngừng lại tại biên giới Canada và Mexico
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Rừng giữa thành phố

Thành phố Qiyi tại Chengdu. tại TQ thử nghiệm thiết kế một khu vực thiên nhiên ngay giữa thành phố bằng cách xây những tòa nhà chung cư giống như rừng. Mỗi ban công của mỗi chung cư được thiết kế có phần để trồng cây.

Ban công của một khu hộ. Hình chụp đầu tháng 8 năm 2020


826 khu hộ của 8 tòa nhà đã bán sạch hết vào tháng 4 năm 2020






Nhưng có một vấn đề lớn của công trình này là chỉ có khoảng hơn 10 gia đình hiện đang sống tại những chung cư này vì lý do... muỗi đến quá nhiều


Chung cư không được chăm sóc vì không người chăm sóc nên cây mọc càng nhanh hơn, muỗi nhiều hơn


Dây leo không được cắt tỉa






Quang cảnh trở nên giống như trong phim ma


 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Bên lề chhuyện tranh cử tổng thống Mỹ

Phe ủng hộ Biden cho rằng tất cả mọi tai ương biến cố.... đều do Trump từ ngày Trump làm tổng thống. Covid-19, bạo loạn BLM/ANTIFA, cháy rừng, kinh tế suy thoái, xã hội xáo trộn, cháy rừng.... và đi đêm với Nga trong việc gian lận bầu cử tổng thống 2016 và năm nay 2020

Phe ủng hộ Trump cũng không kém, chỉ trích Biden và Harris trong nhiều sự việc, trong đó có 2 việc trong những ngày tháng gần đây. Trump và người ủng hộ ông liên lỉ gắn cho Biden nặc danh: Slow Joe (Joe chậm chạp), Sundown Joe (Joe của mặt trời lặn), Creepy Joe (Joe làm sởn gai ốc)

Sở dĩ có nặc danh Sundown vì Joe Biden từ đầu năm nay trong những lần nói chuyện trước công chúng, hầu hết ông nói những câu đầy mâu thuẫn, thường lầm lẫn, hay quên mình đã nói gì và mình đang ở đâu... trùng hợp với căn bệnh dimentia, một căn bệnh thường xảy ra với người già: nhầm lẫn, trí nhớ suy thoái, nhiều khi không nhận ra những người thân chung quanh mình. Và những dấu hiệu này thường xảy ra bắt đầu từ chiều tối (sundown). Do sự kiện này, ban vận động tranh cửa của ông giới hạn tối đa việc vận động và nói chuyện của ông từ đầu năm. Nếu nói chuyện trực tiếp, khán giả chỉ vài (chục) người, cách xa 2 mét. Câu hỏi phải được ban vận động đọc trước và ông Joe sẽ coi câu trả lời trên màn ảnh đặt đằng sau máy thâu hình. Nói chuyện viễn liên cũng vậy. Ban vận động tranh cử cũng sẽ ngưng làm việc từ 9 giờ tối tối 9 giờ sáng.

Hai ngày qua ông cũng lầm lẫn nói: "Chính quyền Harris-Biden..." (phải nói tên tổng thống trước, tên phó tổng thống sau). "Nếu chính quyền Obama-Biden lần này đắc cử...." Trước đó một ngày Harris cũng đã vô tình nói sai (nhưng mau lẹ đính chính) "Chính quyền Harris..." Phe ủng hộ Trump cho rằng ông Biden không còn biết ai đang là người tranh cử tổng thống Mỹ, Obama hay Harris, hay chính ông.

Sở dĩ có nặc danh "Creepy Joe" vì trong suốt nhiều năm qua, kể cả thời gian 8 nămông làm phó tổng thống, ông nhiều lần cho thấy ông có vẻ thích hôn tóc vén tóc phái nữ, từ trẻ con đến người lớn, thích quàng vai phái nữ trước công chúng. Bình thường những hành động này vô thưởng vô phạt trong xã hội Âu Mỹ, nhưng nếu do một nhà lãnh đạo làm thì hơi chướng mắt

Hôm qua phe ủng hộ Trump, và một số ít phe ủng hộ Biden, rất đỗi ngạc nhiên khi Biden ra nói chuyện trước công chúng. Trước khi nói chuyện Biden dùng Iphone cho khán khán giả nghe một bài hát của Mỹ La Tinh (khán giả phần lớn là người Mỹ La tinh. Qua việc này, theo phe ủng hộ Trump, ông vô tình chứng nhận 2 nặc danh Slow Joe và Creepy Joe phản ảnh sự thực.

