This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám

dammage

Rìu Chiến
ông đen áo trắng hình như cầm dao, thấy cái đám dân chủ bất chấp tất cả để đạt mục đích chính trị thì phải
 
Sửa lần cuối:

Cuong1977

Rìu Chiến Chấm
Dù không thích Trump lắm nhưng cầu chúc Trump thắng cử lần thứ 2. Hy vọng việc Trump đối phó với TQ không chỉ để phục vụ chiến dịch bầu cử sắp tới
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Thua trận, biểu tình đập phá
Trong trận chung kết cúp Âu Châu European Cup, đội banh Paris Saint Germain, Pháp, đã thua đội banh Đức Bayern Munich với tỷ số 0-1. Trận đấu diễn ra tại Lisbon, Bồ Đào Nha với 5000 khán giả trong sân vận động.
Trước khi cuộc đấu kết thúc, fans của đội PSG đã xuống đường biểu tình đập phá vì giận giữ, biết trước đội mình sẽ thua. Kết quả 12 cửa tiêm bị đập phá, 16 nhân viên cảnh sát bị thương, và 148 người bị bắt giữ.

Fans của PSG biểu tình vì đội của Paris thua


Đốt xe, đập cửa tiệm






Cảnh sát trị an


















5000 khán giả tại sân vận động Lisbon, Bồ Đào Nha


Chung kết cúp Âu Châu


Fans của Pháp trước khi bắt đầu trận đấu


Cuồng fans






 

dammage

Rìu Chiến
giống VN nhớ hồi kì seagame nào đó cũng có mấy thằng đi bão đập phá, tụi nó muốn nổi loạn thôi, đá banh chỉ là cái cớ
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Phản ứng hóa học: Cocacola + Baking soda (Natri hidrocacbonat (NaHCO3) hay Natri bicacbonat)

Khi học hóa học tại trung học, học sinh thuộc nằm lòng phản ứng hóa học này:
Acid + Base ------à Muối + Nước
Cocacola thuộc loại acid. Một trong những thành phần của Cocacola là phân tử Carbon Dioxide CO2 thể lỏng kết hợp với phân tử nước H2O. Khi tiếp xúc với không khí, phân tử CO2 trong Cocacola sẽ bị phá vỡ, khí sẽ bốc ra, với kết quả CO2 thể lỏng sẽ biến thành thể khí (xủi bọt).

Baking soda (Natri hidrocacbonat (NaHCO3) hay Natri bicacbonat) thuộc loại base. Khi Cocacola gặp Baling soda, nguyên tử Hydrogen của Cocacola sẽ kết hợp với Carbonate của Baking Soda tạo thành phân tử HydrogenCabobate. Phân tử này phá vỡ CarbonDioxide và nước. Chính phân tử CarbonDioxide tạo tiếng nổ.

Một người Nga tên Maxim, biểu diễn thí nghiệm phản ứng hóa học này bằng cách dùng 10,000 lít Cocacola phản ứng với Baking Soda, với chi phí 700,000 đồng tiền Rubles, tương đương với 7,000 đồng tiền Anh.

 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Biểu tình tại thành phố Minsk, Belarus.
Dân chúng nước Belarus tiếp tục xuống đường biểu tình yêu cầu tổng thống Alyaksandr Lukashenka, vị tổng thống đầu tiên và duy nhất từ năm 1994. Các cuộc biểu tình đã bước vào tuần thứ 2 (15 ngày). Dân chúng tố cáo chính quyền gian lận bầu cử tổng thống 3 tuần trước đây, khi chính quyền tuyên bố Alyaksandr Lukashenka tái đắc cử tổng thống với khoảng 80% số phiếu. Tuy nhiên phe đối lập và dân chúng nói có từ 60% tới 70% số phiếu bỏ cho ứng cử viên đối lập. Alyaksandr Lukashenka đã từng tuyên bố Covid-19 chỉ là một huyền thoại. Nếu bị nhiễm, chỉ cần uống rượu Vodka và tắm hơi là hết.
Chúa Nhật vừa qua, 100.000 người đã xuống đường biểu tình yêu cầu TT Alyaksandr Lukashenka. Con số 100.000 người xuống biểu tình giống như biển người. Hơn thế nữa tỷ lệ dân đi biểu tình rất lớn vì dân số Belarus ít: 9 triệu rưỡi dân.

 

guest11

Rìu Chiến Chấm
BLM và hỗn loạn.

Vào ngày Chúa Nhật, cảnh sát thành phố Kenosha, tiểu bang Wisconsin nhận một cú điện thoại yêu cầu đến một nơi có xung đột cần giải quyết. Cảnh sát đến và kết quả cuối cùng..... một video clip do một người qua đường thâu hình cho thấy một thanh niên, Jacob Blake, 29 tuổi đi vào xe trong đó có 3 trẻ em, con của Jacob B và sau đó có 8 tiếng súng nổ từ hướng cảnh sát. Jacob bị trọng thương và được chở vào phòng cấp cứu. Ngay sau khi video clip được posted trên mạng, cảnh sát thành phố bị chỉ trích nặng nề, đặc biệt bị chỉ trích từ giới truyền thông và nhiều nhân vật đảng Dân Chủ, và từ những nhân vật tiếng tăm đã từng ủng hộ biểu tình bạo động BLM. Thống đốc tiểu bang ngay lập tức lên án cảnh sát thành phố. Và BLM đã xuống đường đốt phá thành phố. Sở cảnh sát thành phố đã chỉ trích thông đốc đã vô trách nhiệm khi kết án cảnh sát một cách bất cẩn, quá vội vã khi chưa biết rõ hư thực. Trước khi bị bắn Jacob Blake đã kháng cự, vùng vẫy không cho cảnh sát còng tay, và khi vào xe Jacob Blake đã có hành vi đáng nghi ngờ khi cúi người xuống sàn xe, có thể đang tìm kiếm vũ khí. Ngoài ra Jacob Blake đã có một vài tiền án và truy nã trong quá khứ.

Trong nhiệm vụ của cảnh sát, có những lúc nhân viên cảnh sát phải làm một quyết định trong tích tắc, bắn hay không bắn. Quyết định này có thể gây tử thương một người vô tội, hoặc không đáng phải chết, hoặc chính nhân viên/đồng nghiệp sẽ bị tử vong. Theo hướng dẫn chung, khi một người kháng cự lệnh cảnh sát và có hành vị tấn công/gây nguy hiểm cho cảnh sát, cảnh sát có thể sử dụng vũ lực để tự vệ.

Đêm Chúa Nhật và đêm Thứ Hai, BLM đã đốt phá thành phố để phản đối cảnh sát. Thống đốc tiểu bang sau đó đã gởi Vệ Binh hỗ trợ cảnh sát trong cuộc bạo loạn.

























































Nơi bán xe cũng bị đốt
















Nhiều cửa tiệm còn lại lo sợ sẽ bị đốt phá
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
...tại Paris, người coi trận chung kết Euro Cup trên màn hình TV, bị cảnh sát dùng vũ lực (nhiều hơn, mạnh bạo hơn so với đám người đốt phá ngay tại Paris) vì họ không đeo khẩu trang và giữ khoảng cách 2 mét.


 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Âm-Dương Hội Ngộ

Tại một làng bên Nam Dương (Indonesia), Panggala, Nort Toraja, South Sulawesi, cộng đồng người Torja hằng năm tảo mộ vào Tháng 8. Xác thân nhân được thay quần áo khác, chụp hình chung với người dương thế, thậm chí còn được hút thuốc, một thói quen khi còn sống của người quá cố. Dân làng tin có một nối kết vô hình giữa người sống và người chết.

Tử thi được mang ra khỏi quan tài và được hưởng hút thuốc như khi còn sống


Chụp hình làm kỷ niệm


Được thay y phục mới


Người chết trước khi được chôn thường được thân nhân ướp xác và để trong nhà hằng tháng.


Khu vực để xác vào Tháng Tám, trước khi cử hành nghi thức làm sạch, thay y phục cho người quá cố


Một bé gái được mặc y phục mới, giầy mới, và kẹp tóc mới


Thay giầy


Iin Arensia, một phụ nữ đang chụp hình chung với ông nội (ngoại)


Tử thi được buộc vào một cây chống để làm sạch, sơn phết và thay y phục


Khi chết trước khi chôn, tử thi được ướp và để trong nhà một khoảng thời gian tương đối lâu dài




Khẩu trang được dùng không phải vì tử thi mà vì phòng chống Covid-19


Nơi thay y phục


Xác được ướp lúc chết giờ được mũ mới, đồng hồ mới và kiếng mắt.
















 

guest11

Rìu Chiến Chấm
BLM và Jacob Blake
Trong mùa dịch vừa qua có nhiều bạo loạn trong các cuộc biểu tình BLM tại những thành phố/tiểu bang do đảng Dân Chủ cầm quyền Portland, Minneapolis, Seattle, New York City, Chicago… gây nhiều thiệt hại lớn lao. Các nhà cầm quyền này có thể vì bất tài, hoặc cố tình dung dưỡng sự bạo loạn để triệt hạ TT Trump trong mùa bầu cử sắp tới, hoặc cả hai. Bạo loạn giờ đây lan tới một thành phố nhỏ, Kenosha, tiểu bang Wisconsin, với 100.000 dân khi Jacob Blake, một người da đen bị cảnh sát bắn 8 viên đạn vào người. Sáng Chúa Nhật, cảnh sát được gọi đến dàn xếp một cuộc cãi vả tại một khu dân cư. Cảnh sát muốn bắt giữ Jacob Blake, nhưng Jacob Blake kháng cự và đi vào xe có 3 người con còn non dại. Cảnh sát đã bắn 8 viên đạn vào Jacob Blake và gây trọng thương cho nạn nhân.
Ngay đêm hôm đó BLM đã xuống đường bạo loạn, đốt nhà, phá cửa tiệm, ăn cắp đồ gây thiệt hại lớn cho thành phố. Trong các cuộc biểu tình bạo loạn, đa số những người tham gia thuộc thành phần trẻ, da trắng. Những người bạo loạn biết rõ chính quyền địa phương ủng hộ hoặc sợ hãi họ cộng thêm việc cắt giảm ngân sách và nhân viên cảnh sát, nên họ cố tình khiêu khích cảnh sát, đốt phá, tạo xung đột lớn giữa họ và cảnh sát.

Cuộc bạo loạn tại Kenosha, nơi một người da đen bị cảnh sát bắn chết, bước sang ngày thứ ba. Sở cảnh sát và một số nhà phân tích thời cuộc cho rằng các cuộc bạo loạn đều có sắp sẵn và có hệ thống. Chiến thuật bạo loạn của BLM đều giống nhau tại các nơi bạo loạn. Họ cho rằng cuộc bạo loạn tại Kenosha là do tổ chức biểu tình bạo loạn từ Chicago mang vào vì Chicago không xa Kenosha, một tiếng rưỡi lái xe. Dân địa phương và nhiều cửa tiệm lo ngại và không tin tưởng chính quyền địa phương có thể bảo vệ họ hữu hiệu, nên đã tự trang bị súng hoặc thuê nhân viên bảo an để tự vệ. Trong cuộc biểu tình đêm thứ ba có cuộc nổ súng giữa người bạo loạn BLM và dân địa phương. Kết quả 2 người tử vong và 1 người bị thương.

Trước đó gia đình nạn nhân bị cảnh sát bắn, đã có cuộc họp báo. Trong cuộc họp báo, mẹ nạn nhân chỉ trích (một cách nhẹ nhàng) các nhà chính trị, cầm quyền nhân viên chính phủ vì sự chia rẽ đã gây nên việc trọng thương của con bà. Bà khẩn khoản yêu cầu họ hãy tự xét từ trong trái tim về sự chia rẽ do màu da, chính kiến khác biệt. Bà cho rằng sự khác biệt màu da của nhân loại là do ý muốn của Thượng Đế. Ngài không tạo dựng chỉ một loài hoa, mà đủ loại muôn màu. Bây giờ là lúc hàn gắn các vết thương, không phải là lúc gây chia rẽ, bạo loạn. Bà chỉ trính cuộc bạo loạn sau vụ trọng thương của con bà và yêu cầu mọi người ngưng ngay bạo loạn. Đừng lấy tên con để tạo bạo loạn. Nếu có biểu tình, hãy biểu tình trong ôn hòa. Bà nói bà đã thăm con bà và được biết con bà đã bị liệt nửa người phần dưới cơ thể và con bà đã xin lỗi ông bà vì đã gây gánh nặng cho cha mẹ. Bà còn nói bà đã không biết TT Trump đã gọi điện thoại cho bà sau biến cố. Bà xin lỗi TT Trump vì đã không được nói chuyện trực tiếp với TT trump. Bà còn cho biết TT Trump là vị lãnh đạo quốc gia mà bà có sự kính trọng rất nhiều. Bà vẫn luôn cầu nguyện cho con bà, và cũng cầu nguyện cho các nhân viên cảnh sát.

Bạo loạn 2 đêm đầu tại Kenosha

Một nạn nhân bị bắn trong đêm thứ ba giữa cuộc nổ súng của BLM và dân địa phương

Xung đột, nổ súng giữa 2 nhóm












Một người trọng thương




Một người bị bắn nơi tay






BLM bạo loạn trước tòa án


Phá rào trước tòa án












Jacob Blake và một người con


Jacob Blake ngay sau khi bị bắn


Mẹ nạn nhân, Julia Jackson, và cha nạn nhân, và cha nạn nhân Jacob Blake Sr. trong cuộc họp báo. Mẹ nạn nhân yêu cầu mọi người ngưng ngay các cuộc bạo loạn. Bà nói bà vẫn cầu nguyện cho con bà và các nhân viên cảnh sát.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Giới truyền thông và bạo loạn BLM/ANTIFA

Cơ quan truyền thông và truyền hình cực tả lớn của Mỹ và thế giới luôn ủng hộ, cổ võ biểu tình bạo loạn BLM/ANTIFA, và luôn luôn cho các cuộc biểu tình đó là "ôn hòa" nhằm triệt hạ cánh hữu và TT Trump. Trong buổi phát hình tường trình bạo loạn tại Kenosha hôm qua, CNN đã vô tình (thành thật) để hàng chữ tiêu đề:

8PM Curfew Ordered After Violent Protests Over Police Shooting Of Unarmed Black Man In Wisconsin

Violent
: Bạo động, bạo loạn



Nhưng tiêu đề trên chỉ tồn tại 15 giây, vì nhân viên CNN phát hiện chữ Violent trong tiêu đề. Ngay sau đó, chữ đó liền bị xóa.
“8PM Curfew Ordered After Protests Over Police Shooting Of Unarmed Black Man In Wisconsin”


Tuy nhiên, 2 nhân vật cực tả của CNN, Chris Cuomo, em ruột thống đốc tiểu bang New York, và Don Lemon, bắt đầu lo ngại TT Trump sẽ tái đắc cử vì hành vi của CNN do các cuộc thăm dò dư luận cho thấy tỷ lệ đắc cử của ứng cử viên đảng Dân Chủ Joe Biden, mặc dầu đang dẫn đầu, đang xuống dốc, và tỷ lệ của Trump đang lên. Người coi CNN ngạc nhiên khi Don Lemon cho biết đại đa số Mỹ Da Đen không ủng hộ cắt giảm/giải thể cảnh sát, và hầu hết các sắc dân da màu tại Mỹ cần cảnh sát; trong cuộc bạo loạn vừa qua, người tham dự không còn là người biểu tình nữa, mà là những người bạo loạn, đốt phá, ăn cắp.

Christ Cuomo, và Don Lemon của CNN bắt đầu lo ngại về fake news của CNN

 

guest11

Rìu Chiến Chấm
TIẾNG "DẠ" thân thương

Người Viết: Quý Nguyễn
Bài viết thật thú vị, đọc lên cảm thấy vui ngay.


Ngày trước 75 hầu hết ca sĩ hát Tân nhạc bằng giọng Bắc ngoại trừ quái kiệt Trần văn Trạch hát giọng Nam qua bài: Chiều mưa biên giới của Nguyễn văn Đông được ban nhac Pháp Hòa âm :
Chiều mưa biên giới anh đi DỀ đâu?
Sao còn đứng ngóng nơi DANG đầu.
Giọng trầm ấm của quái kiệt Trần văn Trạch nghe mộc mạc rất dễ thương.
Còn nữa : Ban thoại kịch KIM CƯƠNG phát âm toàn giọng Saigon qua tác phẩm Lá sầu riêng được khán giả 3 miền tán thưởng nhiệt liệt.Trong Lá sầu riêng Kim Cương vai cô Diệu nói giọng Sài Gòn, hát giọng Saigon bài Duyên Kiếp do nhạc sĩ Lam Phương viết nhạc nền :
Anh ơi nếu mộng không thành thì sao.
Non cao đất rộng biết đâu mà tìm.
Ngày nay, sau 45 năm Bắc Nam thống nhất tìm lại giọng Saigon xưa e rất khó.


TIẾNG "DẠ" thân thương
Nghe tiếng "Dạ" sao mà thương đến lạ. Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.
Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói:
''Mày ăn cơm chưa con ?
- Dạ, chưa!"
"Mới dìa/dzề hả nhóc?
- Dạ, con mới!"…
Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ.....dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẵng hay...
Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói:
"Từ bữa đó đến bữa nay", còn người Sài Gòn thì nói: "Hổm rày", "dạo này"…
Người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ "ghê" phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng.
Tiếng "ghê" đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là "nhiều" là "lắm". Nói ''Nhỏ đó xinh ghê!", nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy. Lại so sánh từ "hổm nay" với "hổm rày" hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ "hổm rày, miết…" là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất miền Nam chung mà.
Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem… "Nhỏ đó dễ thương ghê!", "Nhỏ đó ngoan!"… Tiếng "nhỏ" mang ý nghĩa như tiếng "cái" của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi "nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên" thì cũng như "cái Thuý, cái Uyên, cái Lý" của người Hà Nội thôi.
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu "Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!" Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm.
Một người lớn hơn gọi:
"Ê, nhóc lại nói nghe!"
Hay gọi người bán hàng rong:
"Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!"…
"Ê" là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người SàiGòn.
Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường quên mất từ "bán", chỉ nói là:
"Cho chén chè, cho tô phở"…
"Cho" ở đây là mua đó nghen.
Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này:
"Lấy cái tay ra coi!"
"Ngon làm thử coi!"
"Cho miếng coi!"
"Nói nghe coi!"…
"Làm thử" thì còn "coi" được, chứ "nói" thì làm sao mà "coi" cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ "coi", cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.
Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi:
"Mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?"
– Mà "dzậy ta" cũng là một thứ "tiếng địa phương" của người Sài Gòn à.
Người Sài Gòn có thói quen hay nói:
"Sao kỳ dzậy ta?"
"Sao rồi ta?"
"Được hông ta?"…
Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà...hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.
Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… "bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!"
Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang "màu sắc" riêng.
Người Sài Gòn có cái kiểu gọi "Mày" xưng "Tao" rất "ngọt". Một vài lần gặp nhau, nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.
Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi.
Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó... tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.
Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy "tụi nhỏ" sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng "con" ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện.
Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì:
“Dì ơi dì...cho con hỏi chút.....!" -
Còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi.
Những tiếng mợ, thím, cậu,..... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím.
Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng "con" chứ không phải "cháu cháu" như một số vùng khác.
Cái tiếng "con" cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền. Nói tiếp chuyện xưng hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :
Ông đó = Ổng
Bà đó = Bả
Dì đó = Dỉ
Anh đó = Ảnh
Chị đó = Chỉ
Cô đó = Cổ
Còn nữa:
Ở bên đó = Ở bển
Ở trong đó = Ở trỏng
Ở ngoài đó = Ở ngoải
Hôm đó = Hổm.
Nói chung, khi cần lược bỏ chữ "đó", người ta chuyển thanh ngang hoặc thanh huyền thành thanh hỏi. Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh dzậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất miền Nam - Sài Gòn á nghen. Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm... Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào.
Thành ra có cách gọi: Chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng... Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được....giản lược mất luôn, trở thành:
"Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út ?"... Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai... em nói nghe nè!".
Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi... rối. Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc trưng của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Kinh Thành, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước miền Nam, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái "chất Sài Gòn" chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn.
Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng "Dạ!" cùng những tiếng "hen, nghen" lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương...
Người Viết: Quý Nguyễn
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Clip cảnh bắn nhau tại biểu tình BLM/ANTIFA đêm thứ ba

BLM tấn công người cầm súng ngã dưới đường, bị bắn. Giống như trong phim cao bồi Viễn Tây.

Tự vệ hay cố sát?


Cảnh sát đã bắt giữ người bắn và sẽ truy tố với tội sát nhân.
TT Trump sẽ gửi vệ binh quốc gia đến Kenosha để trị an.

Bị tấn công




Bắn trả










Người bắn là một thanh niên địa phương, 17 tuổi, chống biểu tình bạo loạn BLM, ủng hộ cảnh sát. Sau khi bắn, người thanh niên đã dơ 2 tay, tiến đến xe cảnh sát tự nộp.
 
Sửa lần cuối: