Covid-19 và khẩu trang
Sau khi lắng đọng, Covid-19 lại bắt đầu tại một số nơi trên thế giới. Một số nơi lại ban hành luật bắt đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, một số ít nơi khác không ban hành luật bắt đeo khẩu trang như Hòa Lan, Thụy Điển, và một sô ít tiểu bang tại Mỹ. Những nơi không bắt đeo khẩu trang viện lẽ chưa có một chứng cớ, nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng xác thực nào chứng minh sự hữu hiệu của việc đeo khẩu trang… Do đó việc bắt đeo khẩu trang tại một số ít nơi vẫn còn đang trong vòng tranh cãi.
Tiểu bang Kansas ban hành luật bắt đeo khẩu trang, nhưng có một số quận không tuân theo. Trưởng bộ Y Tế Tiểu bang muốn chứng minh việc đeo khẩu trang rất hữu hiệu trong việc phòng chống Covid-19 bằng cách đưa thống kê (biểu đồ) so sánh những quận có luật bắt đeo khẩu trang và những quận không tuân theo luật. Luật bắt đeo khẩu trang được
áp dụng từ ngày 3 tháng 7
Sau khi post lên trang web và trong cuộc họp báo,
bác sĩ Norman, trưởng phòng Y Tế nói những quận tuân theo luật bắt đeo khẩu trang của thống đốc tiểu bang, trong cuộc thí nghiệm khoa học đã "chiến thắng trong cuộc chiến" dựa theo biểu đồ so sánh dưới đây.
Biểu đồ so sánh ca nhiễm Covid-19 bình quân mỗi 7 ngày/100000 người giữa các quận có luật bắt đeo khẩu trang và các quận không có luật bắt đeo khẩu trang.
Trục x: ngày tháng
Trục y: ca nhiễm
Màu xanh:
Không đeo khẩu trang.
Màu cam: Đeo khẩu trang
Thoạt nhìn biểu đồ, người đọc có ấn tượng các quận có luật bắt đeo khẩu trang có số ca nhiễm mới giảm rất nhiều so với các quận không tuân theo luật.
Tuy nhiên có một vấn đề lớn trong biểu đồ mà chỉ cần học sinh trung học cấp 2 có thể nhìn thấy:
Có 2 trục y. Trục y bên trái dành cho quận bắt đeo khẩu trang, trục y bên phải dành cho quận không tuân theo khẩu trang. Tỷ lệ trục y của màu cam
từ 15 đến 25, trong khi tỷ lệ trục y của màu xanh
từ 4 đến 14, dễ lừa dối người đọc biểu đồ.
Nếu vẽ lại biểu đồ chỉ có một trục y cho cả hai. Biểu đồ mới phản ảnh đúng sự thực của dữ liệu so sánh
Ngoài vấn đề lớn trên, bộ y tế cố tình chọn ngày tháng trên biểu đồ để che bớt sự gian dối của mình: Không chọn ngày bắt đầu luật bắt đeo khẩu trang. Nếu chọn từ ngày bắt đầu áp dụng đeo khẩu trang,
ngày 3 tháng 7, biểu đồ so sánh sẽ như sau.
Cột đen bên trái: ngày luật được bắt đầu áp dụng
Cột đen bên phải: ngày bộ y tế chọn cho biểu đồ
Khi được hỏi tại sao biểu đồ không bắt đầu từ ngày áp dụng luật đeo khẩu trang,
bác sĩ Norman không trả lời.
Ngoài ra việc thí nghiệm sự hữu hiệu hay không của việc đeo khẩu trang không đơn giản như bộ y tế tiểu bang nghĩ.
Có nhiều biến số, yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến cuộc thí nghiệm, không thuần túy chỉ là đeo hay không đeo khẩu trang.
Hai yếu tố (biến số) lớn khác ảnh hưởng đến cuộc thí nghiệm:
- Mật độ dân số của vùng thí nghiệm: dân thưa, truyền nhiễm ít; dân đông truyền nhuyễn nhanh, nhiều,
- Ca nhiễm ngày bắt đầu làm thí nghiệm: ca nhiễm ít, truyền nhiễm ít, chậm; ca nhiễm nhiều, truyền nhiễm nhiều và nhanh.
Bộ y tế tiểu bang bị chỉ trích từ nhiều giới, không hẳn là luật bắt đeo khẩu trang, mà là
sự thiếu minh bạch, có tính cách gian dối để biện hộ cho luật.
KDHE Secretary Lee Norman doctored a COVID case chart to make it appear counties with mask mandates have fewer cases, but that's not true.
sentinelksmo.org
It’s no secret that the Kansas City Star editorial and news pages promote liberal policies and the candidates who espouse them while attacking conservative candidates and policy. But their editorial pushing a false scientific ‘experiment’ on the efficacy of mask mandates in defense of Democrat...
kansaspolicy.org