Bài hát được mang tên: "Despacito" Despacito là tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là Slowly trong tiếng Anh (Một cách chậm chậm.)

Lời nhạc trong bài hát Despacito:
Slowly ?
I want to breathe in your neck
Slowly ?
Let me murmur things in your ear

Chầm chậm
Anh muốn hít thở ở cổ em
Chầm chậm
Anh muốn thì thầm bên tai em
Để em nhớ mỗi khi xa anh


Hình ảnh hôn tóc phái nữ trước công chúng của Biden




Hình chụp tháng 9 năm 2012 khi Biden (phó tổng thống Mỹ) vào một nhà hàng và đối xử với một người phái nữ không hề quen biết. Chú ý ánh mắt của hai người đồng hành với người phụ nữ.


Clip video những lần Biden hôn tóc, đụng chạm vai, khuôn mặtphái nữ
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Ricky Rebel đã từng ủng hộ đảng Dân Chủ từ lúc còn nhỏ. Gần đây anh bỏ đảng Dân Chủ và thuộc nhóm #WalkAway, một nhóm của những người bỏ đảng Dân Chủ (không nhất thiết ủng hộ đảng Cộng Hòa). Anh đưa lý do tại sao anh bỏ vì
- Đảng Dân Chủ không còn như đảng Dân Chủ hồi 50, 60 năm về trước nữa. Xưa kia đảng ủng hộ hoàn toàn kiểm soát biên giới, giờ đây chủ trương mở cửa hoàn toàn, tự do cho người muốn nhập cư lậu, mang vào Mỹ nhiều khốn khó.

- Đảng không tôn trọng tự do ngôn luận. Giờ đây đảng đã bị phái cực tả kiểm soát, tìm cách bịt miệng những người không đồng tư tưởng với mình. Chính anh đã bị Facebook, Instagrm, Twitter kiểm duyệt gán cho những tên không nhã, có tính cách chống lại trào lưu cánh tả, với mục đích áp lực anh bầu cho những người họ muốn.

- Anh nói cánh hữu không phải là đảng hoàn thiện nhưng anh không thấy người cánh hữu trả thù những ai đã bỏ phiếu bầu cho Hillary Clinton vào năm 2016. Anh chỉ thấy sự cổ vũ chia rẽ, hận thù nơi cánh tả.

- Anh muốn mọi người không phân biệt màu da, văn hóa, hữu, tả, ủng hộ Trump hay chống Trump, nên tôn trọng tư tưởng của nhau, đoàn kết để xây dựng một nước Mỹ vững mạnh.

-------------------------------------------------------------
Fans ủng hộ Trump thích anh và thêm hình, sửa đổi lại clip của anh

MAGA YMCA parody 2.0
 

guest11

Rìu Chiến Chấm

Thể thức tính phiếu bầu trong việc bầu tổng thống Mỹ. (Phần 2)
Đặc biệt trong việc bầu cử tổng thống, thủ đô Washington DC mặc dầu không có ghế tại lưỡng viện quốc hội nhưng dân thủ đô được 3 phiếu cử tri đoàn (hạt bầu cử) trong việc bầu tổng thống, nâng tổng số phiếu cử tri đoàn (hạt bầu cử) của toàn quốc là 438 (435 phiếu của hạ viện, 100 phiếu của thượng viện, cộng thêm 3 phiếu đặc biệt cho thủ đô thành 438 phiếu.) Ai được trên nửa số phiếu trên (270 hạt bầu cử) sẽ đắc cử tổng thống.
Qua hệ thống này, nước Mỹ không thuần túy dân chủ, mà là một nước cộng hòa (đại biểu của dân) được hỗ trợ bởi dân chủ (dân bầu, dân chọn).

Mỗi tiểu bang có số phiếu riêng, nhiều ít tùy theo dân số. Tiểu bang California có 55 phiếu, New York có 29 phiếu, Texas 38 phiếu, Florida 29 phiếu..... tổng cộng 438 phiếu (tính cả 3 phiếu của thủ đô Washington DC)

Khi lập hiến pháp, các nhà lập quốc Mỹ đã chọn guồng máy chính quyền này để ngăn ngừa chế độ độc tài có thể xảy ra, ngăn ngừa một số ít tiểu bang dân đông áp đảo đa số tiểu bang ít dân. Như hiện nay nếu áp dụng phổ thông đầu phiếu thì chỉ một số rất ít tiểu bang đông dân như New York, California, Florida, Texas…quyết định kết quả bầu cử.

Do đó khi một tiểu bang đã quá rõ ràng thuộc đảng nào, Dân Chủ hay Cộng Hòa, thì ứng cử viên tổng thống sẽ không đi vận động tại tiểu bang đó, Thí dụ New York và California đã thuộc đảng Dân Chủ, đi vận động tổng thống tại 2 tiểu bang này cũng bằng thừa, mà lại tốn kém thời gian, nhân sự, ngân sách…

Các ứng cử viên thường hay vận động tại các tiểu bang thuộc Battle Ground (chiến địa) hoặc Swing States (tiểu bang đong đưa, giống như quả lắc đồng hồ). Những tiểu bang này có mùa bầu cho Dân Chủ, có mùa bầu cho Cộng Hòa, khó đoán trước được. Năm 2016 một trong những lý do Hillary Clinton thất cử là bà đã không đi vận động tại một vài tiểu bang này vì tin rằng những tiểu bang này ủng hộ bà. Ngược lại Donald Trump bỏ nhiều thời gian vận động tại những tiểu bang này và đắc cử.

Theo thống kê của thăm dò xu hướng bầu cử ngày 16 tháng 9 của RealClear Politics, số phiếu Biden là 222, Trump là 125, và 191 thuộc những tiểu bang chưa có dấu hiệu ngã ngũ vào ai, thường được gọi là toss up, battle ground, hoặc swing states. Tiểu bang màu đỏ tiểu bang Cộng Hòa sẽ thắng. Tiểu bang màu xanh Dân Chủ sẽ thắng. Màu hồng nghiêng Cộng Hòa, màu xanh lợt nghiêng Dân Chủ...., màu xám là toss up. Cả Biden lẫn Trump cần vận động tại những tiểu bang màu xám này vì là những tiểu bang có nhiều ảnh hưởng tới kết quả bầu cử


Cách tính phiếu bầu cử tổng thống cho mỗi tiểu bang (ngoại trừ tiểu bang Maine và Nebraska) rất đơn giản, dựa trên “Winner Takes All” (Được ăn cả, ngã về không). Tại mỗi tiểu bang, ai được trên nửa số phiếu phổ thông (50,1%) sẽ lấy hết số hạt bầu cử của tiểu bang đó. Thí dụ nếu đảng Dân Chủ được 50,1% số phiếu dân chủ tại Texas, đảng Dân Chủ sẽ được hết 38 phiếu hạt (Electoral College Votes.). Hai tiểu bang Maine và Nebraska sẽ chia số phiếu hạt tương ứng với phần trăm số phiếu phổ thông cho mỗi ứng cử viên.
 

Attachments

  • 1600306637535.png
    130.8 KB · Lượt xem: 0
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Có những trường hợp hiếm có, nhưng vẫn có thể xảy ra.
Tổng cộng số phiếu cử tri đoàn là 538, ai được 270 phiếu sẽ đắc cử. Nhưng nếu mỗi người nhận được 269 phiếu (một nửa của tổng số 538) thì sao? Hòa!

Nếu hòa, mỗi người nhận 269 phiếu, hạ nghị viện sẽ bỏ phiếu để quyết định ai là người thắng cử.
Hiện tại có 237 tại hạ viện thuộc (và theo) đảng Dân Chủ, 198 thuộc Cộng hòa, vậy Biden sẽ thắng?

Chưa chắc!
Vì hạ viện bỏ phiếu quyết định không dựa trên số dân biểu (phiếu phổ thông tại hạ viện), mà bỏ theo khối (tiểu bang). Hiện tại, Đảng Cộng Hòa có nhiều tiểu bang tại hạ viện hơn (27) đảng Dân Chủ (23). Vây Cộng hòa sẽ thắng?
Chưa chắc!
Vì số đại biểu các tiểu bang tại hạ viện có thể thay đổi ngay sau khi kết quả bầu cử tổng thống/Đại biểu quốc hội được thông báo.

Nếu sau khi hạ viện bỏ phiếu (theo khối) quyết định ai đắc cử tổng thống mà kết quả vẫn hòa, Mỗi tiểu bang một phiếu. California có 55 đại biểu nhưng vẫn tính là một phiếu như tiểu bang South Dakota có một đại biểu. Trường hợp kết quả là 25-25 (của 50 tiểu bang) thì sao? ai sẽ có quyền quyết định? Chủ tịch thượng viện có quyền quyết định.

Hiện tại chủ tịch thượng viện là người đảng Dân Chủ. Sau cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020, đảng nào có nhiều đại biểu tại hạ viện, đảng đó sẽ có người làm chủ tịch hạ viện.
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Chỉ còn không đầy 2 tuần nữa, sẽ có cuộc debate đầu tiên trên TV. Trump muốn có 4 cuộc debates, nhưng Biden chỉ muốn 3. Đảng Dân Chủ e ngại Trump sẽ đè bẹp Biden, mặc dầu Trump có những điểm yếu riêng. Nhiều lãnh tụ đảng Dân Chủ yêu cầu hủy bỏ các cuộc debates, nhưng Biden tỏ dấu hiệu không đồng ý, có lẽ vì do Trump đang cắt ngắng khoảng cách chênh lệch của những người ủng hộ 2 người. Biden đang dẫn đầu trong nhiều cuộc thăm dò xu hướng.

Trong tuần qua đã có 2 cuộc hỏi&đáp do 2 hãng truền thông dòng chính tổ chức. Một cho Trump (ngày trước) và một cho Biden (ngày sau). Cuộc hỏi&đáp diễn ra trong hội trường. Cuộc hỏi&đáp cho Biden diễn ra tại ngoài trời (bãi đậu xe). Người hỏi lái xe đến nơi, ra khỏi xe, đứng gần xe và đặt câu hỏi.

Sau 2 cuộc hỏi&đáp giới ủng hộ Trump bất mãn, giới ủng hộ Biden thỏa mãn.

Cả hai ứng cử viên có những câu trả lời có tính cách mâu thuẫn. Tuy nhiên những câu hỏi cho Biden nặng phần chỉ trích Trump hơn là câu hỏi có tính cách muốn biết thêm sự thật.

Hai trong nhiều câu Biden trả lời không đúng sự thật trong cuộc hỏi&đáp vừa qua.

- Trump không bao giờ lên án chính sách, chủ nghĩa “Da trắng ưu việt hơn các sắc dân khác” (White Supremacists”
- Nếu Trump đã làm tròn những gì phải là trong việc phòng chống Covid-19 thì đã không có người Mỹ nào chết vì Covid-19. Tôi không phịa. Hãy coi dữ liệu và thống kê Covid-19 thì biết.”


Một cổ động viên của Biden hỏi (đại ý): “ Tội là một y tá, lương $15/giờ. Ngoài việc chi tiêu cần thiết cho cuộc sống, tôi phải trả bill của thẻ tín dụng với lãi xuất 25%. Ông có kế hoạch gì giúp những người y tá như tôi?
Biden trả lời (đại ý): “$15/giờ không đủ cho những người làm việc cực khổ. Trump không quan tâm tới những người này. Trump chỉ qua tâm tới thị trường chứng khoán. Vào trang website của tôi để biết thêm chi tiết.”

Một trong nhiều câu hỏi cho Trump:
“Nhiều nhân viên cao cấp trong quân đội tuyên bố ông không làm tổng thống (unfit) được. Ông sẽ trả lời họ thế nào?”
Trump trả lời:
“Họ là những người đã bị tôi sa thải trong chính quyền.”

Phe ủng hộ Trump không thỏa mãn với sự dàn dựng cuộc hỏi&đáp trên TV cho toàn quốc, và cho rằng Trump đã bị gài bẫy. Đề tài cho cuộc hỏi&đáp này là câu hỏi của những người “undecided” (chưa quyết định sẽ bầu cho ai, Biden hoặc Trump) Thông thường những người chưa quyết định sẽ bầu cho ai là những người công nhận những điểm hay/dở của mỗi ứng cử (nên chưa quyết định) và những câu hỏi thường là những câu muốn tìm hiểu thêm sự thật. Nhưng hầu hết những câu hỏi này là những câu buộc tội của những người chống Trump (phe ủng hộ Biden), chứ không phải những câu hỏi tìm hiểu thêm những điểm hay/dở của mỗi ứng cử viên.

Tuy nhiên, một số giới cánh tả khuyến cáo Biden và ban vận động tranh cử của ông, cuộc debates sẽ không dễ dàng thuận buồn xuôi gió như các cuộc họp báo và hỏi&đáp vì câu hỏi sẽ khó hơn và sự có mặt của Trump.

Từ ngày Trump đắc cử, giới truyền thông lớn dòng chính đã tỏ rõ chính sách chống Trump của họ. Trong những cuộc họp báo và hỏi&đáp Trump luôn được hỏi những câu hóc búa nặng phần chỉ trích (hardball questions) trong khi Biden được hỏi những câu dễ (softball questions) đã được ban vận động tổng thống của Biden và giới truyền thông tuyển chọn trước. Ngoài ra trong cuộc hỏi&đáp của cả hai ứng cử viên, đại đa số những người hỏi thuộc phe ủng hộ Biden (theo thông báo của ban tổ chức).

Dưới đây là 2 câu hỏi tiêu biểu trong những cuộc họp báo, một cho Biden và 1 cho Trump, để biết thế nào là câu hỏi softball và hardball questions.

Câu hỏi cho Biden (đại ý):
“Ông Trump đã nói: “[……..] Khi nghe những lời đó của ông Trump, tại sao ông không tỏ vẻ giận dữ hơn?”

Câu hỏi cho Trump:

“Trong quá khứ ông đã nói xạo rất nhiều, giờ đây ông có hối hận về những điều nói xạo đó không?”

(Trump phớt lờ câu hỏi, không trả lời, chỉ định người khác hỏi.)

Để ý, đây là một câu gài bẫy. Cho dù Trump trả lời có hoặc không (hối hận), Trump đã công nhận Trump nói xạo nhiều lần trong quá khứ. Thực ra, đây không phải là một câu hỏi, mà là một lời buộc tội. (Ngôn ngữ giới truyền thông cánh tả và luật sư thường dùng khi chất vấn người đối tác.)


Từ giờ đến ngày bầu cử cả hai ứng cử viên ráo riết đi vận động tranh cử tại những tiểu bang thuộc (swing states, battle ground states, tossup states). Trong những cuộc vận động tranh cử hai tuần qua, hằng ngàn người ủng hộ Trump đã tham dự, không cách ly, phần lớn không đeo khẩu trang. Ngược lại trong những cuộc vận động tranh cử của Biden, khán giả rất ít, phần lớn chi vỏn vẹn vài phóng viên, đeo khẩu trang, ngồi cách ly 2 mét. Ban vận động tranh cử của Biden và giới truyền thông chỉ trích Trump và người ủng hộ Trump vì không tuân luật phòng chống Covid-19. Đây là một chiến thuật của ban vận động của Biden, nhấn mạnh việc tuân hành đeo khẩu trang, cách ly 2 mét…nhằm lấy lòng dân. Nhưng chiến thuật này có thể sẽ có hậu quả ngược lại. Phần lớn dân Mỹ đã quá mệt mỏi với việc gia hạn luật đeo khẩu trang và cách ly 2 mét trong khi Covid-19 đã lắng đọng rất nhiểu tại Mỹ.

Ngày thứ sáu, ngày 18 tháng 9, cả hai Biden và Trump đều đến Minnessota vận động. Tiểu bang này đã có bạo loạn rất nhiều và lâu của BLM/ANTIFA. tiểu bang này trong suốt nhiều thập niên là thành trì vững chắc của Đảng Dân Chủ, nhưng những năm gần đây, đặc biệt mùa bạo loạn, tiểu bang này đã trở nên tiểu bang đong đưa (swing state) nên hai đảng đầu tư nhiều trong việc tranh cử tại tiểu bang này.

Người ủng hộ Biden khi Biden đến


Khán giả của Biden



Người ủng hộ Trump khi Trump đến


Khán giả của Trump
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Mưa bão không đúng chỗ

Trong suốt nhiều tuần qua vụ cháy rừng và cháy nhà do cháy rừng tại 2 tiểu bang Orgegon và California vẫn không ngớt, gây nhiều thiệt hại về vật chất cũng như nhân mạng. Chí quyền đã bắt giữ một số người bị tình nghi đốt rừng.














Trong khi đó tại Florida, Georgia, Alabama, và Louisiana lại có lũ lụt do bão lớn. Mưa không đúng chỗ.

Alabama






Louisiana, cá sấu vào thành phố
 
Sửa lần cuối: